Bài giảng Tiết 37 – Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ ) Lý Bạch

I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm:

1/ Tác giả:

Lý Bạch (701 – 762)-thi tiên là nhà thơ đời Đường nổi tiếng nhất.

2/ Tác phẩm:

- Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

+ Số câu: 4, mỗi câu 5 tiếng.

cả bài 20 tiếng.

+ Vần thơ: Câu 2 với câu 4.(chân –bằng: ương).

+ Nhịp thơ: 2/ 3(phổ biến)

- Bố cục:

+ 2 câu đầu: cảnh ngắm trăng.

+ 2 câu cuối:Tình cảm nhớ quê hương.

- Phương thức thể hiện: Biểu cảm.

 

ppt7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 37 – Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ ) Lý Bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1/ Đọc thuộc lòng và diễn cảm bai thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”? Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Lý Bạch? 2/ Hãy so sánh câu thứ 2 trong phiên âm và trong bản dịch thơ và cho biết bản dịch thơ đã không dịch được chữ nào của nguyên tác? Sự mất mát ấy có phương hại gì đến cảm xúc và cảm nhận của người đọc? Yêu cầu trả lời: 1/ Đọc thuộc, diễn cảm: Lý Bạch: (701 – 762) – thi tiên là nhà thơ đời Đường nổi tiếng nhất. Ông tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích rượu, đi nhiều, làm thơ rất nhanh và rất hay. Thơ ông khi bay bổng, hào hùng, khi ngẫm nghĩ, trầm tư. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ tự nhiên điêu luyện. Ông có nhiều bài thơ hay và rất hay về thiên nhiên, tình yêu, tình bạn, thơ, rượu... 2/ Câu thứ 2 tả cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tuôn trào, đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành dải lụa trắng yên lặng và bất động được treo giữa khoảng vách núi và dòng sông. - Chữ “ quải” (treo) đã biến cái động thành cái tĩnh. Nhìn từ xa, thấy đỉnh núi khói tía mịt mù, chân núi dòng sông tuôn chảy. khoảng giữa là thác nước treo lơ lửng cao như dải lụa. Quả là bức tranh lụa tráng lệ. - ở bản dịch thơ, vì chữ” quải” (treo) không dịch được nên ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra thành mờ nhạt và hình ảnh liên tưởng ảo giác về dải Ngân Hà tuột khỏi mây ở câu cuối trở nên thiếu cơ sở. Tiết37 – Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ ) Lý Bạch I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm: 1/ Tác giả: Lý Bạch (701 – 762)-thi tiên là nhà thơ đời Đường nổi tiếng nhất. 2/ Tác phẩm: - Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. + Số câu: 4, mỗi câu 5 tiếng.  cả bài 20 tiếng. + Vần thơ: Câu 2 với câu 4.(chân –bằng: ương). + Nhịp thơ: 2/ 3(phổ biến) - Bố cục: + 2 câu đầu: cảnh ngắm trăng. + 2 câu cuối:Tình cảm nhớ quê hương. - Phương thức thể hiện: Biểu cảm. Tĩnh Dạ Tứ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tác giả: Lý Bạch I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm: II/ Phân tích: 1/ Hai câu đầu: Sàng tiền minh nguyệt quang ( Đầu giường ánh trăng rọi ) Nghi thị địa thượng sương. ( Ngỡ mặt đất phủ sương) ) - vị trí miêu tả: trên giường. - Cảnh trăng: sáng , đẹp dịu êm, mơ màng yên tĩnh. - Tâm trạng: + nghi thị: ngỡ là --> trằn trọc, không ngủ, mơ màng (liên tưởng tự nhiên, hợp lý). --> Vừa tả cảnh vừa tả tình (biểu cảm trực tiếp) 2/ Hai câu thơ cuối: Cử đầu vọng minh nguỵệt ( Ngẩng đầu nhìn trăng sáng ) Đê đầu tư cố hương. ( Cúi đầu nhớ cố hương ) - Nghệ thuật: + Dùng động từ, từ trái nghĩa, đối : cử đầu > suy ngẫm về quê huơng  tình yêu quê hương sâu nặng.  Biểu cảm trực tiếp và gián tiếp. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tác giả: Lý Bạch I/ Giới thiệu tác giả - tác phẩm: II/ Phân tích: III/ Tổng kết – Ghi nhớ: 1/ Nghệ thuật: - Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, giản dị ( viết theo lối cổ thể) - Mang đậm phong vị dân ca. - Ngôn ngữ tự nhiên điêu luyện. - Nghệ thuật đối. dùng động từ trái nghĩa. - Kết hợp tả cảnh với tả tình , phương thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp. 2/ Nội dung: Mối tình quê đằm thắm sâu nặng, da diết. 3/ Ghi nhớ: ( Sgk ) IV/ Luyện tập: Nhận xét 2 câu thơ: Đêm thu trăng sáng như sương Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà. theo yêu cầu của SGK -125. End

File đính kèm:

  • ppt38.Tiet37.Vb.Cam nghi trong dem thanh tinh. Long.ppt