I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt: chính trị, kinh tế, văn
hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần
2. Kĩ năng
- Sử dụng lược đồ.
- Lập bảng thống kê, phân tích, đánh giá, nhận xét.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù
- NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức
Lịch sử vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài học, phương án. Hình thức tổ chức dạy học.
- Phiếu học tập, khung trọng tâm kiến thức.
2. Học sinh
a) Trước giờ lên lớp
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần
b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá
nhân và nhóm.
c) Sau giờ lên lớp
- Tiếp tục tìm hiểu về các cuộc kháng chiển chống quân xâm lược Tống của
nhà Lý và chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần? Nhận xét đánh giá
chiến lược, chiến thuật đánh giặc? Suy nghĩ về các anh hùng dân tộc tiêu biểu gắn với
các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 31: Ôn tập Chương II và Chương III - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/11/2019 Ngày dạy: 19/11/2019-7A56
Tiết 31-Bài 17
ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt: chính trị, kinh tế, văn
hoá của Đại Việt ở thời Lý, Trần
2. Kĩ năng
- Sử dụng lược đồ.
- Lập bảng thống kê, phân tích, đánh giá, nhận xét...
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
4. Định hướng phát triển năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ, tự học; giao tiếp hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù
- NL tìm hiểu và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức
Lịch sử vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài học, phương án. Hình thức tổ chức dạy học.
- Phiếu học tập, khung trọng tâm kiến thức...
2. Học sinh
a) Trước giờ lên lớp
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần
b) Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá
nhân và nhóm.
c) Sau giờ lên lớp
- Tiếp tục tìm hiểu về các cuộc kháng chiển chống quân xâm lược Tống của
nhà Lý và chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần? Nhận xét đánh giá
chiến lược, chiến thuật đánh giặc? Suy nghĩ về các anh hùng dân tộc tiêu biểu gắn với
các cuộc kháng chiến thời Lý, Trần?
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, phân tích, tổng hợp...
2. Kỹ thuật
- Trình bày, động não, công đoạn...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 7A5: ...../32; 7A6: ...../34
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly?
- Tác dụng của những cải cách đó?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu tiết học dẫn dắt hs vào bài: Thời Lý-Trần nhân dân ta đã phải
đương đầu với những cuộc xâm lược nào? Những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn
hóa, giáo dục... Chúng ta sẽ hệ thống hóa trong tiết học ngày hôm nay...
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV&HS Nội dung (Gợi ý)
- HĐ cá nhân-ghi nhớ lại kiến thức
- Ghi kết quả ra giấy
- Đổi chéo kết quả với bạn bên
cạnh-bổ sung cho nhau
- Giao hs kiểm tra học thuộc chéo
nhau
- Báo cáo kết quả
- Gv phân tích, đánh giá kết quả
HĐ
- HĐN: Hoàn thành phiếu học tập
? Lập bảng thống kê các cuộc
kháng chiến thời Lý, Trần?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
trên bảng.
- Các nhóm tương tác, nhận xét,
đánh giá, bổ sung.
- Gv chuần hóa kiến thức.
- HS HĐN 6 (5’)
- Hoàn thành phiếu học tập
- Gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày
kết quả trên bảng
- Các nhóm tương tác. Chia sẻ,
nhận xét, bổ sung
- GV phân tích, đánh giá kết quả
- Chuẩn hóa kiến thức
1. Hoàn cảnh thành lập nhà Lý
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh
nối ngôi và năm l009 thì qua đời.
- Triều thần chán ghét nhà Lê đã tôn Lý
Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được
thành lập.
- Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô ra Đại La,
đổi tên là thành Thăng Long.
2. Những thành tựu về văn hóa, giáo
dục thời Lý
- Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở
Thăng Long.
- Năm 1076, mở Quốc Tử Giám.
=> Đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục
Đại Việt.
- Nhà nước quan tâm giáo dục, khoa cử.
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.
- Đạo Phật phát triển, khắp nơi đều dựng
chùa, tô tượng, đúc chuông...
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân
gian phát triển: Ca hát, nhảy múa, trò chơi
dân gian ...
- Kiến trúc, điêu khắc có phong cách nghệ
thuật đa dạng, độc đáo tiêu biểu là chùa
Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng
thời Lý...
3. Lập bảng thống kê các cuộc kháng
chiến lớn thời Lý -Trần
Tên
cuộc
kháng
chiến
Thời gian
bắt đầu và
kết thúc
Đường
lối
đánh
giặc
Nhân
vật lịch
sử tiêu
biểu
- HS HĐN bàn (5’) ghi nhớ kiến
thức
- HĐN bàn kiểm tra chéo nhau
- Báo cáo kết quả
- GV kiểm tra xác suất
- HĐ cá nhân-trả lời câu hỏi
- Lớp chia sẻ, tương tác, nhận xét,
bổ sung
- GV chuẩn hóa kiến thức
- HS học thuộc
4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa Lịch
sử ba lần kháng chiến chống quân xâm
lược Mông-Nguyên
* Nguyên nhân thắng lợi
- Nhà Trần tạo được khối đoàn kết toàn dân
tộc: Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành
phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, trong
đó hạt nhân là các quý tộc, vương hầu.
- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt,
quan tâm chăm lo sức dân tạo nên sự gắn
bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng
của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đánh giặc đúng
đắn, sáng tạo của vương triều Trần, tiêu
biểu là Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo,
Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
* Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược
Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên, bảo
vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại
mọi kẻ thù xâm lược, góp phần nâng cao
lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho
nhân dân...
- Để lại bài học quý giá (đoàn kết dân tộc,
quan tâm chăm lo cho nhân dân...)
5. Nhà Trần xây dựng quân đội và
củng cố quốc phòng
- Quân đội gồm: cấm quân và quân ở các
lộ; làng xã có hương binh; ngoài ra còn có
quân của các vương hầu.
- Chính sách “ Ngụ binh ư nông” và chủ
trương “Quân lính cốt tinh nhuệ, không
cốt đông”
- Quân đội được học tập binh pháp và
luyện tập võ nghệ
- Nhà Trần cử những tướng giỏi cầm
quân đóng ở những nơi hiểm yếu, vua
trực tiếp đi tuần.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
* Bài tập: Kể một vài ví dụ về tinh thần đoàn kết đánh giặc trong các cuộc
kháng chiến thời Lý-Trần?
- Kháng chiến chống Tống: sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với
đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi
- Kháng chiến chống Mông – Nguyên: dân nhân theo lệnh triều đình thực hiện “
vườn không nhà trống”, tự xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều
đình để tiêu diệt giặc...
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Lập bảng thống kê những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, giáo dục,
khoa học, nghệ thuật thời Lý-Trần (GV hướng dẫn hs về nhà làm)
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Dựa vào đâu có thể nhận định: thời Lý - Trần dân tộc ta xây dựng được
nền văn minh rực rỡ, gọi là văn minh Đại Việt?
- Theo em, trách nhiệm của chúng ta đối với những thành quả mà ông cha
ta đã làm là gì?
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành bảng thống kê về văn hóa, giáo dục, khoa học nghệ thuật.
- Chuẩn bị bài 18: “ Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa
chống quân Minh đầu thế kỉ XV”
+ Nhà Minh xấm lược nước ta như thế nào?
+ Các chính sách cai trị của nhà Minh.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_7_tiet_31_on_tap_chuong_ii_va_chuong_ii.pdf