Bài giảng Tiết 50- Tập làm văn: cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Nội dung bài ca dao diễn tả nỗi buồn nhớ thương ,trông ngóng người yêu và khẳng định tấm lòng chung thuỷ với người yêu của một người.

 

Lời trong bài ca dao có thể là một chàng trai nhưng cũng có thể là lời của một cô gái nhớ đến người yêu.

 

ppt13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 50- Tập làm văn: cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Tiết 50 - Tập làm văn Bài ca dao làm theo thể lục bát các em đã được tìm hiểu trong bài ca dao, dân ca. Nội dung bài ca dao diễn tả nỗi buồn nhớ thương ,trông ngóng người yêu và khẳng định tấm lòng chung thuỷ với người yêu của một người. Lời trong bài ca dao có thể là một chàng trai nhưng cũng có thể là lời của một cô gái nhớ đến người yêu. 4 đoạn : mỗi đoạn nói về hai câu ca dao. - Đoạn1 : Từ đầu - cố hương - Đoạn 2 : Tiếp - gọi nhện - Đoạn 3 : Tiếp - vô cùng - Đoạn 4 : Còn lại. - Tưởng tượng : Bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng,quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ. - Liên tưởng : … một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương. - Hồi tưởng : Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ… - Tưởng tượng : Tiếng gió khuya … đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện. Yếu tố suy ngẫm, tưởng tượng - Suy ngẫm : Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà ? A ! Sông Ngân! Sông Ngân ! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu … Vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng. - Lại con sông Tào Khê này nữa ! Hơn bốn mươi năm sau đấy tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. 12 6 9 3 11 10 8 7 5 4 2 1 Qua phân tích em thấy tác giả phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao bằng cách nào ? Tác giả phát biểu cảm nghĩ bằng cách : Tưởng tượng, hồi tưởng, liên tưởng và suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của bài ca dao gợi lên. Lưu ý Cảm nghĩ về tác phẩm tất nhiên bắt nguồn từ tác phẩm và sự suy nghĩ cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm những cảm nghĩ ấy có thể như sau: - Cảm xúc về cảnh về người trong tác phẩm. - Cảm xúc về tâm hồn con người trong tác phẩm. - Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm. - Cảm xúc về tư tưởng trong tác phẩm. Các yêu cầu làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học : - Đọc kĩ tác phẩm để hình thành cảm xúc từ những chi tiết, hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc nhất. - Từ cảm xúc ấy, có thể phát huy trí tưởng tượng ,liên tưởng, hồi tưởng và rút ra những suy nghĩ về ý nghĩa tác phẩm. Để phát biểu cảm xúc được một bài văn biểu Cảm về tác phẩm văn học ta phải làm như thế nào ? II-LUYỆN TẬP: 1.Bài tập 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ CẢNH KHUYA Dàn bài * Mở bài : Giới thiệu tác phẩm,hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm. * Thân bài : Cảm xúc của người viết bắt nguồn từ cái gì? Từ một so sánh mới mẻ hấp dẫn (câu 1). + Âm thanh tiếng suối trong rừng Việt Bắc như tiếng hát xa vọng lại. Từ những hình ảnh quấn quýt sinh động (câu 2). + Vẻ đẹp lung linh,huyền ảo của canh trăng rừng Việt Bắc. Từ sự hài hòa giữa cảnh và người (câu3). + Hồ Chí Minh thốt lên rung động trước cảnh vật. Chưa ngủ vì còn lo nước nhà,cảm xúc bất ngờ cảm động từ tâm hồn cao cả của BÁC HỒ (câu 4). * Kết bài : Ấn tượng chung về bài thơ. Trình bày dàn ý về bài thơ CẢNH KHUYA ? 2. Bài tập 2 : Lập dàn ý bài NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ * Mở bài : - Giới thiệu TP và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. * Thân bài : - Cảm xúc chủ đạo: nỗi ngạc nhiên ,buồn, cô đơn của nhà thơ sau bao nhiêu năm xa cách nay trở về quê hương. Đồng cảm với tình yêu quê hương được biêủ hiện trong hoàn cảnh đặc biệt xa lạ ngay giữa quê hương * Kết bài : - Ấn tượng chung về TP. Hướng dẫn học sinh hoc bài và làm bài ở nhà. - Viết hoàn chỉnh bài : “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. - Soạn : Tiếng gà trưa - Chuẩn bị bài luyện nói :phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. Thân bài : Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm. Bố cục bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học * *

File đính kèm:

  • pptT 50 L7cach lam bai van bieu cam ve tac pham van hoc_2.ppt
Giáo án liên quan