Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 24 đến 41 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS trình bày được một số dạng đột biến cấu trúc NST.

- Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu

trúc NST.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tư duy.

3. Thái độ:

- Có hứng thú học tập. Yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: năng lực khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Tranh hình 22 SGK.

2. HS: Đọc trước nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm,

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Đột biến gen là gì? Có các dạng đột biến nào?

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

- GV giới thiệu: Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu về đột biến gen. Hôm nay chúng ta

sẽ tìm hiểu 1 dạng đột biến mới đó là đột biến cấu trúc NST.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới

pdf45 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 24 đến 41 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 01/11/2019 – 9A4 02/11/2019 – 9A3 Tiết 24: Bài 22: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS trình bày được một số dạng đột biến cấu trúc NST. - Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tư duy. 3. Thái độ: - Có hứng thú học tập. Yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. b) Năng lực đặc thù: năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh hình 22 SGK. 2. HS: Đọc trước nội dung bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Đột biến gen là gì? Có các dạng đột biến nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV giới thiệu: Giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu về đột biến gen. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 dạng đột biến mới đó là đột biến cấu trúc NST. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H 22 và hoàn thành phiếu học tập. - Lưu ý HS: Đoạn có mũi tên ngắn, màu thẫm dùng để chỉ rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài chỉ quá trình biến đổi. - Quan sát kĩ hình, lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập. - GV kẻ phiếu học tập lên bảng, gọi HS lên bảng điền. I. Đột biến cấu trúc NST là gì? - 1 HS lên bảng điền, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại đáp án. Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST STT NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a Gồm các đoạn ABCDEFGH Mất đoạn H Mất đoạn b Gồm các đoạn ABCDEFGH Lặp lại đoạn BC Lặp đoạn c Gồm các đoạn ABCDEFGH Trình tự đoạn BCD đảo lại thành DCB Đảo đoạn (?) Đột biến cấu trúc NST là gì? gồm những dạng nào? - 1 vài HS phát biểu ý kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV thông báo: Ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn. - HS nghe và tiếp thu kiến thức. - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn. (?) Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST? - HS tự nghiên cứu thông tin SGk và nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST. (?) Tìm hiểu VD 1, 2 trong SGK và cho biết có dạng đột biến nào? Có lợi hay có hại? (?) Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST? - HS nghiên cứu VD và nêu được: VD1: Mất đoạn, có hại cho con người. VD2: Lặp đoạn, có lợi cho sinh vật. - HS tự rút ra kết luận. - GV bổ sung: Một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST. - Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST chủ yếu do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người. - Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó. - Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. khác. - Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức của bài. - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (?) Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc trước bài 23 ........................................................................... Ngày giảng: 05/11/2019 – 9A3 08/11/2019 – 9A4 Tiết 25 - Bài 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS trình bày được những biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST. - Cơ chế hình thành thể 3 nhiễm và thể 1 nhiễm. - Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội. - Trình bày được những biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST. 3. Thái độ: - Say mê, yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. b) Năng lực đặc thù: năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh hình 23.1; 23. 2 SGK; H 29.1; 29. 2 SGK. 2. HS: Đọc trước nội dung bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra 3 câu hỏi SGK. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV giới thiệu khái niệm đột biến số lượng NST: đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hoặc tất cả bộ NST. Vậy nó có những dạng nào? Cơ chế hình thành? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV kiểm tra kiến thức cũ của HS về: (?) Thế nào là cặp NST tương đồng? (?) Bộ NST lưỡng bội, đơn bội? - 1 vài HS nhắc lại các khái niệm cũ. - GV cho HS quan sát H 29.1 và 29.2 SGK, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: I. Hiện tượng dị bội. (?) Qua 2 hình trên, hãy cho biết ở người, cặp NST thứ mấy đã bị thay đổi và thay đổi như thế nào so với các cặp NST khác? - HS quan sát hình vẽ và trả lời. - Cho HS quan sát H 23.1 và nghiên cứu mục I để trả lời câu hỏi: (?) Ở chi cà độc dược, cặp NST nào bị thay đổi và thay đổi như thế nào? (?) Quả của 12 kiểu cây dị bội khác nhau về kích thước, hình dạng và khác với quả của cây lưỡng bội bình thường như thế nào? - HS quan sát hình 23.2 và nêu được: + Cà độc dược có 12 cặp NST người ta phát hiện được 12 thể dị bội ở cả 12 cặp NST cho 12 dạng quả khác nhau về hình dạng, kích thước và số lượng gai. - Từ các VD trên, xây dựng cho HS khái niệm: (?) Thế nào là thể dị bội? Các dạng dị bội thể? (?) Hậu quả của hiện tượng thể dị bội? - HS tìm hiểu khái niệm. