Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được đặc điểm cơ bản của thể hịch.

- Biết được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Cảm nhận được lòng yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quan

dân thời Trần.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản viết theo thể hịch ; nhận biết được không

khí thời đại sục sôi được thể hiện qua văn bản

- Phân tích được NT lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản

nghị luận trung đại

3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, căm thù quân cướp nước, tay sai

4. Định hướng năng lực.

a. Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư

duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Tích hợp với văn nghị luận, lịch sử 7

2. Học sinh: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT :

1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện như thế nào trong bài “Chiếu

dời đô”. Phân tích, dẫn chứng?

? Vì sao nói, với Thiên Đô Chiếu, Lí Công Uẩn xứng đáng là một vị minh quân

nhìn xa trông rộng

pdf15 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/5/2020 Ngày giảng: 18/5/2020 Tiết 89 Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ (Trần Quốc Tuấn) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm cơ bản của thể hịch. - Biết được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ. - Cảm nhận được lòng yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quan dân thời Trần. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản viết theo thể hịch ; nhận biết được không khí thời đại sục sôi được thể hiện qua văn bản - Phân tích được NT lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại 3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, căm thù quân cướp nước, tay sai 4. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước. b. Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Tích hợp với văn nghị luận, lịch sử 7 2. Học sinh: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện như thế nào trong bài “Chiếu dời đô”. Phân tích, dẫn chứng? ? Vì sao nói, với Thiên Đô Chiếu, Lí Công Uẩn xứng đáng là một vị minh quân nhìn xa trông rộng 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: khởi động. -GV đưa 1 số thông tin về cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ 13 ? Em hiểu gì về cuộc kháng chiến này của dân tộc ta -> GV dẫn vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng. - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. - Gọi HS lên thuyết trình về t/giả. I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả, văn bản ? Trình bày về Trần Quốc Tuấn ? - Gv bổ sung ? Bài hịch được ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục đích? - Gv hướng dẫn hs xác định giọng đọc - Gọi hs đọc - Cho hs đọc thầm các chú thích ? Văn bản được làm theo thể văn nào? Nêu đặc điểm tiêu biểu của thể loại này? ? Gv chỉ ra sự giống và khác nhau giữa thể chiếu và thể hịch ? PTBĐ chính của văn bản. ? Chỉ ra bố cục của bài hịch ?Nhận xét gì về bố cục của bài này ? - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm ? Mở đâu bài hịch, tác giả đưa ra những nhân vật lịch sử nào? ? Nhận xét về địa vị xã hội của họ? ? Mặc dù địa vị xã hội khác nhau a. Tác giả: - Trần Quốc Tuấn (1231 -1300) Tước Hưng Đạo Vương một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. - Năm 1285 - 1287 Tham gia và chỉ đạo hai đội quân chống giặc Mông - Nguyên. b. Văn bản Viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần 2 (1285) 2. Đọc và tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Tìm hiểu chú thích 3. Thể loại: - Thể hịch : Là thể văn nghị luận cổ có tính chất cổ động, thuyết phục, kêu gọi, mục đích là khích lệ tư tưởng, tình cảm... - Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biến ngẫu. 4. PTBĐ: nghị luận 5. Bố cục : Gồm 4 phần + Phần 1 : Từ đầu....." lưu tiếng tốt" -> Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ bỏ mình, hi sinh vì chủ, vì