I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS được củng cố cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố, cách tìm các ước chung của hai hay nhiều số từ ƯCLN.
2.Kỹ năng:
- HS biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ước chung và ƯCLN trong các bài toán thực tế đơn giản.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: SGK , bài soạn
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
2 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học 6 tuần 11 tiết 33: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2011
Tuần: 11
Tiết: 33 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS được củng cố cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố, cách tìm các ước chung của hai hay nhiều số từ ƯCLN.
2.Kỹ năng:
- HS biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ước chung và ƯCLN trong các bài toán thực tế đơn giản.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: SGK , bài soạn
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (10 phút)
- ƯCLN của hai hay nhiều số là gì?
- Nêu cách tìm ước chung thông qua ƯCLN?
- Tìm các ước chung của:
a/ 76 và 168 b/ 50 và 225
GV nhận xét và cho điểm.
- 2HS lên bảng.
Hoạt động 2:Luyện tập (32 phút)
Bài tập 142 SGK/56 : Tìm ƯCLN rồi tìm các ước chung của :
a) 16 và 24
b) 180 và 234
c) 60 ; 90 ; 135
- Gọi 3 HS lên bảng làm :
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài tập 143 SGK/56 :
Tìm số tự nhiên a lớn nhất, biết rằng 420 M a và 700 M a.
GV gợi ý cách làm:
- 420 M a và 700 M a nên a có quan hệ như thế nào với hai số 420 và 700 ?
- a là số lơn nhất, vậy a là số nào trong các ước chung của 420 và 700?
- Cho HS làm vào vở và mời 1 HS lên bảng tìm ƯCLN(420, 700)
Bài tập 144 SGK/56 :
Tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192.
- GV hướng dẫn cách làm va gọi 1HS lên bảng làm.
Bài tập 146 SGK/57 :
Tìm số tự nhiên x, biết rằng 112 x, và 140 x và 10 < x < 20.
- GV hướng dẫn cách làm và cho HS thảo luận nhóm.
- 3 HS lên bảng làm:
a) 16 và 24
16 = 24 ; 24 = 23.3
ƯCLN (16; 24) = 23 = 8
ƯC (16; 24) = { 1 ; 2 ; 4 ; 8}
b) 180 và 234
180 = 22.32.5 ; 234 = 2.32.13
ƯCLN(180; 234) = 2.32 = 18
ƯC(180; 234) ={1 ; 2 ; 3 ; 6 ; 9 ; 18}
c) 60 ; 90 ; 135
60 = 22.3.5 ; 90 = 2.32.5
135 = 33.5
ƯCLN(60 ; 90 ; 135) = 3.5 = 15
ƯC(60 ; 90 ; 135) = {1 ; 3 ; 5 ; 15}
Vì 420 M a nên a Î Ư(420) và 700 M a nên aÎ Ư(700). Do đó a Î ƯC(420, 700)
a = ƯCLN(420, 700)
- 1 HS lên bảnglàm :
420 = 22.3.5.7; 700 = 22.52.7
ƯCLN(420, 700) = 22.5.7 = 140
Vậy a = 140
ƯCLN(144; 192) = 48
ƯC(144; 192) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 24; 48}
Vậy các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là : 24 ; 48
- Đại diện 2nhóm lên bảng trình bày:
Vì 112 M x nên x Î Ư(112) và 140 M x nên xÎ Ư(140). Do đó x Î ƯC(112, 140)
112 = 24.7 ; 140 = 22.5.7
=> ƯCLN(112, 140) = 22.7 = 28
ƯC(112, 140) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}
Vậy x = 14.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (3 phút)
- Học lý thuyết
- Xem kỹ cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Xem lại các dạng bài tập đã làm.
- Xem trước bài Bội Chung nhỏ nhất
File đính kèm:
- tiet 33.doc