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. - Các dạng: + Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1). + Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n - 1) + Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2).... - Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n - 1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ. II. Sự phát sinh thể dị bội. - GV cho HS quan sát H 23.2. (?) Sự phân li NST trong quá trình giảm phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau? - Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận và nêu được: + Một bên bố (mẹ) NST phân li bình thường, mỗi giao tử có 1 NST của mỗi cặp. + Một bên bố (mẹ) NST phân li không bình thường, 1 giao tử có 2 NST của 1 cặp, giao tử kia không có NST nào. (?) Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử có số lượng như thế nào? - HS: Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST trong cặp tương đồng. - GV treo H 23.2 yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội. - 1 HS lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát hình và giải thích. - GV chốt lại kiến thức. - Cho HS quan sát H29.2 và thử giải thích trường hợp hình thành bệnh Đao có thể cho HS viết sơ đồ lai minh hoạ. - Cơ chế phát sinh thể dị bội: Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1) và (2n – 1) NST. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: - Thể dị bội là gì? Gồm những dạng nào? Hậu quả của thể dị bội? - Nguyên nhân phát sinh thể dị bội? - Bài tập trắc nghiệm: 1: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 2: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là: A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST 3: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây? A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Người D. Cả 3 loài nêu trên HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể (2n +1)? - Phân biệt hiện tượng dị bội thể và thể dị bội? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Gọi HS đọc kết luận SGK. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc trước bài 24. Tìm hiểu về thể đa bội .................................................................................... Ngày giảng: 06/11/2019 – 9A3 09/11/2019 – 9A4 Tiết 26: Bài 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS phân biệt được hiện tượng đa bội thể và thể đa bội. - Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa 2 trường hợp trên. - Biết các dấu hiệu nhận biết thể đa bội bằng mắt thường và sử dụng các đặc điểm của thể đa bội trong chọn giống. 2. Kỹ năng: - Phát triển tư duy lí thuyết (phân tích, hệ thống hoá kiến thức). 3. Thái độ: - HS có thái độ đấu tranh chống các tác nhân gây đột biến nguy hại 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. b) Năng lực đặc thù: năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh phóng to hình 24.1 đến 24.5 SGK. 2. HS: Đọc trước nội dung bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Đột biến số lượng NST là gì? Sự biến đổi số lượng NST ở một cặp thường thấy ở những dạng nào? Nêu hậu quả và cho VD? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: - GV: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “tinh và nhanh”: (?) Những biến đổi nào sau đây thuộc dạng dị bội thể: (2n + 1), 3n, (2n -1), 6n, (2n – 2), 8n, (2n + 2), 12n - GV chọn 2 HS lên thi. Mời 2 HS khác lên chấm bài thi của các bạn - GV nhận xét phần thi của HS, biểu dương HS làm tốt - GV: Các dạng 3n, 6n, 8n, 12n thộc dạng đa bội thể. Vậy đa bội thể là gì ? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV của GV và HS Nội dung III. Thể đa bội. (?) Thế nào là thể lưỡng bội? - HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được: + Thể lưỡng bội: Có bộ NST chứa các cặp tương đồng. (?) Nhận xét số lượng NST các dạng 3n, 6n, 8n, 12n? - HS: Tăng lên là bội số của n - GV: đó là các thể đa bội (?) Thể đa bội là gì? - GV phân biệt cho HS khái niệm đa bội thể và thể đa bội. - Yêu cầu HS quan sát H 24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi: - HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. (?) Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây? + Tăng số lượng NST dẫn tới tăng kích thước tế bào, cơ quan. (?) Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào? + Có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. (?) Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ? + Lượng ADN tăng gấp bội làm tăng trao đổi chất, tăng sự tổng hợp prôtêin nên tăng kích thước tế bào. (?) Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng? - GV lấy một số VD hiện tượng đa bội thể: Dưa hấu 3n, chuối, nho...., dâu tằm, rau muống, dương liễu.... (?) Tại sao hiện tượng đa bội thể hiếm gặp ở động vật? + Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản nên ít gặp hiện tượng này ở động vật. - Liên hệ đa bội ở động vật. - Lưu ý: Dự tăng kích thước của tế bào hoặc cơ quan chỉ trong giới hạn mức bội thể nhất định. Khi số lượng NST tưng quá giới hạn thì kích thước của cơ thể lại nhỏ dần đi. - Hiện tượng đa bội thể là trường hợp cả bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng theo bội của n (lớn hơn 2n): 3n, 4n, n.... - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội của n (lớn hơn 2n) - Tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội → số lượng ADN cũng tăng tương ứng → quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn → kích thước tế bào lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với ngoại cảnh tốt. - Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật đã được ứng dụng hiệu quả trong chọn giống cây trồng. + Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ (dương liễu...) + Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu. + Tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường. Phần IV: Sự hình thành thể đa bội: Không dạy HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập - GV yêu HS làm bài tập trắc nghiệm sau: Câu 1: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào? a. NST bị thay đổi về cấu trúc b. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST. c. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n d. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n. Câu 2: Cây đa bội được tạo thành do tác động vào quá trình nào? bộ phận nào của cây? a. Tác động vào quá trình nguyên phân, lúc hợp tử mới bắt đầu phân chia. b. Tác động vào quá trình giảm phân. c. Tác động vào đỉnh sinh trưởng của cây. d. a, b đúng. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (?) Phân biệt đa bội thể và thể đa bội? (?) Thể đa bội có lợi hay có hại ? Nó được ứng dụng trong sản xuất như thế nào? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3. - Tìm hiểu một số giống cây đa bội được trồng ở địa phương ? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Sưu tầm tranh, ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống. - Chuẩn bị mẫu vật: cây rau dừa, rau mác... mọc ở nước và trên cạn .. Ngày giảng: 12/11/2019 – 9A3 15/11/2019 – 9A4 Tiết 27: Bài 25: THƯỜNG BIẾN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng. - Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó. 2. Kĩ năng: - Thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến thường biến. 3. Thái độ: - Yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh phóng to hình 25 SGK. 2. HS: Một số tranh ảnh mẫu vật sưu tầm khác về thường biến. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (?) Thể đa bội là gì? Cơ chế hình thành? Viết sơ đồ minh hoạ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - GV cho HS quan sát hình cây rau dừa, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: (?) Cây rau dừa mọc dưới nước và trên cạn có điểm gì khác nhau? (?) Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau đó? (?) Biến dị đó có di truyền hay không? - GV ghi các ý trả lời ra góc bảng. - GV: Tính trạng nói riêng và kiểu hình nói chung chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là kiểu gen và môi trường. Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu về tác động của môi trường đến sự biến đổi kiểu hình của sinh vật. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường. Khái niệm thường biến. - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh mẫu vật các đối tượng và: (?) Nhận biết thường biến dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. (?) Nêu các nhân tố tác động gây thường biến. - HS quan sát kĩ tranh ảnh mẫu vật: Cây rau dừa nước, củ su hào... - Thảo luận nhóm và ghi vào bảng báo cáo thu hoạch. - Đại diện nhóm trình bày. - GV chốt đáp án đúng. Nhận biết 1 số thường biến Đối tượng Điều kiện môi trường Kiểu hình tương ứng Kiểu gen Nhân tố tác động 1. Cây rau dừa nước - Trên cạn - Ven bờ - Trên mặt nước - Thân, lá nhỏ - Thân, lá lớn hơn - Thân, lá lớn hơn, rễ biến đổi thành phao Không đổi Độ ẩm 2. Củ su hào - Chăm sóc đúng kĩ thuật - Chăm sóc không đúng kĩ thuật. - Củ to - Củ nhỏ Không đổi Kĩ thuật chăm sóc - Từ đối tượng trên yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (?) Qua các VD trên, kiểu hình thay đổi hay kiểu gen thay đổi? Nguyên nhân nào làm thay đổi? Sự thay đổi này diễn ra trong đời sống cá thể hay trong quá trình phát triển lịch sử? - HS nêu được: + Kiểu gen không thay đổi, kiểu hình thay đổi dưới tác động trực tiếp của môi trường. Sự thay đổi này xảy ra trong đời sống cá thể. (?) Thường biến là gì? - HS rút ra định nghĩa. - Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. - GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: - Từ những VD ở mục 1 và thông tin ở mục 2, HS nêu được: II. Mối quan hệ giưa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. (?) Sự biểu hiện ra kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc những yếu tố nào? + Kiểu hình của 1 kiểu gen phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. (?) Nhận xét mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? (?) Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường? (?) Những tính trạng nào chịu ảnh hưởng của kiểu gen? (?) Tính dễ biến dị của các tính trạng số lượng liên quan đến năng suất có lợi và hại gì trong sản suất? + Đúng quy trình sẽ làm năng suất tăng. + Sai quy trình  năng suất giảm. - Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. + Các tính trạng chất lượngphụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen. + Các tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều vào môi trường. - GV yêu cầu HS đọc VD SGK và trả lời câu hỏi: - HS đọc kĩ VD SGK, vận dụng kiến thức mục 2 và nêu được: (?) Sự khác nhau giữa năng suất bình quân và năng suất tối đa của giống lúa DR2 do đâu? + Do kĩ thuật chăm sóc. (?) Giới hạn năng suất do giống hay kĩ thuật trồng trọt quy định? + Do kiểu gen quy định. (?) Mức phản ứng là gì? - HS tự rút ra kết luận. III. Mức phản ứng. - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau. - Mức phản ứng do kiểu gen quy định. