Bài giảng Bài 18 : chu kì tế bào và các hình thức phân bào

1. KHÁI NIỆM VỀ CHU KÌ TẾ BÀO:

Là khỏang thời gian giữa hai lần phân bào .

Chu kì tế bào gồm hai thời kì : Kì trung gian ( gian kì) và nguyên phân .

 

ppt20 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 18 : chu kì tế bào và các hình thức phân bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gv : Nguyễn Thanh Thủy Trường THPT Vũng Tàu Thành phố Vũng Tàu Chương IV PHÂN BÀO BÀI 18 : CHU KÌ TẾ BÀO VÀ CÁC HÌNH THỨC PHÂN BÀO I. SƠ LƯỢC CHU KÌ TẾ BÀO : 1. KHÁI NIỆM VỀ CHU KÌ TẾ BÀO: Là khỏang thời gian giữa hai lần phân bào . Chu kì tế bào gồm hai thời kì : Kì trung gian ( gian kì) và nguyên phân . 1. KHÁI NIỆM VỀ CHU KÌ TẾ BÀO: Thời gian của chu kì tế bào tùy thuộc từng lọai tế bào trong cơ thể và tùy thuộc từng lòai . VD : Chu kì của các tế bào phôi chỉ 15-20ph /1lần . Chu kì tế bào ruột cứ một ngày phân bào 2 lần( 12h /1lần) , Chu kì tế bào gan là 2 lần trong 1 năm ( 6tháng/1lần) Còn tế bào nơron ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào . Chu kì của đa số tế bào kéo dài trên 20h . 2. KÌ TRUNG GIAN: Là thời kì sinh trưởng của tế bào bao gồm 3 pha Pha G1 : Diễn ra sự gia tăng tế bào chất, sự hình thành thêm các bào quan khác nhau . Sự phân hóa về cấu trúc và chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin) và chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp AND . Pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào, độ dài thời gian tùy thuộc vào chức năng sinh lý của tế bào . VD: Thời gian pha G1 của tế bào phôi rất ngắn, còn tế bào nơ ron kéo dài suốt đời sống của cơ thể . Cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm kiểm sóat R. Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân. Nếu không vượt qua điểm R tế bào đi vào qua 1trình biệt hóa . Pha S: Sao chép AND Nhân đôi nhiễm sắc thể →NST kép gồm hai sợi crômatit dính nhau tại tâm động . Nhân đôi trung tử →Vai trò hình thành thoi phân bào sau này Tổng hợp nhiều chất cao phân tử khác và các hợp chất giàu năng lượng . Pha G2 : * Tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò hình thành thoi phân bào(sợi tubulin). * NST ở pha này giữ nguyên trạng thái như ở cuối pha S . * Sau pha G2 tế bào diễn ra quá trình nguyên phân. Tế bào rễ đậu Viciafaba Nguyên bào sợi của chuột Nguyên bào sợi chuột túi 19,3h 20h 11h M M M G1 G1 G1 S S S G2 G2 G2 3,6% 25,4% 38,8% 25,4% 10,4% 41,4% 3,2% 10,5% 24,5% 52.8% 19,1% 44,9% Thời gian tương đối của 4 pha trong chu kỳ tế bào ở một số tế bào II. CÁC HÌNH THỨC PHÂN BÀO : Sư phân bào gồm các hình thức sau ; a,Trực phân : (Phân bào trực tiếp) là hình thức phân bào không có tơ hay không có thoi phân bào . b. Gián phân : là hình thức phân bào có tơ Gồm nguyên phân và giảm phân . III. PHÂN BÀO Ở TẾ BÀO NHÂN SƠ : Trực phân là hình thức phân bào ở tế bào nhân sơ . Nhận xét gì về quá trình phân bào ở vi khuẩn? IV. PHÂN BÀO Ở TẾ BÀO NHÂN THỰC : Hai hình thức phân bào nhân thực là nguyên phân và giảm phân . Mitosis MEIOSIS Nêu điểm giống và khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân? Bài học đến đây là hết

File đính kèm:

  • pptchu ki te bao.ppt