nước + Phần 2 : Tiếp theo....." vui lòng" -> Chỉ ra tội ác của kẻ thù và lòng căm thù giặc của TQT + Phần 3 : Tiếp theo......" được không" -> Mối ân tình của chủ tướng đối với quân sĩ, phê phán tướng sĩ dưới quyền + Phần 4 : còn lại -> Nêu nhiệm vụ cấp bách khích lệ tư tưởng sẳn sàng chiến đấu, quyết thắng của tướng sĩ -> Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, sáng tạo II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ. - Những nhân vật được nêu gương: Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang... -> Địa vị khác nhau song đều trung thành, không sợ nguy hiểm, sả thân vì chủ tướng, nhưng ở họ có điểm nào chung? ? Nhận xét về những dẫn chứng trên? Nghệ thuật nào được sử dụng? ? Mục đích chính của tác giả trong việc dẫn ra những tấm gương trung nghĩa trên? - Cho h/s đọc đoạn “Huống chi... về sau!” * TL nhóm: 5 nhóm (5 phút). - Gọi đại diện trình bày, nhận xét Nhóm 1,2. ? Hình ảnh quân giặc được dẫn ra qua những chi tiết nào? ? Biện pháp nghệ thuật, giọng điệu được sử dụng? ? Em hiểu được điều gì trong hành động, bản chất của quân giặc? - Tích hợp với lịch sử ? Nỗi lòng chủ tướng được biểu hiện như thế nào? ? Tác giả đặt kẻ thù trong mối tương quan với ai? Tác dụng * Bình giảng Nhóm 3,4 ? Tìm chi tiết thể hiện nỗi lòng của TQT? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật, từ ngữ ở đoạn văn này ? ? Qua đó, em cảm nhận được gì về thái độ và tình cảm của tác giả ? * Bình giảng ? Nhận xét về cách lập luận của đoạn văn? ? Tác dụng? vì nước. + NT: Dẫn chứng: xác thực, khách quan, tiêu biểu (từ xa đến gần, từ xưa đến nay) Liệt kê, câu cảm thán => Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước . 2. Phân tích tình hình địch- ta. a. Tội ác của giặc và nỗi lòng của chủ tướng * Tội ác của giặc - Sứ giặc: đi lại nghênh ngang, Uốn lưỡi cú diều... sỉ mắng triều đình Đem thân dê chó...bắt nạt tể phụ Đòi ngọc lụa...lòng tham không cùng. Thu bạc vàng....vơ vét của kho..Hổ đói... (+) NT: Ẩn dụ, liệt kê Giọng điệu căm phẫn -> Hành động ngang ngược, hống hách; bản chất tham lam, tàn bạo => Tg: căm giận, uất ức và khinh bỉ - Đặt kẻ thù trong mối tương quan với triều đình, tể phụ-> Gợi nỗi nhục mất nước * Nỗi lòng của chủ tướng - Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa - Căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. - Dẫu cho... vui lòng (+) NT : + Động từ mạnh (xả, lột, nuốt, uống...); Câu văn song hành; Nói quá + Giọng văn thống thiết, căm hờn -> Trăn trở, day dứt, đau đớn, xót xa trước tình cảnh đất nước; Lòng căm thù giặc cao độ; sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh vì tổ quốc. (+) NT: Kết hợp lí và tình => Khích lệ lòng yêu nước, chí căm thù - Gv giảng giặc và nỗi nhục mất nước. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Lòng yêu nước căm thù giặc của TQT được thể hiện ntn trong đoạn văn? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác giả Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn vừa học. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiêu thêm thông tin về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên và những việc làm của Trần Quốc Tuấn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học kĩ nội dung bài; học thuộc đoạn văn " Ta thường..............cũng vui lòng" - Chuẩn bị phần còn lại + Đọc kĩ lại văn bản + Trả lời các câu hỏi: 4,5,6,7- trong sgk Ngày soạn: 17/5/2020 Ngày giảng: 19/5/2020 Tiết 90 Văn bản: HỊCH TƯỚNG SĨ (Tiết 2) (Trần Quốc Tuấn) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tiếp tục cảm nhận được lòng yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quan dân thời Trần ở phần 3 và 4 của bài Hịch. - Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản viết theo thể hịch ; nhận biết được không khí thời đại sục sôi được thể hiện qua văn bản - Phân tích được NT lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu nước, căm thù quân cướp nước, tay sai 4. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước b. Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGV, SGK, Tham khảo tài liệu, máy chiếu, Tích hợp với văn nghị luận, lịch sử 7, phiếu học tập 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản trong sgk và trả lời các câu hỏi. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, mảnh ghép, lược đồ tư duy IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc diễn cảm đoạn văn " Ta thường.............vui lòng" - Lòng yêu nước cảu TQT được thể hiện ntn trong đoạn văn trên? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: khởi động. - Cho HS nghe bài hát “Dòng máu Lạc Hồng”? ? Qua bài hát, em hiểu gì về lòng yêu nước của nhân dân? - Gv giới thiệu bài..... HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của gv và hs Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, mảnh ghép - Cho H/s đọc đoạn văn : “Các ngươi ở cùng ta... chẳng kém gì” ? Tìm chi tiết thể hiện ân tình của chủ tướng với quân sĩ? II. Đọc – hiểu văn bản (tiếp) 2. Phân tích tình hình địch , ta a. Tội ác của giặc và nỗi lòng của chủ tướng b. Ân tình của chủ tướng đối với quân sĩ - Ân tình của chủ tướng: + Không có mặc...cho áo ? Nhận xét về câu văn, giọng văn? ? Nhận xét về mối ân tình của chủ tướng? ? Tác giả nêu lên mối ân tình giữa chủ tướng và quân sĩ dựa trên mấy mối quan hệ? Là những quan hệ nào? Mục đích của những việc làm đó? ? Nêu mối ân tình giữa mình và quân sĩ, TQT muốn khích lệ điều gì? * Bình giảng - Cho hs thảo luận theo nhóm: 4 nhóm (5 phút) - mục c theo nội dung trong phiếu học tập * Vòng 1: Nhóm 1 ? TQT đã phê phán thái độ, hành động gì của tướng sĩ? Tìm chi tiết? ? Đoạn văn trên có gì đặc sắc về nghệ thuật? ? Tác dụng? Nhóm 2 ? Sau đó, tác giả đặt ra giả thiết gì? Điều gì xảy ra lúc đó? Tìm chi tiết + Không có ăn.......cho cơm + Quan nhỏ... thăng chức + Lương ít... cấp bổng.... + Cùng nhau sống chết, cùng nhau vui cười (+) NT: Câu văn biền ngẫu, điệp kết cấu câu, giọng điệu thân tình, gần gũi nhưng hết sức nghiêm khắc. -> Đối đãi hậu hĩnh, quan tâm chu đáo, đồng cam cộng khổ - Mối ân tình được xây dựng dựa trên hai mối quan hệ: + Quan hệ chủ tướng-> Khích lệ lòng trung quân ái quốc. + Quan hệ cùng cảnh ngộ-> Khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung => Khích lệ ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với chủ tướng, cũng là đối với đất nước c. Phê phán những thái độ và hành động sai trái của các tướng sĩ và chỉ ra những thái độ, hành động đúng - Phê phán + Thái độ: . Nhìn chủ nhục... không biết lo . Thấy nước nhục... không biết thẹn . Làm tướng triều đình hầu...không biết tức,... không biết căm . + Hành động: Vui chọi gà, cờ bạc, rượu ngon, mê tiếng hát.......... (+ ) NT: Câu phủ định, tăng cấp, liệt kê, giọng điệu: lúc chì chiết gần như sỉ mắng, lúc mỉa mai, chế giễu -> Phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, vô trách nhiệm, vong ân bội nghĩa; lối sống hưởng lạc, chỉ lo vun vén hạnh phúc cá nhân - Giả thiết: + Giặc sang . Cựa gà trống... không thể đâm thủng áo giáp . Mẹo cờ bạc... không thể làm mưu lược... ? Hậu quả sẽ thế nào? Tìm từ ngữ? ? Nhận xét về lí lẽ, lời văn, câu văn tác giả đưa ra ? Đánh giá về những hậu quả trên? Nhóm 3 ? Sau đó, Trần Quốc Tuấn khuyên quân sĩ điều gì? ? Nếu làm như vậy thì kết quả sẽ ntn? Tìm chi tiết? ? Nghệ thuật? ? Em có suy nghĩ gì về kết quả trên? ? Đặt đoạn văn sau trong mối tương quan với đoạn văn trước, phát hiện thủ pháp NT? Chỉ rõ NT tương phản đối lập ? Nhận xét về cách lập luận? ? Tác dụng của những NT trên * Vòng 2 ( hs đổi chỗ, tạo nhóm mới) ? Tất cả những việc làm trên của TQT có mục đích chung là gì? