1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức.
- Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
b. Kỹ năng
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
c. Thái độ.
- Giáo dục ý thức sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của của học sinh.
- Học bài và làm bài tập ở nhà.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu hỏi: Chủ đề là gì? Lựa chọn ý đúng và đánh dấu x vào ô trống.
Để viết hoặc hiểu 1 văn bản, cần xác định chủ đề. Chủ đề được thể hiện ở:
a. Nhan đề, đề mục của văn bản.
b. Nội dung các phần có quan hệ mạch lạc nhất quán.
c. Các từ ngữ lặp đi lặp lại.
d. Tất cả các ý trên.
- Đáp án, biểu điểm:
+ Chủ đề là đối tượng và sự việc chính mà văn bản biểu đạt (5đ)
+ Chọn ý d.(5đ)
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 8 tập làm văn: bố cục của văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27. 8. 2013 Ngày giảng: 31. 8. 2013 Lớp: 8A
Tiết 8
Tập làm văn:
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức.
- Bố cục của văn bản, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
b. Kỹ năng
- Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc – hiểu văn bản.
c. Thái độ.
- Giáo dục ý thức sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của của học sinh.
- Học bài và làm bài tập ở nhà.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu hỏi: Chủ đề là gì? Lựa chọn ý đúng và đánh dấu x vào ô trống.
Để viết hoặc hiểu 1 văn bản, cần xác định chủ đề. Chủ đề được thể hiện ở:
a. Nhan đề, đề mục của văn bản.
b. Nội dung các phần có quan hệ mạch lạc nhất quán.
c. Các từ ngữ lặp đi lặp lại.
d. Tất cả các ý trên.
Đáp án, biểu điểm:
+ Chủ đề là đối tượng và sự việc chính mà văn bản biểu đạt (5đ)
+ Chọn ý d.(5đ)
* Giới thiệu bài mới (1’) Bố cục của văn bản là gì ? Cần bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của Gv
Tg
Hoạt động của Hs
GV
?TB
?TB
?TB
?TB
GV
?Kh
?TB
?TB
GV
?TB
?TB
?TB
?Kh
?Kh
?Kh
?TB
GV
?TB
?Kh
?TB
?TB
?TB
?KH
?TB
GV
GV
?K
?K
GV
Treo bảng phụ văn bản trên.
Văn bản trên có thể chia làm mấy phần, chỉ rõ ranh giới các phần ?
(GV đánh dấu).
Nhiệm vụ của từng phần là gì ?
Mỗi phần này tương ứng với phần nào trong bài tập làm văn mà các em thường thấy ?
Nội dung 3 phần trên tập trung làm rõ chủ đề gì của văn bản ?
Cách sắp xếp nội dung như trên gọi là bố cục của văn bản.
Thế nào là bố cục của văn bản?
Chủ đề của văn bản trên được thể hiện ở phần nào ? Cụ thể là ở những từ ngữ nào ?
(GV gạch chân).
Phần mở bài có nhiệm vụ gì ?
Vì vậy khi định viết về chủ đề gì, chúng ta cần xác định rõ và nêu ra trong phần mở bài.
Phần thân bài được trình bày bằng mấy đoạn, vì sao ?
Phần thân bài có nhiệm vụ gì ?
Nhiệm vụ của phần kết bài có gì khác ?
Quan hệ của 3 phần MB - TB - KB như thế nào ?
Theo em phần nào là quan trọng nhất, vì sao?
Phần thân bài của văn bản Tôi đi học đã kể về những cảm xúc gì ?
Những cảm xúc này được sắp xếp theo trình tự nào ?
Sắp xếp theo cách này là việc nào diễn ra trước nói trước, việc nào diễn ra sau nói sau.
Chỉ ra diễn biến tâm trạng bé Hồng trong thân bài.?
Nếu muốn tả thác nước các em sẽ tả theo trình tự nào ?
Phần thân bài của văn bản "Người thầy …" nói về vấn đề gì ?
Đó là cách trình bày nội dung theo trình tự nào ?
Có tất cả mấy cách sắp xếp nội dung phần văn bản ?
Vì sao một số bài tập làm văn bị phê là lủng củng, rối ?
Nêu cách sắp xếp phần thân bài của văn bản.
Gọi 1 HS đọc.
Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận.
Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích?
Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng trong văn bản trong lòng mẹ?
Hướng dẫn Hs triển khai các ý
13’
10’
12’
I. Bố cục của văn bản
1. Ví dụ
* Văn bản "Người thầy đạo cao đức trọng".
H- 3 phần
+ Phần 1: Giới thiệu khái quát về CVA.
+ Phần 2: Nói rõ về tài, đức.
+ Phần 3: Tình cảm mọi người dành cho Chu Văn An
H - Mở bài, thân bài, kết bài.
H- Ca ngợi Chu văn An
2. Bài học
- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
H- Phần mở bài
- Phần mở bài: nêu ra chủ đề của văn bản.
H- 2 đoạn vì nó triển khai các khía cạnh khác nhau của chủ đề mà phần mở bài đã nêu.
- Phần thân bài: thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.
- Phần kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
H- Có quan hệ chặt chẽ, liên kết với nhau.
H- Phần thân bài vì nó làm rõ chủ đề của văn bản.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
H- Những cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật tôi.
Trình tự: Những cảm xúc trường khi tới trường, những cảm xúc khi đến trường, những cảm xúc khi bước vào lớp.
H- Đau đớn, uất ức -> căm tức -> sung sướng khi ở trong lòng mẹ.
H- Từ xa -> gần.
- Hoặc theo trình tự thời gian.
H- Tài, đức của CVA.
- Trình tự thời gian.
- Theo sự phát triển của sự việc.
- Theo trình tự không gian.
- Theo mạch suy luận.
- 4 cách.
H- Vì chưa biết sắp xếp nội dung hợp lý, bố cục lỏng lẻo.
- Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo thứ tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết như:
- Trình tự thời gian.
- Theo sự phát triển của sự việc.
- Theo trình tự không gian.
- Theo mạch suy luận.
* Ghi nhớ: SGK - 25
III. Luyện tập
1. Bài tập 1:
H: Thảo luận 3’
a. Theo trình tự không gian: xa -> gần -> gần hơn -> xa dần.
b. Theo trình tự thời gian: chiều -> hoàng hôn - tối.
c. Theo mạch suy luận: truyện HBT -> truyện Phù đổng thiên vương.
Bài tập 2
- Không tin những lời nói xấu của bà cô khi nói về mẹ.
- Nhận ra mẹ từ xa và ôm mẹ khóc nức nở
- Bé Hồng luôn yêu mẹ, bất chấp mọi hủ tục mọi dèm pha nghi kị của moi người
c. Củng cố. (3’)
? Cách sắp xếp nội dung phần thân bài?
- Nội dung phần thân bài thường được trình bày theo thứ tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết như:
- Trình tự thời gian.
- Theo sự phát triển của sự việc.
- Theo trình tự không gian.
- Theo mạch suy luận.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(1’)
- Xây dựng bố cục văn bản trong lòng mẹ
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài Tức nước vỡ bờ.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- Tiết 8- Bố cục của văn bản.doc