1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
b. Kỹ năng.
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
c. Thái độ
- Yêu thương, đồng cảm với người lao động cùng khổ, căm ghét cái ác.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài ở nhà, soạn bài theo yêu cầu SGK.
3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (Không)
*Giới thiệu bài mới: (1’) Trong kho tàng văn học hiện thực Việt Nam từ 30 - 45 có nhiều tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam và chế độ xã hội đương thời, song tiêu biểu nhất phải kể đến Tắt đèn của Ngô Tất Tố với nhân vật chị Dậu nổi tiếng đã được đưa lên màn ảnh.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 9 văn bản tức nước vỡ bờ (trích "tắt đèn" - Ngô Tất Tố), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01. 9 . 2013 Ngày giảng: 04. 9. 2013 Dạy lớp 8A
Ngày giảng: 05. 9. 2013 Dạy lớp 8E
Tiết 9
Văn bản
TỨC NƯỚC VỠ BỜ
(Trích "Tắt đèn" - Ngô Tất Tố)
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Giá trị hiện thực và nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm Tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
b. Kỹ năng.
- Tóm tắt văn bản truyện.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
c. Thái độ
- Yêu thương, đồng cảm với người lao động cùng khổ, căm ghét cái ác.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài ở nhà, soạn bài theo yêu cầu SGK.
3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (Không)
*Giới thiệu bài mới: (1’) Trong kho tàng văn học hiện thực Việt Nam từ 30 - 45 có nhiều tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam và chế độ xã hội đương thời, song tiêu biểu nhất phải kể đến Tắt đèn của Ngô Tất Tố với nhân vật chị Dậu nổi tiếng đã được đưa lên màn ảnh.
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của Gv
tg
Hoạt động của Hs
?TB
GV
?TB
GV
?TB
GV
?Kh
GV
?K
?TB
?K
?TB
?TB
?Kh
?Kh
?TB
?K
GV
?Kh
GV
?TB
?TB
?Kh
?Kh
GV
?TB
?Kh
GV
?TB
GV
?TB
?Kh
?TB
GV
?Kh
?Kh
GV
?Kh
GV
?Kh
GV
?K
Dựa vào phần chú thích SGK – 31 Em hãy trình bày đôi nét về tác giả Ngô Tất Tố?
Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng tháng 8/1945. Có thể coi Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân, gần như chuyên viết về nông thôn và đặc biệt thành công ở đề tài này.
Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Tắt đèn ?
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố và là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng.
Nêu vị trí của đoạn trích ?
GV tóm tắt phần trước của tác phẩm.
Đoạn trích cần được đọc như thế nào cho phù hợp với giọng nhân vật?
- Đọc làm rõ kết cấu truyện hồi hộp, căng thẳng ở đoạn đầu, bi hài, sảng khoái ở đoạn cuối chuyển ý thể hiện sự tương phản, đối lập giữa các nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại của họ.
Gv cho học sinh đọc phân vai
Tóm tắt nội dung đoạn trích ?
Giải nghĩa từ Sưu,Tay thước, xái ?
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung chủ yếu của mỗi phần là gì ?
Cai lệ là chức danh gì ? Tên cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì ?
Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ của nhân vật này được miêu tả như thế nào ?
Cách sử dụng từ ngữ ở đây có gì đáng chú ý?
Qua ngôn ngữ, hành động của cai lệ em có nhận xét gì về ngôn ngữ, hành động của cai lệ ?
Những điều đó chứng tỏ cai lệ là người như thế nào ?
Tại sao một tên tay sai mạt hạng lại dám có những hành động, lời nói hống hách tàn bạo như vậy đối với người nông dân ?
- Cai lệ bỏ ngoài tai lời van xin thảm thiết của chị Dậu, tiếng kêu khóc như ri của 2 đứa trẻ chẳng làm hắn mảy may động lòng. Tình cảnh thê thảm lề bề lệt bệt đến ngất sửu của anh Dậu hắn cũng chẳng coi vào đâu. Hắn như 1 công cụ bằng sắt vô tri vô giác chỉ có 1 mục đích duy nhất phải thực hiện bằng được bất kì giá nào: bắt trói anh Dậu giải ra đình theo lệnh quan.
Qua đó em hiểu thêm gì về xã hội thực dân phong kiến đương thời ?