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv chuẩn xác, bình giảng - PP: Vấn đáp, phân tích, bình giảng - KT: Đặt câu hỏi - H/s chú ý đoạn kết ? Tác giả chỉ ra điều gì ở đoạn văn này? ? Thái độ của tg? Tác dụng? ? Vậy mục đích chính của bài hịch . Tiếng hát... không làm giặc điếc tai + Hậu quả: bị bắt, thái ấp không còn, bổng lộc cũng mất; gia quyến bị tan, xã tắc tổ tông bị giày xéo, phần mộ bị quật lên.... + NT: Câu văn biền ngẫu Lí lẽ sắc bén, thuyết phục; Tình lí kết hợp hài hoà, Lời văn sâu sắc,uyển chuyển -> Hậu quả nặng nề: nước mất, nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời - Khuyên : + Quân sĩ: Phải biết lo xa, nêu cao cảnh giác, tăng cường luyện tập, học tập binh thư yếu lược + Kết quả: có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt... lưu thơm (+) NT: So sánh Điệp ngữ, điệp ý tăng tiến Câu văn biền ngẫu -> Tốt đẹp: đất nước còn, gia đình còn, bổng lộc có, danh dự được lưu truyền( cả vật chất và tinh thần) (+) NT: - Thủ pháp tương phản đối lập: . Bàng quan, vô >< Cảnh giác, lo xa trách nhiệm, ăn chăm chỉ luyện chơi, hưởng lạc tập . Mất ><Còn . Có hại >< Có lợi . Sai >< Đúng - Lập luận so sánh, bác bỏ -> Giúp tướng sĩ nhận thức rõ đúng- sai, lợi - hại. => Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận ra cái sai, thấy được điều đúng. 3. Lời kêu gọi tướng sĩ. - Vạch rõ ranh giới 2 con đường chính- tà, sống - chết. -> Thái độ dứt khoát, cương quyết Nhằm loại bỏ thái độ do dự trong tướng sĩ. * Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết là gì? ? Tác giả là người ntn? * Phân tích, bình giảng, liên hệ với lịch sử - PP: Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, lược đồ tư duy ? Nghệ thuật đặc sắc của văn bản? ? Nội dung chính của văn bản là gì? ? Ý nghĩa văn bản? chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. - Tg: TQT là vị tướng yêu nước, có trách nhiệm cao đối với vận mệnh của dân tộc, căm thù giặc sâu sắc. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác. - Sử dụng phép lập luận linh hoạt, chặt chẽ. - Lời văn thống thiết, xót xa, thể hiện tình yêu nước mãnh liệt, gây xúc động cho người đọc. 2. Nội dung Nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng. 3. Ý nghĩa văn bản: nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lăng. HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập - Nhận xét về nghệ thuật lập luận cảu văn bản? - Mục đích của bài hịch? Tác giả đã làm gì và làm ntn để đạt được điều đó? HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng - Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về lòng yêu nước được thể hiện trong văn bản. HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiêu thêm thông tin về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên và những việc làm của Trần Quốc Tuấn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học kĩ nội dung bài học - Chuẩn bị bài: Nước Đại Việt ta + Đọc kĩ văn bản ; Tìm hiểu tác giả, tác phẩm + Trả lời các câu hỏi trong sgk Ngày soạn: 17/5/2020 Ngày giảng: 19/5/2020 Tiết 91 Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô đại cáo) - ( Nguyễn Trãi) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể cáo. - Biết được hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo. - Biết và hiểu được nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc và những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích - Biết được đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích. 2. Kĩ năng. - Đọc hiểu một văn bản viết theo thể cáo - Nhận ra đặc điểm của văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo 3. Thái độ. - Yêu nước, tự hào dân tộc. - Yêu mến, cảm phục Nguyễn Trãi 4. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước b. Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, tích hợp với lịch sử, văn nghị luận, , bài ''Nam quốc sơn hà'' 2. Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câc câu hỏi trong sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng một đoạn văn trong ''Hịch tướng sĩ'' mà em thích nhất. ? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: khởi động. - Gv giới thiệu một số hình ảnh, thông tin về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn... ? Em hiểu gì qua hình ảnh trên? -> GV dẫn vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời - NL: nhận thức, h/t, g/tiếp ? Nêu nét chính về tác giả Nguyễn Trãi ( đã học trong bài ''Côn Sơn ca'') ? Văn bản được viết trong hoàn cảnh nào? ? Vị trí của đoạn trích? - Hs xác định giọng đọc - HS đọc. - Nhận xét - Cho hs đọc thầm các chú thích- sgk ? Bài văn được viết theo thể văn nào? Đặc điểm của thể văn này I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả - văn bản: a. Tác giả: - Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. b. Văn bản: - Hoàn cảnh sáng tác: - Vị trí: Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm ” Bình Ngô đại cáo” 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. 3. Thể loại: - Thể cáo (SGK-tr67) ? Xác định PTBĐ của đoạn trích? ? Nêu bố cục của đoạn trích? Nội dung chính của từng phần? - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích, bình giảng - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - Gọi học sinh đọc phần 1 ? Hai câu đầu tác giả nêu lên tư tưởng gì ? Theo Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa của ông bao gồm những nội dung gì? Tìm chi tiết ? Em hiểu thế nào là ''yên dân'' và ''trừ bạo'' ? Vậy yên dân trừ bạo nghĩa là thế nào? ? Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết ''Bình Ngô đại cáo'', em hiểu dân là ai, kẻ bạo ngược là ai? ? Từ đó em hiểu tư tưởng nhân nghĩa của NT ở đây ntn? ? So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa của nho giáo, em thấy có gì khác? - Giảng: Đó là nét mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi. ? Nhận xét về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi * Bình giảng ? Từ đó em thấy tính chất của cuộc kháng chiến chống Minh. ? Ng Trãi là người ntn? 4. PTBĐ: Nghị luận 5. Bố cục: + Phần đầu: 2 câu đầu -> Nêu nguyên lí nhân nghĩa. + Phần 2: 8 câu tiếp theo -> Chân lí về sự tồn tại độc lập của dân tộc Đại Việt + Phần 3: còn lại -> Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Nguyên lí nhân nghĩa - Tư tưởng nhân nghĩa: Yên dân và trừ bạo nghĩa là diệt trừ mọi thế lực tàn bạo để dân được hưởng thái bình, hạnh phúc - Đặt vào hoàn cảnh ra đời của bài Cáo: yên dân, trừ bạo là diệt trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân. -> Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước , chống xâm lược; lo cho dân, vì dân (Tư tưởng nhân nghĩa không chỉ thể hiện ở quan hệ giữa người với người mà còn thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc). => Tư tưởng thân dân, tiến bộ - Nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, tác giả muốn khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (.) Nguyễn Trãi : thương dân, tiến bộ, lấy dân làm gốc, vì dân mà đánh giặc. ? Để khẳng định được chủ quyền dân tộc tác giả đã dựa vào những yếu tố nào. ? Nghệ thuật sử dụng? ? Tác giả muốn khẳng định điều gì? - HS thảo luận theo cặp: 4 phút ? So sánh quan niệm về chủ quyền dân tộc của NT và LTK trong ''NQSH''? - Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, chuẩn xác: - Nguyễn Trãi đã ý thức được văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. ? Nhận xét về quan niệm trên? * Bình giảng ? Tình cảm của tg đối với đất nước ntn? ? Tìm câu văn, từ ngữ nói về sức mạnh của nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc ? Em hiểu gì về những sự kiện lịch sử này?- Liên hệ với lịch sử 7 ? Nhận xét về câu văn? tác dụng? ? Nhận xét về dẫn chứng? ? Tác dụng? * Bình giảng 2. Quan niệm về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của dân tộc. - Độc lập chủ quyền dân tộc: . Nền văn hiến lâu đời . Có cương vực lãnh thổ . Phong tục tập quán riêng. . Lịch sử riêng . Chế độ riêng (+)NT: + Từ ngữ chỉ sự hiển nhiên: từ trước, vốn, đã lâu, đã chia + Biện pháp tu từ so sánh + Câu văn biền ngẫu + Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn + Giọng văn hùng hồn -> Khẳng định sự độc lập, tự chủ của Đại Việt là tất yếu, nó có từ lâu đời và sánh ngang Trung Quốc về mọi mặt ( ý thức dân tộc ở đoạn trích này là sự nối tiếp và phát triển ý thức dân tộc ở bài ''NQSH'') => Quan niệm hoàn chỉnh, toàn diện, sâu sắc về quốc gia dân tộc. - Tg: Tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc. 3. Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc. - Lưu Cung.....thất bại Triệu Tiết......tiêu vong. ....sông Bạch Đằng giết tươi Ô mã. + NT: Câu văn biền ngẫu-> Làm nổi bật chiến thắng của ta và thất bại thảm hại của địch. . Dẫn chứng xác thực => KĐ nhân nghĩa, độc lập dân tộc đã tạo thành sức mạnh vô địch, có thể đánh bại được mọi kẻ thù xâm lược. ? Em hiểu được điều gì về tác giả? - PP: Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi ? Hãy nêu giá trị nghệ thuật của vb? ? Nội dung chính của văn bản là gì? ? Ý nghãi văn bản? - Tg: tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng thể văn biền ngẫu. - Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng,tự hào. 2. Nội dung Văn bản thể hiện quan điểm tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc đất nước và có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn. 3. Ý nghĩa văn bản: - Văn bản thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt được NT nêu lên ntn? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Vẽ lược đồ tư duy khái quát trình tự lập luận của đoạn trích ? - Viết một đoạnvăn ngắn nêu suy nghĩ của em về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyến Trãi được thể hiện trong văn bản. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Nêu đặc điểm và so sánh điểm giống, khác nhau giữa 3 thể hịch, chiếu cáo. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc đoạn trích, nắm được giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản. - Soạn bài: ''Hành động nói'' + Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi trong sgk Ngày soạn: 21/5/2020 Ngày giảng: 23/5/2020 Tiết 92 Tiếng việt: HÀNH ĐỘNG NÓI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm hành động nói; biết được một số kiểu hành động nói thường gặp 2. Kĩ năng - Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp; tạo lập được hành động nói phù hợp với mục đích giao tiếp 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng hành động nói đúng, phù hợp với hoàn cảnh giáo tiếp 4. Định hướng năng lực. a. Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu tiếng Việt b. Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: sách tham khảo. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Gv cho hs đặt một số câu theo những mục đích nói khác nhau..... ? Hãy chỉ ra mục đích trong các câu nói trên. - GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, ngôn ngữ, tư duy... - Cho H/s đọc kỹ đoạn trích trong sgk ? Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích gì ? ? Câu nào thể hiện rõ mục đích đó? ? Lí Thông đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó? I. Hành động nói là gì? 1. Ví dụ - Việc làm của Lí Thông: nói với Thạch Sanh nhằm đuổi Thạch Sanh đi để cướp công của Thạch Sanh : “Thôi... ngay đi” ? Nếu hiểu hành động là việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định “thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không”. Vì sao? ? Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì? - Gv chốt. ? Vậy, em hiểu thế nào là “hành động nói” ? - Chuẩn xác ghi nhớ - hs đọc ghi nhớ PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tư duy, g/t, hợp tác... * TL nhóm: 4 nhóm (5 phút). * Nhóm 1,2- VD 1 ? Cho biết mục đích của mỗi câu trong lời nói của Lí Thông ở đoạn văn ở mục I * Nhóm 3, 4- Đoạn trích II ? Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích ở mục II và cho biết mục đích của mỗi hành động? - Hoàn thiện vào bảng tổng hợp sau: Câu Mục đích Kiểu hành động nói - Đại diện trình bày – HS khác NX. - GV NX, chốt KT. - Gv chốt các kiểu hành động nói ? Qua phân tích ví dụ, cho biết căn cứ vào đâ

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tuan_23_nam_hoc_2019_2020_truong_ptdtb.pdf
Giáo án liên quan