2 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai sáng tác? Cho biết thể loại của tác phẩm?

Câu 2: Để diễn tả thái độ của nhân vật “tôi” đối với những cổ tục phong kiến đã đầy đọa người mẹ đáng thương, tác giả của tác phẩm có đoạn trích trên viết: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

 Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh so sánh trên.

Câu 3: Tấm lòng hiếu thảo của nhân vật tôi dành cho mẹ của mình khiến ta thật cảm động. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu suy nghĩ về lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành.

 

docx6 trang | Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 2 Đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Sài Đồng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG MÔN NGỮ VĂN 8 Đề 1 Năm học: 2020- 2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC- HIỂU ( 5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo: - Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà. ( SGK Ngữ văn 8- Tập I) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Ai sáng tác? Cho biết thể loại của tác phẩm? Câu 2: Để diễn tả thái độ của nhân vật “tôi” đối với những cổ tục phong kiến đã đầy đọa người mẹ đáng thương, tác giả của tác phẩm có đoạn trích trên viết: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Em hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh so sánh trên. Câu 3: Tấm lòng hiếu thảo của nhân vật tôi dành cho mẹ của mình khiến ta thật cảm động. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu suy nghĩ về lòng hiếu thảo của con cái đối với đấng sinh thành. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5điểm) Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm khó quên. Em hãy kể lại một trong những kỉ niệm sâu sắc đó. ( Yêu cầu: Kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm.) ===========Chúc các em làm bài tốt=========== HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- MÔN NGỮ VĂN 8 Đề 1 Năm học 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: 5 điểm Câu1: - Nêu đúng tác phẩm (0,5 đ) - Nêu đúng tác giả (0,5 đ) - Thể loại: Hồi kí (0,5 đ) Câu 2: - Tác giả đã so sánh những cổ tục phong kiến là một vật cụ thể như hòn đá (0,25 đ) - Tác dụng: + Cách so sánh đã làm cho những cổ tục vốn vô hình trở nên cụ thể(0,25 đ) + Diễn tả được cảm xúc uất ức, tâm trạng căm giận mãnh liệt của chú bé hồng đối với những luật lệ vô hình đầy đọa mẹ mình(0,5 đ) + Cảm xúc và tâm trạng đó xuất phát từ lòng yêu thương mẹ cháy bỏng(0,5 đ) Câu 3: - Hình thức (0,5 đ) + Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu; + Các câu có liên kết. - Nội dung (1,5 đ) Học sinh có cách diễn đạt khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: + Giải thích lòng hiếu thảo là sự biết ơn, là việc làm có ý nghĩa với người sinh thành, đưỡng dục (0,5 đ) + Biểu hiện và ý nghĩa (0,5 đ) .Vâng lời, luôn làm những điều để cha mẹ yên tâm, tự hào .Người hiếu thảo được mọi người yêu quý là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá đạo đức, nhân cách con người (Dẫn chứng) + Bài học nhận thức, hành động (0,5 đ) .Nhận thức: hiếu thảo là đức rính tổt đẹp cần giữ gìn, phát huy .Hành động:Biết ơn bằng những hành động cụ thể Phần II:Tập làm văn (5 điểm) 1. Yêu cầu chung 1. Hình thức: - Đúng dạng bài: Văn tự sự và kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bố cục rõ các phần, các ý được kể theo trình tự hợp lý. - Diễn đạt gọn, lưu loát, mạch lạc, đối tượng kể nổi bật, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. 2. Nội dung: Kể lại một kỉ niệm tuổi thơ II. Yêu cầu cụ thể A. Mở bài (0,5đ): - Giới thiệu về kỉ niệm . B. Thân bài (4,0đ): - Hoàn cảnh gợi nhớ kỉ niệm. (0,5đ) - Diễn biến các sự việc. (3,0đ) - Suy nghĩ về kỉ niệm đó. (0,5đ) ( Chú ý đan xen kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm) C. Kết bài (0,5đ) : - Kết thúc truyện, suy nghĩ, cảm xúc về kỉ niệm . III Cho điểm: *Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát không mắc các lỗi sai thông thường (dùng từ, đặt câu, chính tả), Nội dung nghị luận rõ rang, cách lập luận chặt chẽ. *Điểm 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, có thể mắc một số lỗi nhưng không làm ảnh hưởng nội dung của bài. *Điểm 2,5: Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt chưa thật tốt; hoặc bài viết đủ ý nhưng còn sơ sài; bố cục bài viết chưa thật cân đối. *Điểm 1: Bài viết chưa đạt các yêu cầu trên, nội dung quá sơ sài, còn mắc nhiều lỗi trong cách dùng từ và diễn đạt . *Điểm 0: Bài viết không làm được gì hoặc hoàn toàn lạc đề. Lưu ý: +Giáo viên có thể căn cứ vào bài làm của học sinh để cho các mức điểm còn lại trong bài TLV. + Điểm toàn bài là điểm cộng của các phần. