I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa. So sánh với cấu
tạo trong của rễ (miền hút).
- Nêu được chức năng của vỏ, trụ giữa.
2. Phẩm chất.
Phẩm chất: Trung thực, tự lập
3. Năng lực.
- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác nhóm, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ
- NL chuyên biệt: NL quan sát tranh phát hiện kiến thức.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Chuẩn bị H:15.1. bảng phụ (bảng 49).
2. HS: Kẻ bảng 49 vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp.
Trực quan, vấn đáp gợi mở, KT đặt câu hỏi.
2. Kỹ thuật.
Vấn đáp, KT Đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày T.N và nêu kết quả thân dài ra là do đâu?
- Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ? Cho VD?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
GV: Yêu cầu HS hđ cá nhân trả lời câu hỏi:
Thân non của cây thường có màu gì? Giải thích tại sao?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời
GV: Không nhận xét đúng sai, dẫn dắt.bài mới
Thân non của tất cả các loại cây là phần ở ngọn thân và ngọn cành. Thân non
thường có màu xanh lục. Vậy, thân non có cấu tạo như thế nào?
GV: Ghi tên bài lên bảng
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 15+16 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6B 27/10/2020
6A,C 28/10/2020
Tiết 15 - Bài 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa. So sánh với cấu
tạo trong của rễ (miền hút).
- Nêu được chức năng của vỏ, trụ giữa.
2. Phẩm chất.
Phẩm chất: Trung thực, tự lập
3. Năng lực.
- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác nhóm, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ
- NL chuyên biệt: NL quan sát tranh phát hiện kiến thức.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Chuẩn bị H:15.1. bảng phụ (bảng 49).
2. HS: Kẻ bảng 49 vào vở.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp.
Trực quan, vấn đáp gợi mở, KT đặt câu hỏi.
2. Kỹ thuật.
Vấn đáp, KT Đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày T.N và nêu kết quả thân dài ra là do đâu?
- Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì ? Cho VD?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
GV: Yêu cầu HS hđ cá nhân trả lời câu hỏi:
Thân non của cây thường có màu gì? Giải thích tại sao?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời
GV: Không nhận xét đúng sai, dẫn dắt....bài mới
Thân non của tất cả các loại cây là phần ở ngọn thân và ngọn cành. Thân non
thường có màu xanh lục. Vậy, thân non có cấu tạo như thế nào?
GV: Ghi tên bài lên bảng
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Cấu tạo trong thân non.
Gv: Hướng dẫn HS quan st hình 15.1.
-> Yêu cầu HS cho biết:
1, Cấu tạo trong thân non.
Cấu tạo trong thân non gồm 2 phần
Hs: Quan sát tranh hình 15.1 -> Trả lời
câu hỏi :
? Cấu tạo trong thân non gồm mấy phần?
? Vỏ gồm những bộ phận nào?
? Trụ giữa gồm những bộ phận nào?
Hs: 1 vài HS trình bày -> Lớp nhận xét,
bổ sung.
Hs: Hoạt động nhóm hoàn thành bảng đã
kẻ sẵn trong vở bài tập.
Gv: Gọi một HS K-G lên xác định các
phần cấu tạo trong thân non trên tranh.
Gv: Yêu cầu HS hoạt động nhóm xác
định chức năng từng bộ phận của thân
non.
Gv: Treo bảng phụ cấu tạo trong và chức
năng các bộ phận của thân non( Cấu tạo
từng bộ phận không dạy).
-> Gọi đại diện các nhóm hoàn thành.
Hs: Đại diện các nhóm hoàn thành ->
nhóm khác nhận xét , bổ sung
(HS trả lời câu hỏi gợi ý của GV)
Hs: Hoàn thành bảng vào vở bài học.
Hs: Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức
năng của chúng.
Hs: Hoàn thiện Kiến thức theo bảng
(GV có thể gợi ý)
? Biểu bì là những tế bào trong suốt, xếp
sát nhau có chức năng gì?
? Thịt vỏ có một số tế bào có diệp lục có
chức năng gì? Nhiều tế bào lớn có chức
năng?
? Mạch rây, mạch gỗ của thân nối liền
với mạch rây, mạch gỗ của rễ, vậy chúng
có chức năng gì?
? Chức năng của ruột?
-> Nhận xét, đưa ra đáp án chính xác.
