I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học ở các chương.
2. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, tự lập
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt
động nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, vận dụng kiến thức
sinh học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Hệ thống câu hỏi.
2. HS: Ôn lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm
nhỏ.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV: Yêu cầu Hs liệt kê các kiến thức đã học về rễ
HS: hđ cá nhân trả lời
GV: Ghi nhanh lên bảng.dẫn dắt vào bài
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 34+35 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 22/12/2020- 6A3 24/12/2020- 6A4
Tiết 34 : ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học ở các chương.
2. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, tự lập
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt
động nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, vận dụng kiến thức
sinh học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Hệ thống câu hỏi.
2. HS: Ôn lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm
nhỏ.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV: Yêu cầu Hs liệt kê các kiến thức đã học về rễ
HS: hđ cá nhân trả lời
GV: Ghi nhanh lên bảng...dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG 2. LUYỆN TẬP
GV giao các câu hỏi
HS ôn tập lại các nội dung đã học
Câu 1: Có những loại rễ chính nào? Nêu đặc điểm của các loại rễ đó. Mỗi loại lấy 1 ví dụ?
Trả lời :
- Có 2 loại rễ chính : Rễ cọc và rễ chùm
+ Rễ cọc: có 1 rễ cái to khỏe đâm sâu xuống đất và các rễ con mọc xiên ra.
+ Ví dụ: Cam, chanh.....
+ Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ ra gốc thân có độ dài gần bằng nhau.
Ví dụ: Lúa, hành...
Câu 2:
Giải thích vì sao : Trong trồng trọt không nên trồng cây với mật độ quá dày ?
Trả lời :
Trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày vì
khi trồng cây với mật độ quá dày, cây sẽ mọc chen chúc nhau nên thiếu ánh sáng,
thiếu không khí gây khó khăn cho quang hợp... Cây chế tạo được ít chất hữu cơ năng
suất thu hoạch sẽ thấp.
HOẠT ĐỘNG 3. VẬN DỤNG
HS lên bảng
Các bạn khác vấn đáp câu hỏi bất kỳ
HOẠT ĐỘNG 4. MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Yêu cầu HS lập sơ đồ tư duy về các loại rễ
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Ôn lại các kiến thức, tiếp tục ôn tập
----------------
Ngày dạy: 23/12/2020- 6A3 26/12/2020- 6A4
Tiết 35 : ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết Củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học ở các chương.
2. Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, tự lập
3. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt
động nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học, vận dụng kiến thức
sinh học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Hệ thống câu hỏi.
2. HS: Ôn lại kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, vấn đáp.
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, mảnh ghép
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV: Yêu cầu Hs liệt kê các kiến thức đã học trong chương Thân
HS: hđ cá nhân trả lời
GV: Ghi nhanh lên bảng...dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG 2. LUYỆN TẬP
GV giao các câu hỏi
HS ôn tập lại các nội dung đã học
Câu 1:
Có các loại thân biến dạng nào? Chức năng các loại thân đó?
Trả lời:
- Thân củ: chức năng dự trữ chất dinh dưỡng
Thân rễ : chức năng dự trữ chất dinh dưỡng
- Thân mọng nước: chức năng dự trữ nước và quang hợp
Câu 2:
Phân biệt chồi ngọn và chối nách theo vị trí và chức năng?
Trả lời:
- Vị trí: + Chồi ngọn nằm ở dọc thân và dọc cành
+ Chồi nách nằm ở nách lá
Phát triển: + Chồi ngọn phát triển thành thân chính và cành
+ Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.
Câu 3: Có các loại cây sau: cây dưa chuột, cây phượng, cây rau má, cây mướp, cây dừa,
cây khoai lang. Hãy sắp xếp chúng thành các nhóm thân: thân đứng, thân leo, thân bò
Trả lời:
- Thân đứng: Phượng, dừa
- Thân leo: Dưa chuột, mướp
- Thân bò: Rau má, khoai lang
HOẠT ĐỘNG 3. VẬN DỤNG
GV kiểm tra lại việc học của HS
Gọi HS lên bảng đọc bài
HOẠT ĐỘNG 4. MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
Vẽ sơ đồ tư duy về các loại thân biến dạng và lấy ví dụ
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Ôn lại các kiến thức tiết sau ôn tập tiếp
----------------
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_3435_nam_hoc_2020_2021_truong_pt.pdf