Giáo án Tiết : 92 luyện tập lập luận chứng minh

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

· Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.

2- Kỉ năng :

· Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về vấn đề xã hội quen thuộc.

3- Thái độ :

̣Lich sự trong giao tiếp .

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.

o Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.

Bảng phụ.

2. Học sinh:

v Học tốt bài cũ.

v Đọc bài “Cách làm bài văn lập luận chứng minh”– soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết : 92 luyện tập lập luận chứng minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 31/01/08 Tiết : 92 LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. 2- Kỉ năng : Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn lập luận chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về vấn đề xã hội quen thuộc. 3- Thái độ : = ̣Lich sự trong giao tiếp . II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: v Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. v Bảng phụ. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc bài “Cách làm bài văn lập luận chứng minh”– soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) H1: Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh? + 4 bước: + Tìm hiểu đề, tìm ý. + Lập dàn ý. + Viết bài. + Đọc lại và sửa chữa. H2 : Nêu dàn bài của bài văn chứng minh? * Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh. * Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn. * Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1 phút) Tiết học vừa rồi chúng ta tìm hiểu các bước làm bài văn lập luận chứng minh và yêu cầu về dàn bài của nó. Cụ thể việc vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 9’ 8’ 19’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tìm ý. * GV gọi HS đọc đề bài. H1: Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? H2: Em hiểu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?(nghĩa đen) H3: Yêu cầu lập luận chứng minh ở nay đòi hỏi phải làm gì? H4: Nếu là người cần được chứng minh thì em có đòi hỏi phải diễn giải rõ hơn ý nghĩa của 2 câu tục ngữ đó không? Vì sao? H5: Em hãy diễn giải ý nghĩa của 2 câu tục ngữ đó như thế nào? H6: Chọn một số dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể? H7: Ngoài nội dung đã nêu ở điểm c (SGK), em có thể bổ sung những biểu hiện nào khác? Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS lập dàn bài GV cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời – cử đại diện nhận xét – sửa chữa – bổ sung. H8: Lập dàn ý cho bài văn lập luận theo đề? H9: Nếu làm bài nên nêu các biểu hiện của đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” theo trình tự nào? Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS thực hành viết bài. GV cho HS lần lượt viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài. Lần lượt gọi HS đọc bài viết của mình. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa, bổ sung. HS đọc. TL: Lòng biết ơn những người đã tạo ra những thành quả để mình được hưởng – một đạo lí sống đẹp của dân tộc Việt Nam. TL: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: có được quả ngon ngọt chúng ta ăn, ta phải nhớ ơn người đã trồng và chăm sóc để nó đơm hoa, kết trái, cho hoa thơm, quả ngọt.“Uống nước nhớ nguồn”: Có được nguồn nước ta uống phải biết nó xuất phát từ đâu. TL: Lập luận chứng minh là đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để cho người đọc hoặc người nghe thấy rõ điều được nêu ở đề bài là đúng đắn, là có thật. TL: Ta cần phải diễn giải câu tục ngữ vì có diễn giải thì người đọc mới hiểu ý chúng ta muốn nói qua câu tục ngữ đó là gì. TL: Là ngưpời hưởng thụ thành quả, công sức của người khác thì phải kính trong và biết ơn họ. Trong thực tế cuộc sống, đạo lí này được nhân dân ghi nhớ và thực hiện. TL: Ngày cúng giỗ ông bà, cha mẹ. Ngày giỗ tổ Hùng Vương của dân tộc ta. Ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam,….. TL: Nhớ ơn người bạn đã giúp đỡ minh học tập tiến bộ, …. GV cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời. TL: * Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của đạo đức, phẩm chất, truyền thống ttốt đẹp trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là chân lí. * Thân bài: - Luận cứ: + Thế nào là “Ăn quả …”, thế nào là “Uống nước …”? + Nhớ ơn là một đạo lí làm người, một chân lí của nhân loại. - Luận cứ: + Biểu hiện: như trên. + Dẫn chứng bằng văn thơ: Ăn bát cơm dẻo,… Cáo chết ba năm … Ơn ai một chút … * Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện những phẩm chất, những đức tính tốt đẹp theo truyền thống đó. TL: Sắp xếp theo trình tự thời gian: luôn biết ơn những người đã cho mình. Từ xưa dân tộc ta luôn nhớ tới cội nguồn, hưởng những thành quả, niềm hạnh phúc, sự vui sướng trong cuộc sống. Đến nay, đạo lí ấy vẫn được dân tộc ta phát huy. HS thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu mở bài – thân bài – kết bài. HS đọc bài viết. Các cá nhận xét – sửa chữa và bổ sung. I/ Tìm hiểu đề – tìm ý: II/ Lập dàn bài: III/ Thực hành viết đoạn văn: 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2 phút) Học tốt bài cũ. Viết một bài văn hoàn chỉnh theo đề trên. Xem lại các khâu làm bài văn nghị luận để tuần sau viết bài 2 tiết. Đọc và soạn bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docV7-T92.doc