Giáo án Tiết 30 văn bản: chiếc lá cuối cùng (tiếp theo)

1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

a. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt chuyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

b. Kỹ năng:

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

c. Thái độ

- Giáo dục sự cảm thông đồng cảm tinh thần nghị lực trong cuộc sống

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

a. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.

b. Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

a. Kiểm tra bài cũ ( 15’)

* Câu hỏi:

Câu 1: (6 điểm)

Trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm văn bản “Chiếc lá cuối cùng”.

Câu 2: (4 điểm)

Vì sao có thể nói: Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 30 văn bản: chiếc lá cuối cùng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:13 /9/2013 Ngày dạy: 16/10/2013 Dạy lớp: 8E Ngày dạy: 17/10/2013 Dạy lớp: 8A Tiết 30 Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Tiếp theo) 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY a. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt chuyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. - Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. b. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm. - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. c. Thái độ - Giáo dục sự cảm thông đồng cảm tinh thần nghị lực trong cuộc sống 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. b. Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ ( 15’) * Câu hỏi: Câu 1: (6 điểm) Trình bày hiểu biết về tác giả, tác phẩm văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. Câu 2: (4 điểm) Vì sao có thể nói: Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ Bơ-men ? * Đáp án – biểu điểm Câu 1: - O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn.Tinh thần nhân đạo được thể hiện một cách cảm động là việc nổi bật trong các tác phẩm của ông. (4đ) - Đoạn trích thuộc phần cuối của truyện "Chiếc lá cuối cùng". (2đ) Câu 2: Vì nó giống như thật, lại vẽ trong hoàn cảnh khó khăn. Nó được đổi bằng sinh mạng người hoạ sĩ, nó được vẽ không chỉ bằng màu vẽ, bút lông, tài năng người nghệ sĩ mà còn bằng tất cả tình thương yêu lo lắng, sự hi sinh quên mình của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi.(4đ) * Giới thiệu bài mới (1’) Từ chiếc lá cuối cùng - kiệt tác của cụ Bơ-men, hai nhân vật nữ hoạ sĩ là Xiu và Giôn-xi cũng góp phần thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm… b. Bài mới Hoạt động của giáo viên Tg Hoạt động của học sinh ?Tb Xiu và Giôn-xi có quan hệ như thế nào ? ?Tb Tình thương yêu của Xiu với Giôn-xi được biểu hiện như thế nào ? ?K Em nhận thấy Xiu đối xử với Giôn-xi như thế nào ? GV: Suốt thời gian Giôn- xi ốm nặng rồi sau đó vượt qua bệnh tật, Xiu luôn ở bên tận tình chăm sóc Giôn-xi. Cô lo sợ khi nhìn vài chiếc lá thường xuân ít ỏi còn bám lại trên tường, cô lo sợ mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi, cô động viên chăm sóc cho Giôn-xi như một người chị ruột. ?K Em thấy tâm trạng của Xiu như thế nào ? GV: Xiu không hề được biết ý định của cụ Bơ-men khi Giôn-xi bảo kéo mành lên Xiu làm theo một cách miễn cưỡng, chán nản, cô cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh và nói những lời não nuột. Xiu ngạc nhiên không ngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành sau cả một đêm mưa gió phũ phàng và tâm trạng nặng nề đeo đẳng Xiu cho tới khi cô biết sự thật. GV: Đối với Xiu thì tâm trạng lo lắng chỉ diễn ra ở lần kéo mành thứ nhất, vì ngày hôm