? Có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo các
bộ phận so với chức năng của bộ phận
đó?
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: So sánh cấu tạo trong
của thân non và miền hút của rễ.
GV: treo tranh hình 15.1 và 10.1 phóng
to lần lượt gọi 2 HS lên chỉ các bộ phận
vỏ và trụ giữa:
+ Vỏ gồm: Biểu bì và thịt vỏ.
+ Trụ giữa gồm: Một vòng bó mạch
(Mạch rây ở ngồi, mạch gỗ ở trong),
ruột.
- Chức năng biểu bì: Bảo vệ các bộ
phận bên trong.
- Chức năng thịt vỏ: Dự trữ và tham
gia quang hợp.
- Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ,
mạch gỗ vận chuyển nước và muối
khoáng.
- Ruột: Dự trữ chất dinh dưỡng.
2. So sánh cấu tạo trong của thân
non và miền hút của rễ.
* giống nhau: có cấu tạo bằng tế bào.
- gồm các bộ phận: vỏ ( biểu bì, thịt
cấu tạo thân non và rễ.
HS lên chỉ các bộ phận cấu tạo thân non
và rễ.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập sgk t 50
theo nhóm
HS làm bài tập sgk t 50 theo nhóm
GV: Gợi ý: Thân và rễ được cấu tạo
bằng gì? Có những bộ phận nào? Vị trí
của bó mạch?
HS đại diện nhóm lên hoàn thành
Nhận xét, bổ sung
GV cho HS xem bảng so sánh kết quả
GV có thể đánh giá điểm cho nhóm làm
tốt.
vỏ) . Trụ giữa ( các bó mạch).
* Khác nhau: - biểu bì có lông hút.
- Mạch gỗ , mạch rây xếp xen kẽ.
HĐ3: LUYỆN TẬP.
GV: Chọn câu trả lời đúng về cấu tạo trong của thân non:
1. a/ vỏ gồm thịt vỏ và ruột.
b/ Vỏ gồm biểu bì, thịt vỏ, mạch rây.
c/ Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ.
2. a/ Vỏ có chức năng vận chuyển chất hữu cơ.
b/ Vỏ chức chất dự trữ.
c/ Vỏ vận chuyển nước và muối khoáng.
d/ Vỏ bảo vệ các bộ phận bên trong, dự trữ và tham gia quang hợp.
3. a/Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ và ruột.
b/ Trụ giữa có 1 vòng bó mạch (mạch rây ở ngoài mạch gỗ ở trong) và ruột.
c/ Trụ giữa gồm biểu bì, một vòng bó mạch và ruột.
d/ Trụ giữa gồm thịt vỏ, một vòng bó mạch và ruột
HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG.
- Về nhà HS vận dụng kiến thức:
- Làm câu hỏi 1, 2 vào vở bài tập.
HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO.
- Đọc phần “em có biết”.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU.
+ Thân cây to ra do đâu?
+ Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào?
+ Thế nào là dác và ròng?
Ngày dạy: 6A,C 29/10/2020
6B 30/10/2020
Tiết 16 - Bài 16: THÂN TO RA DO ĐÂU
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Nêu được tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ (sinh mạch) làm thân to ra.
- Phân biệt được dác và ròng. Xác định được tuổi của cây hằng năm.
2. Phẩm chất.
Phẩm chất: Trung thực, tự lập
3. Năng lực.
- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác nhóm, NL tự học, NL sử dụng ngôn ngữ
- NL chuyên biệt: NL quan sát tranh phát hiện kiến thức
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 15.1, 16.1, 2
2. Học sinh: Tìm hiểu trước nội dung bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp.
- Trực quan, vấn đáp gợi mở, KT đặt câu hỏi.
2. Kỹ thuật.
- Vấn đáp, KT Đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Thân non có cấu tạo như thế nào? Chức năng của từng phần?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV: Yêu cầu HS hđ cá nhân trả lời câu hỏi:
Trong quá trình sống, cây không những cao lên mà to ra.Vậy thân to ra là nhờ bộ
phận nào?
HS: Hoạt động cá nhân trả lời
GV: Không nhận xét đúng sai, dẫn dắt....bài mới
GV: Ghi tên bài lên bảng
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoat động 1: Tìm hiểu tầng phát sinh
của cây.
