Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 49, 52 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS được Ôn tập, củng cố được các kiến thức đã học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng trình bày.

3. Thái độ: tính tự giác trong khi làm bài kiểm tra.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực làm bài.

II. CHUẨN BỊ.

 GV: Đề kiểm tra

 HS: Giấy kiểm tra, bút, thước, chì.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: cá nhân

2. Kĩ thuật:

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức.

 2. Hình thức kiểm tra: Tự luận

 3. Ma trận, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm (tổ khảo thí)

HĐ 3: Luyện tập

GV nhận xét ý thức làm bài của hs.

HĐ 4: Vận dụng:

HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo:

V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:

- Đọc trước bài tiến hóa về sinh sản.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 49, 52 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 7A5: 4/6 ; 7A6: 4/ 6 TIẾT 49: KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS được Ôn tập, củng cố được các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy, kĩ năng trình bày. 3. Thái độ: tính tự giác trong khi làm bài kiểm tra. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học. b) Năng lực đặc thù: Năng lực làm bài. II. CHUẨN BỊ. GV: Đề kiểm tra HS: Giấy kiểm tra, bút, thước, chì... III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: cá nhân 2. Kĩ thuật: IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức. 2. Hình thức kiểm tra: Tự luận 3. Ma trận, đề kiểm tra, hướng dẫn chấm (tổ khảo thí) HĐ 3: Luyện tập GV nhận xét ý thức làm bài của hs. HĐ 4: Vận dụng: HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Đọc trước bài tiến hóa về sinh sản. Ngày soạn: 30/5/2020 Ngày giảng: 7A5: ...../6; 7A6: ....../ 6 CHƯƠNG 8 - ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI TIẾT 52: ĐA DẠNG SINH HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Học sinh nêu được khái niệm đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của động vật với các điều kiện sống khác nhau. 2. Kĩ năng - Kĩ năng quan sát, so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thích môn học, khám phá tự nhiên. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. CHUẨN BỊ: -GV: Tranh sơ đồ hình 58.1; 58.2 SGK. -HS: Tư liệu thêm về động vật ở đới lạnh và đới nóng. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Cá nhân, nhóm, thuyết trình, vấn đáp 2. Kĩ thuật: Chia sẻ, hợp tác... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ - Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì? 3. Bài mới: HĐ1: KĐ: GV cho HS nêu những nơi phân bố của động vật, vì sao động vật phân bố ở mọi nơi? " tạo nên sự đa dạng. HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động 1: Sự đa dạng sinh học: Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 185 và trả lời câu hỏi: ? Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. I. Sự đa dạng sinh học: - Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài. - Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau. Hoạt động 2: Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, - Điều kiện khí hậu ở hai môi trường này như thế nào ? - GV chốt về đặc điểm khí hậu. II. Đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng - Môi trường đới lạnh: Khí hậu cực lạnh, Đóng băng quanh năm, Mùa hè rất ngắn. - Môi trường hoang mạc đới nóng: Khí hậu rất nóng và khô, Rất ít vực nước và phân bố xa nhau. - Sự đa dạng của các động vật ở môi trường đặc biệt rất thấp. - Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng cao thì mới tồn tại được. Hoạt động 3: Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK nội dung bảng 189, theo dõi ví dụ trong một ao thả cá. VD: nhiều loài cá sống trong ao, có loài kiếm ăn ở tầng nước mặt (cá mè) một số loài kiếm ăn ở tầng đáy (trạch, cá quả) một số sống ở đáy bùn (lươn). Thảo luận và trả lời: ? Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện như thế nào? ? Vì sao trên đồng ruộng gặp 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh với nhau? + Đa dạng thể hiện ở số loài rất nhiều. ? Vì sao nhiều loài cá lại sống được trong cùng một ao? + Các loài cùng sống tận dụng được nguồn thức ăn. ? Tại sao số lượng loài phân bố một nơi lại có thể rất nhiều? - GV đánh giá ý kiến của các nhóm. ? Vì sao số lượng loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn so với đới nóng và đới lạnh? - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận. - GV lưu ý: Do động vật thích nghi được với khí hậu ổn định. III. Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa: - Sự đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú. - Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống. Hoạt động 4: Những lợi ích của đa dạng sinh học: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: ? Sự đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì về thực phẩm, dược phẩm? - GV cho các nhóm trả lời và bổ sung cho nhau: ? Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học còn có giá gì đối với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước? - GV thông báo thêm: + Đa dạng sinh học là điều kiện đảm bảo phát triển ổn định tính bền vững của môi trường, hình thành khu du lịch. + Cơ sở hình thành các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển oxi, giảm xói mòn. + Tạo cơ sở vật chất để khai thác nguyên liệu. IV. Những lợi ích của đa dạng sinh học: - Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho đất nước. HĐ 5: Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với hiểu biết thực tế, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới ? Chúng ta cần có những biện pháp nào để bảo vệ đa dạng sinh học? ? Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên cơ sở khoa học nào? V. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học: - Để bảo vệ đa dạng sinh học cần: + Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi. + Thuần hoá, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài. HĐ 3: Luyện tập - Học sinh đọc ghi nhớ SGK - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. HĐ 4: Vận dụng ? Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên cơ sở khoa học nào? Hãy kể tên các lợi ích của đa dạng sinh học ở địa phương em? HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo: Em đã làm gì để bảo vệ sự đa dạng sinh học? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Tìm hiểu thêm về đa dạng sinh học trên đài báo. - Kẻ bảng T193 vào vở:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_49_52_nam_hoc_2019_2020_truong_t.docx
Giáo án liên quan