Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu rõ vai trò của các cơ quan sinh sản của nam, nữ

- Kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam,

nữ

2. Kỹ năng.

- Có kĩ năng quan sát hình, nhận biết kiến thức.

- Có nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh dục của cơ thể.

3. Thái độ.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể.

4. Định hướng năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng

lực giải quyết vấn đề.

* Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Tranh phóng to hình 60.1, 60.2

- Bài tập (Bảng 60)

2. Học sinh

- Chuẩn bị bài ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, hoạt

động nhóm

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hoạt động nhóm

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 158 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 27 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /5/2020(8A4); /5/2020(8A1) CHƯƠNG XI- SINH SẢN Tiết 52 -Bài 60+ 61: CƠ QUAN SINH DỤC NAM- NỮ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu rõ vai trò của các cơ quan sinh sản của nam, nữ - Kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận trong cơ quan sinh dục nam, nữ 2. Kỹ năng. - Có kĩ năng quan sát hình, nhận biết kiến thức. - Có nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh dục của cơ thể. 3. Thái độ. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ thể. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tế. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh phóng to hình 60.1, 60.2 - Bài tập (Bảng 60) 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, quan sát, vấn đáp, hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Nêu rõ mối quan hệ trong sự điều hòa hoạt động của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động Cơ quan sinh sản có chức năng quan trọng là duy trì nòi giống. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nam (hoạt động nhóm) - GV yêu cầu HS nghiên cứu tranh H 60.1 SGK và hoàn thành bài tập điền từ. - HS nghiên cứu thông tin H 60.1 SGK, trao đổi nhóm và hoàn thành bài tập. A. Bài 60 I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nam - Đại điện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và khẳng định đáp án. 1- Tinh hoàn 2- Mào tinh 3- Bìu 4- Ống dẫn tinh 5- Túi tinh - Cho HS đọc lại thông tin SGK đã hoàn chỉnh và trả lời câu hỏi: ?Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? ?Chức năng của từng bộ phận là gì? * Tìm hiểu Tinh hoàn và tinh trùng (hoạt động cá nhân) - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, HDHS quan sát H 60.2, giơi thiệu về tinh hoàn và tinh trùng *Tìm hiểu các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ (hoạt động nhóm) - GV yêu cầu HS quan sát H 61.1 SGK và ghi nhớ kiến thức. - Yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi: ?Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận là gì? - HS tự quan sát H 61.1 SGK và ghi nhớ kiến thức. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào phiếu học tập. HS trao đổi phiếu và so sánh với đáp án. - GV nhận xét. - GV giảng thêm về vị trí của tử cung và buồng trứng liên quan đến một số bệnh ở nữ và giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh. * Tìm hiểu buồng trứng và trứng Cơ quan sinh dục nam gồm: + Tinh hoàn: là nơi sản xuất ra tinh trùng. + Mào tinh hoàn: nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo. + Ống dẫn tinh: dẫn tinh trùng đến túi tinh. + Túi tinh; chứa tinh trùng. + Dương vật: dẫn tinh trùng, dẫn nước tiểu ra ngoài. + Tuyến hành, tuyến tiền liệt; tiết dịch nhờn II. Tinh hoàn và tinh trùng 1. Tinh hoàn. Gồm các ống sinh tinh sản sinh tinh trùng 2. Tinh trùng. - Tinh trùng được sản sinh bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Có 2 loại tinh trùng là tinh trùng X và tinh trùng Y. Số lượng nhiều. B. Bài 61: III. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ - Buồng trứng: nơi sản sinh trứng. - Ống dẫn trứng, phễu: thu và dẫn trứng. - Tử cung: đón nhận và nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh. - Âm đạo: thông với tử cung. - Tuyến tiền đình: tiết dịch IV. Buồng trứng và trứng - GV nêu vấn đề: - Trứng được sinh ra bắt đầu từ khi nào? - Trứng sinh ra từ đâu và như thế nào? - Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động? - HS tự nghiên cứu SGK, quan sát H 61.2; 58.3, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời: - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV giảng thêm về quá trình giảm phân hình thành trứng (tương tự ở sự hình thành tinh trùng). + Tại sao trứng di chuyển được trong ống dẫn trứng? + Tại sao trứng chỉ có 1 loại mang X? - Trứng được sinh ra ở buồng trứng từ tb gốc bắt đầu từ tuổi dậy thì. - Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, không di chuyển được. - Trứng có 1 loại mang X. - Trứng sống được 2 - 3 ngày và chỉ có khả năng thụ tinh trong vòng 1 ngày nếu gặp được tinh trùng. - Số lượng ít Hoạt động 3: Luyện tập Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập trang 189. - GV phát cho HS bài tập in sẵn, HS tự làm. - GV thông báo đáp án và biểu điểm cho HS tự chấm chéo của nhau. 1-c ; 2- g ; 3- i ; 4- h; 5- e; 6-a; 7-b; 8- d. Hoạt động 4: Vận dụng * Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Buồng trúng có chức năng a. Sản sinh ra giao tử cái b. Tiết ra hooc môn điểu hòa hoạt động sinh dục c. Kích thích tăng trưởng d. Cả a và b Câu 2: Tinh hoàn có chức năng a. Sản sinh ra giao tử đực b. b. Tiết ra hooc môn điểu hòa hoạt động sinh dục c. Kích thích tăng trưởng d. Cả a và b Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ?Vì sao trong quá trình thụ tinh cần phải có nhiều tinh trùng tham gia, mà khi thụ tinh chỉ có một tinh trùng được trứng tiếp nhận? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài và trả lời các câu hỏi SGK. Học theo bảng 61. - Đọc mục “Em có biết” trang 189, 191 - Chuẩn bị bài 61: Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai (tìm hiểu: Thụ tinh và thụ thai, sự phát triển của thai) + Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai (tìm hiểu: Ý nghĩa của việc tránh thai, cơ sơ khoa học của các biện pháp tránh thai) Ngày kiểm tra: /5/2020(8A ) Tiết 49: KIỂM TRA MỘT TIẾT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá khả năng nắm và vận dụng kiến thức đã học trong chương VII, VIII, XI. Cụ thể: Bài tiết, vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu, cấu tạo chức năng của da, thần kinh và giác quan,.... 2. Kĩ năng - Trình bày, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. 3. Thái độ - HS nghiêm túc trong giờ kiểm tra. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . * Năng lực đặc thù: Năng lực làm bài, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học giải thích hiện tượng thực tế. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đề - đáp án - biểu điểm. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức trong chương VII, VIII, XI và trả lời các câu hỏi liên quan III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Phát đề IV. KẾT THÚC GIỜ KIỂM TRA 1. Thu bài kiểm tra. 2. Nhận xét giờ kiểm tra - GV nhận xét tinh thần, ý thức làm bài của học sinh. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị Bài 64: Các bệnh lây qua đường tình dục (tìm hiểu: bệnh lậu) + Bài 65: Đại dịch AIDS thảm họa của loài người (tìm hiểu về HIV, AIDS)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_27_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf