Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Đề văn thuyết minh.

- Yêu cầu khi làm một bài văn thuyết minh.

- Cách quan sát, tích lũy tri thức.

- Vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.

2. Kĩ năng:

- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.

- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng của đối

tượng cần thuyết minh

- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.

3. Thái độ:

Có ý thức trong quá trình tạo lập một văn bản.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn

đề sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập

2. Học sinh:

- Xem lại các bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh

- Học sinh : xem lại các phương pháp thuyết minh, chuẩn bị trước bài theo yêu

cầu.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp:

- Dạy học theo nhóm

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày, kĩ thuật học tập hợp tác

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 51: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019 Ngày dạy: 05/11/2019 Tiết 51 Tập làm văn: ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Đề văn thuyết minh.. - Yêu cầu khi làm một bài văn thuyết minh. - Cách quan sát, tích lũy tri thức. - Vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh. - Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng của đối tượng cần thuyết minh - Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: Có ý thức trong quá trình tạo lập một văn bản. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập 2. Học sinh: - Xem lại các bài văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh - Học sinh : xem lại các phương pháp thuyết minh, chuẩn bị trước bài theo yêu cầu. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp: - Dạy học theo nhóm - Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày, kĩ thuật học tập hợp tác IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Có những phương pháp thuyết minh nào? ? Em hiểu thế nào là phương pháp thuyết minh liệt kê? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Khi gặp đề văn thuyết minh, chúng ta cần tìm hiểu yêu cầu của đề và cách làm bài như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu. Hoạt động của GV HS Nội dung - Hs đọc các đề trong SGK. HĐ nhóm đôi H: Cho biết các đề trên nêu ra điều gì? Hs: Nêu ra đối tượng thuyết minh. H: Đối tượng thuyết minh ở các đề trên là gì? Hs trả lời. Gv ghi bảng động. Gv gợi ý: Các loại đề trên có đối tượng chung là gì? + a: người; + b, c, d, e, g: đồ vật; + h: di tích, thắng cảnh; + i: con vật, + k: hoa tết; + l: món ăn; + m: Ngày lễ; ... H: Em có nhận xét gì về phạm vi, đối tượng của đề văn thuyết minh? H: Vì sao em biết đó là đề văn thuyết minh? Hs: Đề không yêu cầu kể chuyện, miêu tả, biểu cảm mà chỉ yêu cầu giới thiệu, thuyết minh. H: Các đề đó được trình bày, giới thiệu như thế nào? GV: Chốt: Các đề nêu trên được trình bày rất rõ ràng, đều nêu rõ đối tượng thuyết minh là các vấn đề gần gũi, thân quen, gắn bó với đời sống con người. Hs đọc ghi nhớ. HĐ cá nhân H: Em hãy ra đề thuyết minh? - Thuyết minh về cây chuối Việt Nam. - Giới thiệu một món ăn đặc sản của người Thái (cá nướng, thịt trâu sấy...) Gv: Lưu ý có khi đề không có từ ngữ nêu rõ yêu cầu nhưng nó vẫn là đề văn thuyết minh như: chiếc áo dài Việt Nam; Cây tre Việt Nam; I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH 1. Đề văn thuyết minh a. Ví dụ/ sgk trang138 - Phạm vi thuyết minh: rất rộng. - Đối tượng thuyết minh: người, đồ vật, loài vật, di tích.... - Cách trình bày giới thiệu sát đúng thực tế. b. Bài học ý 1: SGK. Gv chuyển ý. Gv: Trước hết muốn làm bài văn thuyết minh cần xác định yêu cầu đề. HĐ nhóm 4 (5p) H: Đề văn trên thuộc thể loại bài văn gì? H: Đối tượng cần thuyết minh ở đây là gì? H: Thuyết minh những vấn đề gì về xe đạp? H: Sau khi xác định được yêu cầu của đề, ta cần phải làm gì? H: Theo em để thuyết minh được chiếc xe đạp cần phải có những hiểu biết gì? Gv: gọi học sinh đọc văn bản trong SGK. Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu văn bản SGK để thấy rõ yêu cầu, phương pháp thuyết minh. HĐ nhóm 4 (5p) H: Hãy chỉ rõ 3 phần trong văn bản? Nội dung từng phần? H: Văn bản này có yếu tố miêu tả không? Tại sao? Hs: Trình bày ý kiến - Không vì nếu là văn miêu tả phải có màu sắc, kiểu dáng của chiếc xe, khi miêu tả luôn có yếu tố cảm xúc: như thích hay không thích, tự hào hay rẻ rúng. - Nếu là văn bản miêu tả thì: Màu sắc, kiểu dáng, vẻ đẹp, ... và các yếu tố cảm xúc. H: Tác giả giới thiệu chung về chiếc xe đạp như thế nào? Bằng phương pháp gì? H: Để giới thiệu về cấu tạo của chiếc xe, người viết dùng phương pháp thuyết minh gì? 2. Cách làm bài văn thuyết minh a. Đề bài: Chiếc xe đạp. * Tìm hiểu đề - Yêu cầu: + Thể loại: Thuyết minh + Đối tượng: Xe đạp. + Nội dung: phạm vi, cấu tạo, tác dụng - Xây dựng bố cục và nội dung. - Hiểu biết về chiếc xe đạp. + Các bộ phận chính của xe + Cấu tạo, chức năng của từng bộ phận + Tác dụng, vị trí của nó trong đời sống. * Bố cục: - MB: Giới thiệu chiếc xe đạp - TB: Trình bày các tri thức về nó. + Cấu tạo + Nguyên tắc, hoạt động: - KB: Vị trí của xe đạp đối với đời sống con người và tương lai. * Phần mở bài: - Giới thiệu chung về xe đạp bằng phương pháp định nghĩa. * Phần thân bài: - Cấu tạo: + Các bộ phận chính: Chuyển động, điều khiển, chuyên chở. - Truyền động: Khung, bàn đạp, trục, ổ bi giữa, dây xích, bánh... - Điều khiển: Ghi đông, phanh. - Chuyên chở: Yên, giá đèo, giỏ đựng đồ + Các bộ phận phụ: Chắn bùn, chắn xích, H: Qua văn bản trên, em hãy cho biết muốn làm văn bản thuyết minh ta cần làm thế nào? H: Bố cục của bài văn thuyết minh? H: Nêu hiểu biết của em về cách làm đề văn thuyết minh? Hs: Trình bày ý kiến Gv khái quát lại. Hs đọc ghi nhớ đèn. -> Phương pháp TM: Phân loại, phân tích; nêu số liệu. - Lợi ích: + Tiện lợi, không ô nhiễm, rèn sức khỏe. -> định nghĩa => Muốn làm văn thuyết minh: + Xác định rõ đối tượng thuyết minh. + Phạm vi tri thức về đối tượng phù hợp, chính xác. + Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp. + Ngôn từ chính xác, dễ hiểu. - Bố cục: 3 phần + Mở bài: GT đối tượng thuyết minh + Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích... của đối tượng. + Kết bài: Bày tỏ thái độ với đối tượng. b. Bài học: 2, 3 SGK. * Hoạt động 3: Luyện tập Hs đọc đề bài trong sách giáo khoa. H: Xác định thể loại của đề văn trên? Hs:Thuyết minh. H: Đối tượng của đề văn thuyết minh trên là gì? H: Theo em thì chiếc nón quê hương em có hình gì? * GV gợi ý hs thực hiện theo gợi ý sau: H: Chiếc nón được làm bằng chất liệu gì? H: Cách làm nón ở địa phương em như thế nào? H: Chiếc nón lá quê hương có tác dụng gì ? H: Ngày nay chiếc nón có ý nghĩa như thế nào đối với con người ngày nay? Gv: Chúng ta sẽ đi lập dàn bài cho đề II. LUYỆN TẬP 1. Đề bài: Chiếc nón lá VN. - Thể loại: Thuyết minh. - Đối tượng: Chiếc nón lá quê hương. - Hình dạng: Hình chóp. - Nguyên liệu: Lá cọ, mo nứa hoặc tre, vành tre hoặc nứa. - Cách làm: Xở lá, là lá, mo ép thẳng, vào vành trên khung, lợp lá. - Tác dụng: cho các bà, các chị, em gái che nắng, che mưa khi đi làm đồng, làm nương; múa nón, quà tặng lưu niệm. - Ý nghĩa: Vẫn còn dùng phổ biến bên cạnh mũ, ô. Là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. * Dàn bài: + Mở bài: Giới thiệu về chiếc nón lá quê hương văn trên H: Phần mở bài em sẽ làm như thế nào? H: Phần thân bài em dự định trình bày những ý nào? Gv gợi ý: H: Theo em thì chiếc nón lá có từ bao giờ? H: Chiếc lá có hình dáng như thế nào? H: Chiếc nón được cấu tạo ra sao? H: Chiếc nón được làm như thế nào? Gv: ở phần này trình bày những tri thức về chiếc nón lá chứ không phải lịêt kê các khâu làm nón. Gv khái quát lại đọc 1 số bài tham khảo + Thân bài: - Nguồn gốc (nguyên nhân có chiếc nón lá) - Hình chóp - Cấu tạo: + Lá nón, mo + Xương nón + Sợi móc (khâu) (cước) - Tác dụng của nón lá quê hương. + Kết bài: Nhận xét cảm nghĩ về nón lá quê hương. * Đọc bài làm tham khảo. * Hoạt động 4: Vận dụng Đọc bài làm tham khảo. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về tác dụng của chiếc nón lá. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển sáng tạo - Tập viết đoạn văn ngắn với lời kêu gọi hãy biết bảo vệ giữ gìn môi trường. - Sưu tầm 1 số bài văn thuyết minh 1 đồ vật. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau: Gv: Khái quát kiến thức + Đề văn thuyết minh. + Cách làm bài văn thuyết minh. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới trong SGK. - Chuẩn bị bài: Luyện nói thuyết minh về đồ dùng. + Lựa chọn một thứ đồ dùng em yêu thích + Lập dàn ý, viết bài + Luyện nói trước ở nhà theo phần đã chuẩn bị.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_51_de_van_thuyet_minh_va_cach_lam.pdf
Giáo án liên quan