đó chắc cô phải biết chuyện cụ Bơ-men đã làm gì trong đêm mưa tuyết. Còn Giôn-xi chắc cả hai lần bảo kéo mành lên cô đều lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết nếu cô chẳng còn thấy chiếc lá nào nữa. ?Tb Dáng vẻ của Giôn-xi được miêu tả như thế nào ? ?K Đọc "Đó là chiếc lá cuối cùng -> sẽ chết" (87). Em hiểu gì về trạng thái tinh thần của Giôn-xi từ câu nói đó ? GV: Giôn-xi không đáp lại những lời lẽ yêu thương của Xiu, tâm hồn cô đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. ?Tb Chi tiết này cho biết thêm điều gì về tâm trạng Giôn-xi ? ?Tb Sau một đêm mưa gió dữ dội, khi chiếc mành được kéo lên lúc trời vừa hửng sáng, Giôn-xi phát hiện điều gì ? ?K Sau khi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, Giôn-xi đã nghĩ và nói gì? Tại sao vậy ? GV: Giôn-xi đã cảm nhận trong chiếc lá mỏng manh và nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống thật mãnh liệt và bền bỉ, cô nghĩ tới bản thân mình và thấy mình thật tệ. ?K Chi tiết Giôn-xi xin cháo, sữa, đòi gương soi, muốn ngồi dậy đã cho thấy điều gì đổi thay ở Giôn-xi ? ?TB - : Câu nói "Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ" báo hiệu điều gì ? GV: Chiếc lá dù mỏng manh, nhỏ nhoi vẫn là một sự sống. Sự sống dẻo dai, bền bỉ của lá có thể kích thích tình yêu sự sống của con người. ?K Như vậy, nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi ? ?K Nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nó có tác dụng ra sao ? ?K Em hãy nêu nội dung đoạn trích ? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ. ?K Nhìn vào bức tranh trong sgk hãy miêu tả nội dung bức tranh đó bằng lời của em? Giáo viên bổ sung. 5’ 11’ 5’ 3’ II. Phân tích 1. Nhân vật cụ Bơ- men và chiếc lá cuối cùng 2. Tình thương yêu của Xiu - H: Xiu và Giôn-Xi chỉ là hai người họa sĩ nghèo gặp nhau ở với nhau - H:…sợ sệt nhìn cây thường xuân … em thân yêu … hãy nghĩ đến chị … chị sẽ làm gì đây? … bàn tay run rẩy ôm lấy Giôn-xi … * Yêu thương, chăm sóc Giôn-xi ân cần, chu đáo. - H: Nghe –giảng * Tâm trạng nặng nề, tuyệt vọng, lo lắng cho Giôn-xi. 3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi - H: Nghe –giảng - H: Cặp mắt thẫn thờ, giọng nói thều thào … - H: Sức khoẻ yếu ớt, gần như cạn kiệt sức sống. Không còn tin vào sự sống của mình, chờ đợi phút chia tay với cuộc đời. * Giôn-xi chán chường tuyệt vọng buông xuôi số phận - H: Tuyệt vọng. - H: Chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó. - Thấy mình là một con bé hư … - H: Nhu cầu sống đã trở lại với Giôn-xi. * Tình yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật hội hoạ đã trở lại, Giôn-xi đã vượt qua được cái chết. - Chính là sự gan góc của chiếc lá mà Giôn-xi không biết đấy là lá vẽ, nó chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với sự yếu đuối, buông xuôi muốn chết của Giôn-xi. III. Tổng kết- ghi nhớ 1. Nghệ thuật - Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú cho độc giả. - Đảo ngược tình huống truyện hai lần tạo nên tính hấp dẫn cho thiên truyện. 2. Nội dung - Ca ngợi tình yêu thương con người và sức mạnh của nghệ thuật chân chính. - H: Đọc ghi nhớ * Ghi nhớ (sgk- 90) IV. Luyện tập - HS trình bày. c. Củng cố (3’) ? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Xiu? - H: Xiu là người có tấm lòng cao cả, yêu thương Giôn –Xi như người em của mình - GV: Nhận xét - H: Nghe d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà (1’) - Học bài, đọc và tóm tắt văn bản. - Soạn bài: Chương trình địa phương. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 30- Chiếc lá cuối cùng (tiếp).doc
Giáo án liên quan