Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 46: Đại não - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật lớp thú.

 - Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não người.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ bộ não.

4. Định hướng năng lực

1. Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học

2. Năng lực đặc thù : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất.

Phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh phóng to H 47.1; 47.2; 47.3; 47.4.

 Tranh câm H 47.2; 47.4 và các bìa chú thích.

 Mẫu ngâm não lợn tươi, dao sắc.

 Mô hình não tháo lắp.

 Bộ não của 5 lớp động vật có xương sống.

2. HS: Nghiên cứu bài học trước ở nhà

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

2. KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 46: Đại não - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 16/05/2020 Tiết 46 : ĐẠI NÃO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến hoá so với động vật lớp thú. - Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não người. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức bảo vệ bộ não. 4. Định hướng năng lực 1. Năng lực chung: Năng lực tự giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học 2. Năng lực đặc thù : Năng lực kiến thức sinh học, năng lực thể chất. Phẩm chất: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân... II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh phóng to H 47.1; 47.2; 47.3; 47.4. Tranh câm H 47.2; 47.4 và các bìa chú thích. Mẫu ngâm não lợn tươi, dao sắc. Mô hình não tháo lắp. Bộ não của 5 lớp động vật có xương sống. 2. HS: Nghiên cứu bài học trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. PPDH: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. KTDH: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC  1. æn ®Þnh tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: H - Tiểu não có cấu tạo như thế nào? - Cấu tạo: + Chất xám ở ngoài làm thành vỏ tiểu não. + Chất trắng ở trong là các đường dẫn truyền nối 2 vỏ tiểu não với các nhân và các phần khác của hệ thần kinh. Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Cấu tạo của đại não - PP: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KT: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực - NL: NL lực tự học, NL phát hiện và giải quyết vấn đề, NL hợp tác và NL thể chất. -PC: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân... - GV cho HS quan sát mô hình bộ não người và trả lời câu hỏi: - Xác định vị trí của đại não? - HS quan sát mô hình, trả lời được: + Vị trí: phía trên não trung gian. - Cho HS quan sát mô hình bộ não 5 lớp ĐVCXS và bộ não người. - So sánh đại não người với đại não của 5 lớp ĐVCXS? - HS so sánh và rút ra kết luận. - Yêu cầu HS tìm hiểu thêm thông tin mục “Em có biết” thấy được khối lượng não. - Yêu cầu HS quan sát H 47.1 và 47.2 để thấy cấu tạo ngoài và trong của đại não. Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ (SGK). - GV phát phiếu học tập. - GV cho HS trình bày kết quả của bài tập. - HS quan sát kĩ H 47.1 và 47.2 SGK ghi nhớ chú thích. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, hoàn thành bài tập điền từ. - HS trình bày, nhận xét và nêu được kết quả: 1 – Khe; 2 – Rãnh; 3 – Trán; 4 - Đỉnh; 5 – Thuỳ thái dương; 6 – Chất trắng. - GV xác nhận đáp án. - Yêu cầu HS đọc lại thông tin và trả lời câu hỏi: - Trình bày cấu tạo ngoài của đại não? - HS nghiên cứu thông tin và trình bày cấu tạo ngoài của đại não. - Rút ra kết luận. - GV cho HS quan sát mô hình bộ não và nhận xét. - Khe, rãnh của đại não có ý nghĩa gì? - Cho HS so sánh đại não của người và thú? Nhận xét nếp gấp ở đại não người và thú? - Đều có nếp gấp nhưng ở người nhiều hơn giúp diện tích bề mặt lớn hơn. - Cho HS quan sát mẫu não cắt ngang, đọc thông tin và trả lời: - Trình cầy cấu tạo trong của đại não (chỉ vị trí chất xám, chất trắng)? - HS quan sát mẫu não, nghiên cứu thông tin để trình bày. - GV nhận xét, cho HS quan sát H 47.3 để thấy các đường dẫn truyền trong chất trắng của đại não. - Cho HS đọc vai trò của nhân nền trong mục “Em có biết” SGK. I. Cấu tạo của đại não a. Cấu tạo ngoài: - Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu não. - Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ (thuỳ trán, đỉnh, chẩm và thái dương) - Các khe và rãnh (nếp gấp) nhiều tạo khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não. b. Cấu tạo trong: - Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp. - Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống. Trong chất trắng còn có các nhân nền. Hoạt động 2: Sự phân vùng chức năng của đại não - PP: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. - KT: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực - NL: NL lực tự học, NL phát hiện và giải quyết vấn đề, NL hợp tác và NL thể chất. -PC: Tự giác, tự tin, có trách nhiệm với bản thân... - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, đối chiếu với H 47.4. - GV phát phiếu học tập với nội dung bài tập SGK (149) cho các nhóm. - Cá nhân tự thu nhận thông tin, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, ghi vào phiếu học tập. - Gọi 2 nhóm thi nhau hoàn thành kết quả. - 2 nhóm cử đại diện trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, khẳng định đáp án: a- 3; b- 4; c- 6; d- 7; e- 5; g- 8; h- 2; i-1. - Hoàn thành lại phiếu theo kết quả đúng. - Nhận xét về các vùng của vỏ não? VD? - Tại sao những người bị chấn thương sọ não thường bị mất cảm giác , trí nhớ, mù, điếc... để lại di chứng suốt đời? - HS hoạt động cá nhân, dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời. - GV liên hệ đến việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ não khi tham gia giao thông. - Trong số các vùng trên, vùng nào không có ở động vật ? - Vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết, vùng vận động ngôn ngữ. II. Sự phân vùng chức năng của đại não - Vỏ não có các vùng cảm giác và vùng vận động có ý thức thuộc PXCĐK. - Riêng ở người có thêm vùng vận động ngôn ngữ và vùng hiểu tiếng nói và chữ viết. Hoạt động 3: Luyện tập HS đọc kl sgk. - GV treo tranh câm H 47.2 , yêu câu HS điền chú thích và nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của đại não. - Treo H 47.3 yêu cầu HS trình bày cấu tạo trong của đại não. Hoạt động 4: Vận dụng - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Đọc phần “Em có biết” - Làm bài tập 3 vào vở bài tập. ********************************************

File đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_46_dai_nao_nam_hoc_2019_2020_tru.doc