Trong bộ máy thống trị XH cũ, cai lệ là 1 gã tay sai mạt hạng nhưng lại có ý nghĩa biểu tượng riêng: hung dữ sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho “ nhà nước” nhân danh “phép nước” để hành động-- >là hiện thân đầy đủ nhất, rõ rệt nhất của cái “nhà nước” bất nhân lúc bấy giờ.
Khi bọn tay sai xông vào nhà, tình thế của chị Dậu như thế nào ?
Trước tình thế đó, chị Dậu làm như thế nào (tìm những chi tiết miêu tả hoạt động, lời nói của chị Dậu)?
Em có nhận xét gì về thái độ của chị Dậu ? Thể hiện qua những chi tiết nào?
Sự nhẫn nhục của chị Dậu lúc này có hợp lý không ? Vì sao ?
Nhưng cai lệ và người nhà lý trưởng vẫn không hề động lòng thương xót, cai lệ bịch vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị một cái đánh bốp.
Chị Dậu đã phản ứng như thế nào ?
Em có nhận xét gì về cách xưng hô của chị Dậu ?
- Đã thay đổi, giáo viên gạch chân các từ ngữ xưng hô.
Em thấy thái độ của chị Dậu lúc này như thế nào ?
Chị chẳng những không còn xưng hô cháu ông, mà cũng không phải tôi - ông như kẻ ngang hàng nữa, mà chị xưng bà, gọi tên cai lệ là mày -> cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ nông dân, thể hiện sự căm giận cao độ, đồng thời cho thấy tư thế đứng trên đầu thù, sẵn sàng đè bẹp đối phương. Với tên cai lệ không còn một chút lương tâm, lương tri nào để hiểu lý nữa, chị quyết ra tay đấu lực với hắn.
Tìm những chi tiết miêu tả hoạt động của chị Dậu ?
Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả ? Tác dụng ?
Kết quả cuộc đụng độ như thế nào ?
.
Chị Dậu nhanh chóng biến 2 tên tay sai hung hãn vũ khí đầy mình thành những kẻ thảm bại xấu xí, tơi tả. Lúc mới xông vào chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu. Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị "làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn thảm". Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi thấy cái ác bị chặn đứng, kẻ gây ác bị trừng trị.
Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng khi quật ngã 2 tên tay sai như vậy ?
Em cảm nhận như thế nào về con người của chị Dậu ?
Khi nghe anh Dậu can, chị Dậu càng phẫn uất, chị nói : Thà ngồi tù …
Câu nói như một tuyên ngôn của người không chịu sống quỳ, không chịu cúi đầu để cho kẻ ác chà đạp.
Hoạt động của chị Dậu tuy là bột phát và về căn bản chưa giải quyết được gì, chị vẫn bế tắc nhưng có thể tin rằng khi có ánh sáng cách mạng rọi tới, chị sẽ là người đi đầu trong cuộc đấu tranh.
Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
- Ngòi bút khắc hoạ tính cách nhân vật rõ nét, cách miêu tả linh hoạt, sống động, ngôn ngữ kể chuyện của tác giả, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật rất đặc sắc.
Nêu nội dung chính của văn bản?
Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
Em hiểu như thế nào về nhan đề "Tức nước vỡ bờ" đặt cho đoạn trích ?
15’
18’
5’
3’
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
- Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là nhà văn xuất sắc của trào lưu hiện thực trước cách mạng; là người am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật, sáng tác.
- "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu, nổi tiếng viết về đề tài nông dân của Ngô Tất Tố.
- Đoạn trích thuộc chương 18 của tác phẩm.
2. Đọc, tóm tắt
H- Nhân vật Cai lệ: Giọng hống hách, quát to.
Chị Dậu: Lúc đầu nhẹ nhàng van lơn sau đó cương quyết. Với chồng thì tình cảm.
Anh Dậu: giọng yếu ớt
Hs đọc- nhận xét
H- Khi anh Dậu tỉnh lại, chị Dậu vay gạo nấu cháo cho chồng. Anh Dậu vừa đưa bát cháo lên miệng thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập đến chúng đòi bắt trói anh Dậu giải ra đình. Chị Dậu hết lời van xin tha thiết nhưng bọn chúng không nghe còn đánh chị. Đường cùng, chị Dậu tức giận cãi lý với chúng không được, chị xông vào đánh 2 tên người nhà lý trưởng và cai lệ một trận nhớ đời.