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: (?) Thường biến là gì? Cho ví dụ? (?) Phân biệt thường biến và đột biến? - Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Ý nghĩa của thường biến là: A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống D.Cả 3 ý nghĩa nêu trên Câu 2: Ngày nay trong nông nghiệp người ta đưa biện pháp kĩ thuật nào đặt lên hàng đầu? A. Cung cấp nước, phân bón, cải tạo đồng ruộng. B. Gieo trồng đúng thời vụ. C. Phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc đồng ruộng. D. Giống tốt. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Phân biệt thường biến và đột biến Thường biến Đột biến + Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được. + Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật. + Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được. + Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật. - Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình ? HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2. - Làm câu 3 vào vở bài tập. - Giải thích câu của ông cha ta: “Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống”. Theo em câu nói này đúng hay sai? (Câu nói này thời ông cha ta thì đúng, nhưng ngày nay không còn phù hợp) V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nghiên cứu trước bài 26. - Xem lại các kiến thức về biến dị, các dạng đột biến gen, đột biến NST . Ngày giảng: 13/11/2019 – 9A3 16/11/2019 – 9A4 Tiết 28: Bài 26 + 27: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT VÀI DẠNG ĐỘT BIẾN, QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết quan sát và nhận dạng một vài dạng đột biến và thường biến trong thực tế. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân biệt. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức ham học, yêu thích bộ môn 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh ảnh về các đột biến hình thái: Thân, lá, bông, hạt ở lúa, hiện tượng bạch tạng ở lúa chuột và người. 2. HS: Đọc trước nội dung bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, thực hành, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. Câu 1: (6 điểm) Đột biến gen là gì? Có những dạng nào? Câu 2: (4 điểm) Cho đoạn gen sau: T G A T X T G A X T A G A X Sau khi bị đột biến thay thế cặp A - T bằng cặp X - G thì cấu trúc đoạn gen sẽ như thế nào? Đáp án + Biểu điểm: Câu Nội dung Điểm 1 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. - Các dạng đột biến gen: Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit. 3 3 2 - Cấu trúc đoạn gen khi bị thay thế cặp A - T bằng cặp X - G T G X T X T G A X G A G A X 4 HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động: - Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn - GV cho 2 - 4 HS tham gia + Luật chơi: Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các biến dị ở sinh vật + Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng - GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS - Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến, thảo luận nhóm nhận biết các dạng đột biến gen. - HS quan sát kĩ các tranh, ảnh chụp. So sánh với các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến, ghi nhận xét vào bảng. 1. Nhận biết các đột biến gen gây ra biến đổi hình thái. Đối tượng quan sát Dạng gốc Dạng đột biến 1. Lá lúa (màu sắc) 2. Lông chuột (màu sắc) - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến, thảo luận nhóm nhận biết các dạng đột biến gen. - HS quan sát kĩ các tranh, ảnh chụp. So sánh với các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến, ghi nhận xét vào bảng. 2. Nhận biết các đột biến cấu trúc NST. - Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh đối chiếu dạng gốc và dạng đột biến, thảo luận nhóm nhận biết các dạng đột biến gen. - HS quan sát kĩ các tranh, ảnh chụp. So sánh với các đặc điểm hình thái của dạng gốc và dạng đột biến, ghi nhận xét vào bảng. 3. Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST. - GV yêu cầu HS quan sát tranh, ảnh, mẫu vật các đối tượng và thảo luận nhóm cá nội dung: + Nhận biết thường biến phát sinh dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. + Nêu các nhân tố tác động gây thường biến. - HS quan sát kĩ các tranh, ảnh và mẫu vật: Mầm khoai lang, cây rau dừa nước. - Thảo luận nhóm ghi kết quả vào bảng báo cáo thu hoạch. - Đại diện nhóm trình bày. - GV chốt đáp án. 4. Quan sát một số thường biến Đối tượng Điều kiện môi trường Kiểu hình tương ứng Nhân tố tác động 1. Mầm khoai - Có ánh sáng - Trong tối - Mầm lá có màu xanh - Mầm lá có màu vàng - ánh sáng 2. Cây rau dừa nước - Trên cạn - Ven bờ - Trên mặt nước - Thân lá nhỏ - Thân lá lớn - Thân lá lớn hơn, rễ biến thành phao. - Độ ẩm 3. Cây mạ - Trong bóng tối - Ngoài sáng - Thân lá màu vàng nhạt. - Thân lá có màu xanh - ánh sáng HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - GV nhận xét tinh thần, thái độ thực hành của các nhóm. - Nhận xét chung kết quả giờ thực hành. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: - Vẽ các hình quan sát được và ghi chú thích HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: - Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 26 SGK. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Tìm hiểu đặc điểm trẻ sinh đôi. - Xây dựng sơ đồ tư duy về phân loại biến dị. . Ngày giảng: 18/11/2019 – 9A3 22/11/2019 – 9A4 CHƯƠNG V –

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_9_tiet_24_den_41_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf