Giáo án Tiết 23: tiếng việt: trợ từ, thán từ

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- Khái niệm trợ từ, thán từ.

- Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ , thán từ.

b. Kỹ năng:

- Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.

c. Thái độ

- Luyện tâp để củng cố bài tập lý thuyết.

2. CHUẨN BỊ

a. Giáo viên

- Nghiên cứu soạn bài, máy chiếu qua đầu.

b. Học sinh

- Học bài cũ , làm bài tập.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

a. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

* Câu hỏi: Thế nào là từ địa phương? Thế nào là biệt ngữ XH? Mỗi loại cho một VD?

* Đáp án- Biểu điểm(10đ):

- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ dùng ở một hay một số địa phương nhất định.

VD : Cươi ( Nghệ Tĩnh)- Sân, heo- lợn

- Biệt ngữ XH chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định.

VD: Phao, ngỗng, gậy.

* Giới thiệu bài mới (1’) : Xác định thành phần CN- VN trong 2 VD sau:

VD1: Nói dối /là làm hại chính mình

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 23: tiếng việt: trợ từ, thán từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29. 9. 2013 Ngày dạy: 02. 10. 2013 Dạy lớp: 8E Ngày dạy: 03. 10. 2013 Dạy lớp: 8A Tiết 23: Tiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức - Khái niệm trợ từ, thán từ. - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ , thán từ. b. Kỹ năng: - Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết. c. Thái độ - Luyện tâp để củng cố bài tập lý thuyết. 2. CHUẨN BỊ a. Giáo viên - Nghiên cứu soạn bài, máy chiếu qua đầu. b. Học sinh - Học bài cũ , làm bài tập. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ ( 5’) * Câu hỏi: Thế nào là từ địa phương? Thế nào là biệt ngữ XH? Mỗi loại cho một VD? * Đáp án- Biểu điểm(10đ): - Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ dùng ở một hay một số địa phương nhất định. VD : Cươi ( Nghệ Tĩnh)- Sân, heo- lợn - Biệt ngữ XH chỉ được dùng trong một tầng lớp XH nhất định. VD: Phao, ngỗng, gậy... * Giới thiệu bài mới (1’) : Xác định thành phần CN- VN trong 2 VD sau: VD1: Nói dối /là làm hại chính mình c v A! Mẹ/ đã về. c v “ Từ chính” và từ “A” Là loại từ nào? t/d của nó ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu. b. Bài mới Hoạt động của giáo viên Tg Hoạt động của học sinh GV: Gọi hs đọc ví dụ ?TB - Nghĩa của các câu có gì khác nhau? GV: Câu hai có thể dùng trong các trường hợp Một em bé bình thường chỉ ăn một bát cơm nhưng hôm nay ăn được gấp đôi. Câu 3 dùng trong tình huống nói về một người nào đó bình thường ăn 4, 5 bát cơm hôm nay bị ốm hay vì một lí do nào đấy hôm nay chỉ ăn một số lượng ít. ? TB - Từ ‘những” và từ “có’ đi kèm với từ ngữ nào trong câu? Và biểu thị thái độ gì của người nói đối với sự việc? ?TB - Gọi những từ đó là trợ từ. Trình bày ý hiểu của em về trợ từ? GV: gọi hs đọc ghi nhớ ? Kh- Đặt 3 câu có dùng trợ từ: Chính, đích, ngay. Nêu t/d của ba trợ từ đó? GV: Trợ từ: Không làm thành phần câu, không làm thành phần của cụm từ, không làm phương tiện liên kết. Biểu thị mối quan hệ giữa người nói với điều được nói đến trong câu. Nhấn mạnh nghi vấn, cầu khiến thân mật, ngạc nhiên. GV: Gọi hs đọc VD sgk ? TB- Từ “này” biểu thị điều gì? có t/d gì? ? TB- Từ A biểu thị thái độ gì? GV: A còn biểu thị sự vui mừng sung sướng VD : A! Mẹ về) a, biểu thị sự tức giận vui mừng hoàn toàn khác với ngữ điệu. ? Kh - Từ “ Vâng” biểu thị thái độ gì? GV: Ta gọi những từ trên là thán từ. ? TB - Vậy theo em thế nào là thán từ? GV - Em có nhận xét gì về cách dùng các từ này: a, vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng: + Các từ: a, vâng có thể làm thành một câu độc lập được không + Các từ: a, vâng không thể làm thành một câu độc lập được không + Các từ: a, vâng không thể làm một bộ phận của câu + Các từ: a, vâng có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu. ? TB - Hãy rút ra kết luận về vai trò vị trí của ngữ pháp của thán từ? GV: Thầy có ví dụ sau: Này ! nhìn kìa Vâng! con lên ngay đây ạ! ôi ! buổi chiều đẹp quá! ? TB - Những thán từ đó bộc lộ điều gì? ? TB - Thán từ gồm mấy loại? là những loại nào? GV: Khi s/d thán từ gọi đáp phải phù hợp ngữ cảnh đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp. G: Gọi hs đọc ghi nhớ ?TB- Trong các câu sau đây từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? ? TB- Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong câu? ? TB - Hãy chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây ( trích từ TP Lão Hạc của Nam Cao)? ? TB - Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ cảm xúc gì? ? Kh- Đặt câu với thán từ khác nhau (5 câu)? ( Gọi hs lên bảng làm) ? Kh - Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Gọi dạ bảo vâng”? 8' 12' 15' I. Trợ từ 1. Ví dụ - Hs đọc 1, Nó ăn hai bát cơm: Nói lên một sự việc khách quan là nó ăn ( số lượng) 2 bát cơm. 2, Nó ăn những 2 bát cơm: Ngoài việc diễn đạt một sự việc khách quan như câu 1 còn diễn đạt đánh giá việc nó ăn hau bát cơm là việc quá mức bình thường. 3, Nó ăn có 2 bát cơm: Ngoài việc diễn đạt một số việc khách quan như câu một còn có ý nghĩa nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là ít, không đạt mức độ bình thường. - Những từ đi kèm số từ + DT- Hàm ý hơi ít. có 2 bát cơm- Hàm ý hơi ít. - Biểu thị thái độ nhấn mạnh đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến ở trong câu. 2. Bài học * Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. - HS đọc * Ghi nhớ (sgk-69) - VD: Chính, đích, ngay Nói dối là tự làm hại chính mình. Tôi đã gọi đích danh nó ra Bạn không tin ngay cả tôi nữa à? Nhấn mạnh đối tượng được nói đến là: mình, tớ, tôi. Trợ từ là do các cụm từ khác nghĩa chuyển loại làm thành. Chính – tính từ. Có - Động từ. Những- Lượng II. Thán từ 1. Ví dụ - Hs đọc - Ý a + Này: Thốt ra để gây sự chú ý với người đối thoại. - A!: Thốt ra biểu thị sự tức giận khi nhận ra một điều nào đó không tốt. - Ý b + Này. Gây chú ý + Vâng: Đáp lại lời của người khác, một cách lễ phép tỏ ý nghe theo. 2. Bài học * Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp. a, Có thể làm một câu độc lập ( Này, A): câu a. b, Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng ở đầu câu. (này, vâng): câu b * Đứng ở đầu câu có khi nó được tách ra thành một câu độc lập. - Này, vâng gọi đáp - Ôi! bộc lộ cảm xúc. * Thán từ gồm hai loại chính - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc - Thán từ gọi đáp - Hs đọc * Ghi nhớ (sgk- 70) III. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Hs trả lời - Các câu có trợ từ: a, c, g, i. 2. Bài tập 2 - Hs trả lời a, Lấy: Nghĩa là không có một lá thư không có một lời nhắn gửi, không có một đồng quà. b, Nguyên: Nghĩa là chỉ riêng tiền thách cười đã quá cao. Đến : Nghĩa là quá vô lí c, Cả: Nhấn mạnh việc ăm quá sức bình thường d, Cứ: Nhấn mạnh sự việc lặp lại nhàm chán. 3. Bài tập 3 - Hs trả lời a, Này, à b, ấy Gọi đáp c, Vâng d, Chao ôi: Bộc lộ cảm xúc. 4. Bài tập 4 - Hs trả lời a, Ha ha: Tiếng cười bộc lộ sự khoái chí ái ái: Tỏ ý van xin b, Than ôi! Tỏ ýy nuối tiếc. 5. Bài tập 5 - Hs làm Trời: bông hoa đẹp quá. ôi : Tôi mừng vô kể Vâng em biết ạ Ôi : Đau quá. Chao ôi : trông nó kìa. 6. Bài tập 6 - Khuyên bảo chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép-> Nét đẹp văn hoá trong gt cần có. c. Củng cố ( 3’) * Câu hỏi- Qua bài học chúng ta cần nắm được những kiến thức nào? - Đáp án:+ Kiến thức về trợ từ: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. + Kiến thức về thán từ: Đứng ở đầu câu có khi nó được tách ra thành một câu độc lập. Thán từ gồm hai loại chính: Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thán từ gọi đáp d. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà (1’). - Học bài, tìm bài thơ câu thơ có thán từ. - Phân tích giá trị biểu cảm của các thán từ đó. - Chuẩn bị: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 23- Trợ từ, thán từ.doc