GV treo tranh hình: sơ đồ cắt ngang của
thân cây trưởng thành. Yêu cầu HS hoạt
động cá nhân quan sát, nhận xét và ghi lại:
- Cấu tạo trong của thân cây trưởng thành
1. Tầng phát sinh.
có gì khác so với cấu tạo trong của thân
non?
- Theo em bộ phận nào mà thân cây to ra
được (Vỏ? Trụ giữa?; Cả vỏ và trụ giữa?)
HS quan sát hình, nhận xét, trả lời câu hỏi.
Nhận xét, bổ sung
GV: Hướng dẫn học sinh xác định vị trí
hai tầng phát sinh. Dùng dao cạo lớp vỏ
nâu thấy vỏ màu xanh đó là tâng sinh vỏ,
bóc lớp vỏ chạm tay vào thấy nhớt đó là
tầng sinh trụ (HS tiến hành)
GV: yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo
luận nhóm cặp đôi trả lời các câu hỏi:
+ Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào?
+ Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?
+ Thân cây to ra do đâu?
- HS đọc thông tin, thu nhận thông tin,
thảo luận trả lời được:
+ Vỏ cây to ra nhờ tầng sinh vỏ.
+ Trụ giữa to ra nhờ tầng sinh trụ.
+ Thân cây to ra nhờ sự phân chia của các
tế bào ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.
GV: yêu cầu 1 nhóm trình bày, các nhóm
khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
- Gv: Nhấn mạnh cho hs: Thân to ra là nhờ
tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. (bổ sung trên
tranh).
Hoạt động 2: Vòng gỗ hằng năm.
GV: Hướng dẫn học sinh nghiên cứu
thông tin mục em có biết, quan sát: Thớt
gỗ (chú ý vòng gỗ)
Thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
- Vòng gỗ hằng năm là gì? Hãy xác định
vòng gỗ trên thớt gỗ?
HS: Xác định được vòng gỗ trên thớt gỗ.
Tại sao có vòng gỗ màu sẫm, màu sáng?
Làm thế nào để x.đ được tuổi của cây?
HS: HĐ cặp đôi trả lời
GV: Cho hs nhân xét, bổ sung...Liên hệ
thực tế, lấy vd.
Hoạt động 3: Dác và ròng.
- Thân cây to ra do sự phân chia các
tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ
và tầng sinh trụ
2. Vòng gỗ hằng năm.
Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ,
đếm số vòng gỗ để xác định được
tuổi của cây.
3. Dác và ròng.
GV: Yêu cầu học sinh HĐ cá nhân nghiên
cứu thông tin, quan sát mẫu thân cây gỗ
già bị cưa ngang trả lời câu hỏi:
? Thế nào là dác và ròng?
HS HĐ cá nhân trả lời
Nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, chốt đáp án
GV: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm
xuống ao, sau một thời gian vớt lên có
hiện tượng phần ngoài của thân bong ra
nhiều lớp mỏng còn phần trong cứng chắc,
hãy giải thích?
HS lắng nghe và giải thích.
TL: Phần bong ra là dác, phần cứng là
ròng
? Khi làm cột nhà, làm trụ cầu, thanh tà
vẹt (đường ray tàu) người ta sử dụng phần
nào của gỗ?
TL: Phần ròng
GV: Khắc sâu : Trong đồ mộc, thường
dùng phần ròng để làm bàn, ghế, giường,
tủ...bao giờ cùng chắc và bền hơn.
Cần bảo vệ rừng để phát triển lâu năm
tăng phần ròng.
Thân cây gỗ già có dác và ròng.
- Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía
ngoài gồm nhiều tế bào sống
- Ròng là lớp gỗ màu thẫm rắn chắc
nằm phía trong gồm nhiều tế bào
chết.
HĐ3: LUYỆN TẬP.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG.
- GV: Có thể xác định tuổi của cây được không? Bằng cách nào?
- HS: Có thể xác định tuổi của cây bằng cách đếm số vòng gỗ hàng năm.
HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO.
- Đọc phần “Em có biết?” .
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU.
- Nghiên cứu bài 17: vận chuyển các chất trong thân:
+ Làm thí nghiệm bài tiếp theo, chú ý đặt cành hoa vào nước rồi dùng dao cắt một
đoạn trong nước để bọt khí không làm tắc mạch dẫn.
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_1516_nam_hoc_2020_2021_truong_th.pdf