Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 32+33 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống.

- Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.

- Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Mẫu cá chép, Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim.

2. Học sinh:

- 1 con cá chép (cá giếc) + Khăn lau, xà phòng.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp

- Thực hành, vấn đáp.

2. Kĩ thuật

- Chia nhóm, đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

- Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép?

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 32+33 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 7AB- 03/12/2019. Tiết 32 - Bài 32: THỰC HÀNH MỔ CÁ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống. - Rèn kĩ năng trình bày mẫu mổ. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. - Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Mẫu cá chép, Bộ đồ mổ, khay mổ, đinh ghim. 2. Học sinh: - 1 con cá chép (cá giếc) + Khăn lau, xà phòng. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Thực hành, vấn đáp. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - GV kiểm tra sự chuẩn bị của Hs. - Nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV hướng dẫn các bước mổ cá (như SGK trang 106) I. Hướng dẫn mổ cá. - Cắt một vết trước hậu môn và bắt đầu mổ từ a dọc bụng cá cho tới b, nâng mũi kéo tránh cắt vào các nội quan vùng bụng và tim nằm ở gần vùng vây ngực. - Cắt tiếp theo đường bc vòng theo nắp mang. Sau đó cắt theo đường edc qua các xương sườn, dưới cột sống và lật - GV biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1 SGK). - HS thực hành theo nhóm 6-8 người - Mỗi nhóm cử 2HS mổ cá, các HS khác quan sát, ghi chép kết quả quan sát. - Các nhóm thực hành theo hướng dẫn của GV: + Mổ cá: lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong - Sau khi mổ cho HS quan sát vị trí tự nhiên của các nội quan chưa gỡ. - GV Hướng dẫn các nhóm gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK). - Yc các HS trong nhóm quan sát mẫu mổ, xác định tên, vị trí các nội quan: 1. Tim 2. Gan 3. Mật. 4. Dạ dày. 5. Ruột. 6. Tuyến sinh dục. 7. Bóng hơi, 8. Thận. 9. Mang - Sau khi quan sát các nhóm trao đổi, nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan, điền bảng SGK trang 107. - GV cho HS quan sát tranh bộ não cá và nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác. bỏ. - Cắt tiếp xương nắp mang theo đường cb' để lộ toàn bộ nội quan. II. Thực hành mổ cá. III. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ: Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò - Mang (hệ hô hấp) Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu gồm các lá mang gần các xương cung mang – có vai trò trao đổi khí. - Tim (hệ tuần hoàn) Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy máu vào động mạch – giúp cho sự tuần hoàn máu. - Hệ tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột, gan) Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạy dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn. - Bóng hơi Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước. - Thận (hệ bài tiết) Hai dải, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài. - Tuyến sinh dục (hệ sinh sản) Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản. - Não (hệ thần kinh) Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống, điều khiển, điều hoà hoạt động của cá. - GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan gỡ không bị nát, trình bày đẹp. - Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể. - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm. - Cho các nhóm thu dọn vệ sinh. - Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình - GV đánh giá điểm cho 1 số nhóm. Hoạt động 3. Luyện tập - GV kiểm tra trên mẫu mổ, yc HS xác định các nội quan của cá và nêu chức năng? Hoạt động 4. Vận dụng - Về nhà tự mổ cá và xác định lại các nội quan, chức năng của các nội quan. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: tìm hiểu thêm về cấu tạo trong của cá chép trên internet. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 32, nêu cấu tạo trong của cá chép? Ngày giảng: 7C- 05/12/2019 Tiết 33 - Bài 33: CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được cấu tạo của đại diện lớp Cá (cá chép). Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động của cá chép. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức học tập, lòng say mê yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Tranh cấu tạo trong của cá chép, - Mô hình não cá. - Tranh sơ đồ hệ thần kinh cá chép. 2. Học sinh: - Xem lại kiến thức của bài thực hành III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp - Thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, trực quan. 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức - GV kiểm tra sĩ số lớp, ghi chú vào góc bảng. 2. Kiểm tra bài cũ: - Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Khởi động - Kể tên các cơ quan dinh dưỡng của cá? => GV vậy các cơ quan này có cấu tạo ntn? Hoạt động 2. Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * HSKT: Gv giao nhiệm vụ chép ghi nhớ cuối bài. - GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh, kết hợp với kết quả quan sát được trên mẫu mổ ở bài thực hành: I. Các cơ quan dinh dưỡng 1. Tiêu hoá - Nêu các thành phần của hệ tiêu hóa? - Hoạt động tiêu hoá thức ăn diễn ra như thế nào? => Thức ăn được nghiền nát nhờ răng hàm, dưới tác dụng của enzim tiêu hóa thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng ngấm qua thành ruột vào máu. Các chất cặn bã được thải ra ngoài qua hậu môn. - Nêu chức năng của hệ tiêu hoá? => Chức năng: biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải cặn bã. - Yêu cầu HS rút ra vai trò của bóng hơi. => Bóng hơi có tác dụng làm cho cá chìm, nổi. - GV cho HS thảo luận: + Hoàn thành bài tập điền vào chỗ trống. - Thảo luận tìm các từ cần thiết điền vào chỗ trống. - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Từ cần điền: 1- tâm nhĩ; 2- tâm thất; 3- động mạch chủ bụng; 4- các động mạch mang; 5- động mạch chủ lưng; 6- mao mạch ở các cơ quan; 7- tĩnh mạch; 8- tâm nhĩ. - Nêu tên cơ quan hô hấp của cá? - HS: Cá hô hấp bằng mang. - Hệ bài tiết nằm ở đâu? có chức năng gì? - Hs dựa vào sgk, nhớ lại kiến thức bài thực hành và trả lời. - Yêu cầu HS quan sát H 33.2; 33.3 SGK và mô hình não, trả lời câu hỏi: - Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào ? - Bộ não cá chia làm mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào ? - Hệ tiêu hóa phân hóa rõ rệt: thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn, gan tiết mật giúp cho sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng. - Bóng hơi thông với thực quản, giúp cá chìm nổi dễ dàng. 2. Tuần hoàn và hô hấp a. Tuần hoàn - Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch. + Tim có hai ngăn là tâm nhĩ và tâm thất, nối với các mạch tạo thành 1 vòng tuần hoàn kín. b. Hô hấp. - Cá hô hấp bằng mang. c. Hệ bài tiết - Thận giữa, gồm 2 quả thận màu đỏ nằm hai bên cột sống, cấu tạo đơn giản, có chức năng lọc máu,thải các chất không cần thiết ra ngoài. II. Thần kinh và giác quan của cá - Hệ thần kinh: + Trung ương thần kinh: não, tuỷ sống + Dây thần kinh: đi từ trung ương thần kinh đến các cơ quan. - Cấu tạo não cá: 5 phần + Não trước: kém phát triển - Gọi 1 HS lên bảng trình bày cấu tạo não cá trên mô hình. - Nêu vai trò của các giác quan? - Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá? + Não trung gian + Não giữa: lớn, trung khu thị giác + Tiểu não: phát triển phối hợp hoạt động các cử động phức tạp. + Hành tuỷ: điều khiển hoạt động nội quan. - Giác quan: + Mắt: không có mí nên chỉ nhìn gần. + Mũi: đánh hơi, tìm mồi. + Cơ quan đường bên: nhận biết áp lực tốc độ dòng nước, vật cản. Hoạt động 3. Luyện tập - Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước Hoạt động 4. Vận dụng - Tìm hiểu và giải thích hiện tượng .xảy ra trong thí nghiệm hình 33.4/sgk Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - HDVN: tìm hiểu thêm về cấu tạo trong của cá. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Vẽ sơ đồ cấu tạo cá chép. - Sưu tầm tranh, ảnh về các loài cá. ....................................................................

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_3233_nam_hoc_2019_2020_truong_th.pdf