1. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng, nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
b. Kỹ năng.
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được văn bản truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
c. Thái độ
- Yêu thương, đồng cảm với người lao động cùng khổ, căm ghét cái ác.
a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài ở nhà, soạn bài theo yêu cầu SGK.
3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm văn bản “Lão Hạc”?
* Đáp án- biểu điểm:
- Nam Cao (1915- 1951)là nhà văn đã đóng góp cho nền học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài nông dân nghèo bị áp bức và tri thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.(7đ)
- Là truyện ngắn đăng báo lần đầu năm1943 (3đ)
*Giới thiệu bài mới: (1’) Tại sao Lão Hạc phải tự tử ? Thái độ của nhân vật tôi và những người khác như thế nào ? Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 14 văn bản lão hạc - Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13. 9. 2013 Ngày giảng: 16. 9. 2013 Dạy lớp 8E
18. 9. 2013 Dạy lớp 8A
Tiết 14 Văn bản
LÃO HẠC
- Nam Cao -
1. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. - Tài năng, nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
b. Kỹ năng.
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được văn bản truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
c. Thái độ
- Yêu thương, đồng cảm với người lao động cùng khổ, căm ghét cái ác.
a. Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài ở nhà, soạn bài theo yêu cầu SGK.
3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm văn bản “Lão Hạc”?
* Đáp án- biểu điểm:
- Nam Cao (1915- 1951)là nhà văn đã đóng góp cho nền học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài nông dân nghèo bị áp bức và tri thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.(7đ)
- Là truyện ngắn đăng báo lần đầu năm1943 (3đ)
*Giới thiệu bài mới: (1’) Tại sao Lão Hạc phải tự tử ? Thái độ của nhân vật tôi và những người khác như thế nào ? Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của Gv
Tg
Hoạt động của HS
?TB
?K
?TB
?K
?K
GV
?TB
?K
GV
?TB
?K
?TB
?K
GV
?G
GV
?K
?K
GV
?K
Em hiểu như thế nào về cái chết của Lão Hạc ?
Qua đây em thấy gì về tình cảnh, số phận của những người nông dân nghèo trước cách mạng.
Tìm những từ ngữ miêu tả cái chết của Lão Hạc ?
Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả ? Nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc miêu tả cái chết của Lão Hạc ?
Tại sao Lão Hạc chọn cái chết như vậy ?
Lão Hạc đã chết một cái chết thật không bình thường: Vật vã, đau đớn.
- Nhìn từ một phía, phía của không ít người hàng xóm của Lão Hạc, thì giải quyết vấn đề như vậy quả là gàn dở, là dại, có tiền mà chịu khổ.
Nếu Lão Hạc là người tham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí sống lâu: Lão còn 30 đồng bạc (thời bấy giờ là đáng kể) còn 3 sào vườn có thể bán dần. Nhưng nếu làm như thế nghĩa là ăn vào đồng tiền, vào cái vốn liếng cuối cùng để cho đứa con. Lão Hạc đã tự chọn lấy cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo cái chết của mình gây phiền hà cho hàng xóm -> lão gửi lại 30 đồng.
Như vậy, suy cho cùng, cái chết của Lão Hạc xuất phát từ nguyên nhân nào ?
Qua những điều Lão hạc thu xếp, em suy nghĩ gì về tính cách Lão Hạc ?
Người thấu hiểu cuộc sống và chứng kiến cái chết của Lão Hạc là nhân vật ông giáo.
Thái độ của nhân vật tôi khi nghe Lão Hạc kể chuyện ?
Những cử chỉ, việc làm, suy nghĩ này cho thấy ông giáo đối với Lão Hạc như thế nào?
Tìm từ ngữ trong truyện nói lên suy nghĩ của ông giáo về Lão Hạc ?
Suy nghĩ đó có ý nghĩa gì ?
"… cuộc đời quả thật cứ…. đáng buồn" em hiểu suy nghĩ đó như thế nào ?
Buồn ở chỗ cái khốn cùng đã đẩy những người đáng kính như Lão Hạc (nhân hậu, giàu lòng tự trọng) đến con đường tha hoá.
Ông giáo buồn vì nghĩ: Lẽ nào bản năng đã thắng nhân tính ? Nhưng sau đó ông nhận ra: Cuộc đời không hẳn đáng buồn.
Suy nghĩ này có thể hiểu là gì ?
- Vì vẫn có những cái chết đầy hi sinh và cao cả như Lão Hạc, nhân tính vẫn chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hoá.
Đáng buồn theo một nghĩa khác là nghĩa thế nào ?
Tâm trạng và suy nghĩ của ông giáo chan chứa một tình thương và lòng nhân ái sâu sắc, nhưng cũng buồn và bi quan.
Nhận xét về cách sử dụng ngôi kể, phương thức biểu đạt và cách lựa chon ngôn ngữ của tác giả?
Truyện cho thấy gì về người nông dân nghèo trước cách mạng tháng 8?
Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ.
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ ?
15’
11’
6’
4’
I. Đọc và tìm hiểu chung
II. Phân tích
1. Nhân vật Lão Hạc (tiếp)
- Vì tình cảnh đói khổ, túng quẫn.
Tình cảnh ấy đã đẩy Lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát.
- Số phận cơ cực, đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước cách mạng tháng 8.
- Vật vã, rũ rượi, hai mắt long sòng sọc… hai giờ đồng hồ
- Dùng những từ tượng hình, tượng thanh, từ láy.
- Đó là sự tự trừng phạt bản thân
-> Cái chết đau đớn, thê thảm
-> Xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
- Lão là người hay suy nghĩ và tỉnh táo nhận ra tình cảnh của mình lúc này. Lão âm thầm chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình từ khi bán cậu vàng -> tính cẩn thận, chu đáo và giàu lòng tự trọng.
2. Nhân vật ông giáo - người kể chuyện
… ái ngại cho lão Hạc… muốn ôm choàng lão mà khóc… bùi ngùi… ôn tồn… giúp ngấm ngầm…. càng buồn…
- Thương yêu, cảm thông với Lão Hạc.
- "Con người đáng kính"
Đọc đoạn "Chao ôi … nỡ giận"
- Tác giả chỉ buồn mà không giận vợ, ông còn tự nhắc mình phải cố tìm hiểu họ để cảm thông với họ.
- Là ở chỗ: Những người tốt như lão Hạc, tự trọng, đáng thương, đáng thông cảm như lão Hạc cuối cùng vẫn bế tắc, vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là một cứu cánh duy nhất, một cách tự giải thoát bất đắc dĩ.
III. Tổng kết – ghi nhớ.
1 Nghệ thuật.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, cảm thông với lão Hạc.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lý nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể cao.
2. Nội dung
Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng.
* Ghi nhớ (SGK -48)
III. Luyện tập.
- Qua chị Dậu, lão Hạc cho thấy người nông dân trong xã hội cũ có cuộc sống tối tăm, khổ cực, bần cùng hoá, đáng thương. Song họ là những con người trung thực, có lòng tự trọng cao, thà chết chứ nhất định không bán rẻ lương tâm, không bị nhân cách bị vẩn đục. Họ là những con người TB2 cho suy nghĩ, phẩm chất "đói cho sạch …", "chết trong còn hơn …".
c. Củng cố: (2’)
? Nội dung chính của văn bản này là gì ?
- Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng.
d. Hướng dẫn tự học ở nhà (1')
- Tìm xem phim "Làng Vũ Đại ngày ấy".
- Đọc Chí Phèo, Lão Hạc, Tắt đèn.
- Soạn bài Cô bé bán diêm.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 14- Lão Hạc (tiếp).doc