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Đề số 2 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ Văn 8 Năm học 2020-2021 Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (5 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang  mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi  người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm. (Trích “Cô bé bán diêm”- Ngữ văn 8 tập 1) Câu 1: a/ Tác giả của văn bản “Cô bé bán diêm” là ai? b/ Văn bản “Cô bé bán diêm” được viết theo thể loại nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm trong đoạn trích trên đã gợi cho em những suy nghĩ gì? Theo em, nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc điều gì qua cái chết của cô bé? Câu 3: Từ đoạn trích trên và hiểu biết xã hội của bản thân, hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của em về lối sống thờ ơ, vô cảm của một số người trong cuộc sống hiện nay. PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) Tuổi thơ của em có biết bao kỉ niệm bên gia đình, thầy cô và bạn bè. Hãy kể lại một kỉ niệm khiến em nhớ mãi. (Yêu cầu: kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.) -----------------Chúc các em làm bài tốt----------------- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS SÀI ĐỒNG Đề số 2 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I Môn: Ngữ Văn 8 Năm học 2020-2021 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: 5,0 điểm Câu 1: 1,5 điểm a. Tác giả: An-đéc-xen 0,5 điểm b. Thể loại: truyện ngắn 0,5 điểm - Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 điểm Câu 2: 1,5 điểm Suy nghĩ về cái chết thương tâm của cô bé bán diêm 0,5 điểm - Cái chết của cô bé bán diêm được miêu tả rất chân thực nhưng cũng rất lãng mạn. 0,25 điểm - Đó là cái chết thương tâm, là bi kịch của sự thiếu vắng tình thương, sự vô cảm, lạnh lùng của người đời, gây niềm cảm thương, xót xa . 0,25 điểm Nhà văn muốn gửi gắm đến mọi người 1,0 điểm - Hãy cảm thông, yêu thương những em bé bất hạnh 0,5 điểm - Hãy thể hiện tấm lòng nhân hậu, nâng niu, trân trọng thế giới tâm hồn đầy niềm tin và mơ ước của trẻ em 0,5 điểm Câu 3: ( 2,0 điểm) * Hình thức : 0,5 điểm - Đúng mô hình đoạn văn. 0,25 điểm - Độ dài: 8 câu, liên kết chặt chẽ, không mắc lỗi sai thông thường 0,25 điểm * Nội dung : 1,5 điểm Học sinh có những cách trình bày riêng nhưng cần đảm bảo các ý: + Vô cảm: là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng,... 0,25đ + Biểu hiện: ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh, thờ ơ trước nỗi đau của người khác (Dẫn chứng) 0,5đ + Hậu quả : đối với bản thân, đối với xã hội 0,25đ + Liên hệ bản thân: sống hòa đồng, biết yêu thương sẻ chia, tham gia các hoạt động xã hội có tinh thần nhân văn... 0,5đ PHẦN II: 5,0 điểm: TẬP LÀM VĂN I. Yêu cầu chung 1. Hình thức - Đúng thể loại văn tự sự, biết kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. - Bố cục bài văn rõ ràng, cân đối các ý. - Diễn đạt lưu loát, lời kể tốt, hấp dẫn. - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. 2. Nội dung: - Kể lại một kỉ niệm khiến em nhớ mãi. II. Yêu cầu cụ thể * Dàn ý A. Mở bài (0,5đ): - Giới thiệu về kỉ niệm . B. Thân bài (4,0đ): - Hoàn cảnh gợi nhớ kỉ niệm. (0,5đ) - Diễn biến các sự việc. (3,0đ) - Suy nghĩ về kỉ niệm đó. (0,5đ) C. Kết bài (0,5đ) : - Kết thúc truyện, suy nghĩ, cảm xúc về kỉ niệm . III. Biểu điểm (Bài văn ) - Điểm 4-5: Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi thông thường, lời kể hay, hấp dẫn. - Điểm 3: Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu trên, có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2,5: Bài viết đạt 1/2 yêu cầu trên, diễn đạt chưa được lưu loát, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ nhưng không ảnh hưởng đến nội dung. - Điểm 1-2: Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 1: Bài chưa đạt yêu cầu, diễn đạt kém, không thể hiện nội dung. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Lưu ý: - Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên cho mức điểm còn lại.

File đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2020_2.docx