3. Giải nghĩa từ.
Hs dựa vào chú thích SGK – 32 trả lời
4. Bố cục.
- P1: (Đến "ngon miệng không") cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu.
- P2: (còn lại) cuộc đối mặt với cai lệ, người nhà lý trưởng, chị Dậu vùng lên cự lại.
II. Phân tích
1. Hình ảnh tên cai lệ
H - Là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ, là viên chỉ huy cấp thấp nhất trong quân đội của chế độ phong kiến đương thời. Là tay sai đắc lực, chuyên chóc nã người dân nộp sưu thuế.
H - Hành động:
Sầm sập tiến vào … roi song tay thước và dây thừng.
… gõ đầu roi… thét.
… trợn ngược 2 mắt … đùng đùng.
… bịch vào ngực chị Dậu
… rấn … trói
… tát vào mặt chị Dậu
- Ngôn ngữ: Thét, quát, hầm hè.
H- Sử dụng những động từ mạnh, có tác dụng khắc hoạ tính cách nhân vật.
H- Hành động thô bạo, độc ác, ngôn ngữ hống hách.
- Cai lệ là một kẻ lộng hành, tàn bạo, mất nhân tính.
H- Hắn làm việc cho lý trưởng, hắn nhân danh nhà nước.
H- Xã hội bất công, tàn ác với những loại thuế vô lý đè nặng lên đầu người dân khốn khổ. Những tên quan tham tranh nhau ăn như quần ngư tranh thực; những kẻ ăn trên ngồi chốc, ngồi mát ăn bát vàng. Họ chỉ quan tâm đến những nguồn lợi cho mình, bất chấp hoàn cảnh của người dân ra sao.
- Cai lệ đại diện cho giai cấp thống trị, bộc lộc rõ vẻ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.
2. Hình ảnh chị Dậu với tinh thần phản kháng tức nước vỡ bờ
H - Không đủ sưu, chồng ốm, con nhỏ đói khát, trong nhà không còn gì. Tất cả sự sống chết của chồng phụ thuộc vào một vai chị Dậu.
H- Thái độ nhẫn nhục
- … cháu xin … 2 ông … cháu khất
… cháu xin ông … trông lại
… cháu van … ông tha cho…
… run run … thiết tha xin…
H- Có, vì hoàn cảnh lúc đó, vì thói quen nhún nhường, cam chịu của người nông dân.
H…tôi…ông không được phép
…mày … bà… bà cho mày xem
H- Chị Dậu đã tự đặt mình ngang hàng với cai lệ, chị đã nhân danh đạo lý muôn đời "ốm tha già thải" mà cãi lý với chúng, đối mặt trực diện với kẻ thù độc ác. Song lý lẽ cũng không thay đổi được bon chúng và chị vùng dậy quát: mày trói ngay … bà cho mày xem.
H- Căm giận ngùn ngụt
H - Túm cổ… ấn dúi… xô đẩy… ngã chỏng quèo… nắm… giằng co…
H- Những động từ mạnh liên tiếp đã gợi tả cuộc đụng độ quyết liệt, gay cấn… những tính từ miêu tả ngoại hình lẻo khẻo đến nực cười của tên nghiện.
H- Tên tay sai thua chị chàng con mọn, chỉ một lát chị đã khiến chúng ngã lổng chổng và bị đánh bật ra khỏi cửa
H- Sức mạnh của lòng căm hờn, xuất phát từ tình yêu thương chồng con.
- Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
III. Tổng kết, ghi nhớ.
1. Nghệ thuật.
- Tạo tình huống truyện có kịch tính: Tức nước vỡ bờ.
- Kể chuyện miêu tả chân thực, sinh động
2. Nội dung.
- Tố cáo bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
- Ghi nhớ (SGK - 33)
IV. Luyện tập
- Kinh nghiệm dân gian "Tức nước - vỡ bờ" có áp bức - có đấu tranh -> chân lý con đường sống của giai cấp bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
c. Củng cố: (2')
? Em cảm nhận như thế nào về con người của chị Dậu ?
H- Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không yếu đuối mà có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1')
- Tóm tắt đoạn trích( khoảng 10 dòng theo lời kể của chị Dậu)
- Đọc diễn cảm đoạn trích.
- Chuẩn bị bài: Xây dựng đoạn văn trong VB.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiết 9 - Tức nước vỡ bờ.doc