Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44+45 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mô tả được:

+ Rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.

+ Quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.

- Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên.

4. Định hướng năng lực.

a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.

b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Chuẩn bị: + Vật mẫu thật: cây rêu, cây dương xỉ.

 + Tranh vẽ phóng to hình cây rêu và cây dương xỉ mang túi bào tử.

 + Lúp cầm tay.

2. HS: + Nghiên cứu bài trước ở nhà.

 + Sưu tầm cây rêu, cây dương xỉ.

 

docx10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 44+45 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/5/2020(6A2) - 15/5/2020(6A1) Tiết 44 - Bài 38. RÊU – CÂY RÊU VÀ QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả được: + Rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản. + Quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử. - Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, tự tin, ham mê tìm hiểu khoa học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Chuẩn bị: + Vật mẫu thật: cây rêu, cây dương xỉ. + Tranh vẽ phóng to hình cây rêu và cây dương xỉ mang túi bào tử. + Lúp cầm tay. 2. HS: + Nghiên cứu bài trước ở nhà. + Sưu tầm cây rêu, cây dương xỉ. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu cấu tạo của tảo? Tại sao không thể coi tảo xoắn như một cây xanh thật sự? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: ? Trong thiên nhiên có những cây rất nhỏ bé thường moc thành từng đám, tạo nên 1 lớp thảm màu lục tươi. Những cây tí hon đó là những cây rêu, chúng thuộc nhóm Rêu. ? Em biết gì về cây Rêu. - HS thảo luận cặp đôi trả lời, NX bổ sung - GV dẫn dắt...bài mới Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - GV: Cho HS dùng kính lúp quan sát cây rêu (mang đến) và tranh phóng to H.38.1 SGK, nghiên cứu thông tin để trả lời các câu hỏi: ? Môi trường sống của rêu. ? Cấu tạo của cây rêu. - HS: Sử dụng kính lúp quan sát cây rêu và quan sát tranh phóng to, nghiên cứu thông tin và cử đại diện trình bày các câu hỏi. + Hai HS(được GV gọi) trả lời các câu hỏi, các em khác bổ sung. - GV: Nhận xét, chốt lại: + Rêu sống ở những nơi ẩm ướt quanh nhà, nơi chân tường, bờ tường hoặc trên thân cây cao to.. + Rêu có rễ giả có khả năng hút nước nhưng chưa có mạch dẫn ở bên trong, mà chỉ có những sợi đa bào ở bên trong trông giống như rễ. Vì vậy gọi là rễ giả. Thân và lá cũng chưa có mạch dẫn, chính vì thế mà rêu chỉ sống ở những nơi ẩm ướt. - GV: Mở rộng kiến thức cho HS: ? Vì sao rêu được xếp vào nhóm t.v bậc cao. - HS: Trả lời. - GV bổ sung: Vì Rêu là t.v đầu tiên sống trên cạn, có cấu tạo giống một cây có hoa - HS rút ra tiểu kết. - GV: Treo tranh 38.2 cho HS quan sát, yêu cầu. - Giáo viên giới thiệu về sinh sản và phát triển của cây rêu. - GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi: rêu có vai trò như thế nào? - Từng HS độc lập nghiên cứu thông tin SGK, suy nghĩ tìm câu trả lời. Một HS trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. Dưới sự chỉ đạo của GV, các em phải nêu được: Rêu góp phần tạo ra chất mùn (cải tạo đất) và tạo thành than bùn (làm phân bón, làm chất đốt). - GV rêu có vai trò làm giàu cho đất. Vậy, các em phải làm gì để góp phần làm cho mội trường đất tốt hơn. - HS: Có ý thức bảo vệ chúng. * TÍCH HỢP BVMT : HS nhận thức sự đa dạng , phong phú của giới thực vật và ý nghĩa của sự đa dạng , phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người – HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật. I./ Rêu- cây rêu. 1. Môi trường sống và cấu tạo của rêu. - Rêu thường sống nơi ẩm ướt như chân tường, trên đất hay các cây to - Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản. + Thân ngắn, không phân nhánh. + Lá nhỏ mỏng. + Rễ giả có khả năng hút nước. + Chưa có mạch dẫn. 2. Túi bào tử và sự phát triển của Rêu. - Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu. - Rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử. - Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. 3. Vai trò của rêu: - Rêu góp phần tạo ra chất mùn (cải tạo đất) và tạo thành than bùn (làm phân bón, làm chất đốt). - GV giới thiệu: + Nơi sống của cây dương xỉ + Treo tranh:39.1, cho hs quan sát mẫu vật và đối chiếu với H: 39.1. Yêu cầu: ? Hãy quan sát các bộ phận của cây và ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây. - HS: Hoạt động theo nhóm - GV: Sau khi HS quan sát, cho HS trả lời: ? Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có đặc điểm gì? So sánh với cây rêu, đặc điểm đó có gì giống và khác nhau. - HS: trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung: + Giống: Đều có rễ, thân, lá. + Khác: cây dương xỉ: lá có mạch dẫn, có rễ thật - GV lưu ý cho HS: ở H:39.1 cuống lá già với thân. Lá non cuộn tròn chứ không phải hoa - Cho HS chốt lại nội dung: ? Vậy cơ quan sinh dưỡng của rêu có đặc điểm gì. - HS: Trả lời.. GV cho HS ghi bài.. - GV: Treo tranh 39.2, cho HS quan sát. - GV giới thiệu về túi bào tử và sự p.triển của d.xỉ - GV yêu cầu HS tự đọc thông tin SGK. TÍCH HỢP-BVMT: Ngoài việc góp phần vào việc hình thành than đá nhiều đại diện thuộc nhóm quyết được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ như cây lông cu li, cây rau bợ.Một số cây có dáng đẹp trồng làm cảnh: cây tổ chim, cây thông đấtNhư vậy chúng ta thấy những đại diện của nhóm quyết có vai trò rất to lớn. từ vai trò đ1o chúng ta phải có ý thức bảo vệ chúng để phát huy vai trò của chúng và góp phần làm giới thực vật thêm phong phú, đa dạng. II./ Quyết – cây dương xỉ. 1. Quan sát cây dương xỉ. a. Cơ quan sinh dưỡng. - Cơ quan sinh dưỡng gồm: + Lá gìa có cuống dài, lá non cuộn tròn. +Thân hình trụ. +Rễ thật. +Có mạch dẫn. b. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ. - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử. - Mặt dưới của dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử vòng cơ đẩy bào tử chín rơi ra ngoài bào tử nảy mầm phát triển thành nguyên tản cây dương xỉ con. 2. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá. Hoạt động 3: Luyên tập - GV: tìm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có.., chưa có.. Trong thân và lá rêu chưa có.. Rêu sinh sản bằngđược chứa trong.., cơ quan này nằm ở..cây rêu. - HS: thân, lá, rễ giả, mạch dẫn, bào tử, túi bào tử, ngọn. ? Khoanh tròn ý ở đầu câu trả lời đúng. Cây dương xỉ khác cây xanh có hoa ở đặc điểm: a. Lá có diệp lục. c. Sinh sản bằng bào tử. b. Có rễ, thân, lá thật sự. d. Có mạch dẫn. Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) - GV yêu cầu HS giải thích ? So sánh đặc điểm của rêu với tảo và cây có hoa. ? Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt. ? Điểm giống nhau cơ bản giữa dương xỉ và rêu. (sinh sản bằng bào tử). ? Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn? (dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn. Dương xỉ là thực vật đã có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn). Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - HS: Đọc phần ghi nhớ sgk. - Học bài nêu được: đặc điểm cấu tạo và sinh sản của rêu. Vai trò của rêu trong tự nhiên và đối với con người. - Trả lời các câu hỏi 1, 3 SGK /127. - Đọc phần “Em có biết” SGK /131. - Học bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK /131. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Ôn lại tất cả kiến thức ở chương VI, VII - Nghiên cứu bài mới: ‘Hạt trần - Cây thông’ - Chuẩn bị mẫu vật: Cành thông. Ngày giảng: 13/5/2020(6A2) - 16/5/2020(6A1) Tiết 45 - Bài 40, 41: HẠT TRẦN – CÂY THÔNG VÀ HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA THỰC VẬT HẠT KÍN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả được cây Hạt trần (ví dụ cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở. - Phát hiện được những tính chất đặc trưng của các cây hạt kín là có hoa và quả với hạt giấu kín trong quả. Từ đó phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín với cây hạt trần. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, làm việc độc lập. 3. Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: - Phương tiện: 1 cành thông nhỏ, các nón rời đã già; H. 40.3A và H. 40.3B. 2. HS: - Xem lại các bài học trước: Bài 13 mục 2(các loại thân), bài 28 (cấu tạo của hoa). - Thu nhặt các nón cái thông đã chín(nếu có). - Mẫu vật: cây cam, cây hành, lá đơn, lá kép, cây cải...(cây có hoa). III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV: Cho HS xem 1 nón thông và hỏi tên gọi của nó là gì - HS: HĐ cá nhân trả lời, NX... - GV: Không nhận xét đúng sai, dẫn dắt bài mới. - H. 40.1 cho thấy một nón thông đã chín mà ta thường gọi đó là “Quả” vì nó mang các hạt. Nhưng gọi như vậy đã chính xác chưa? Ta biết quả phát triển từ hoa (bầu nhuy). Vậy thông đã có hoa, quả thật sự chưa? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - GV: Giới thiệu sơ qua về cây thông có ở tỉnh ta... + Treo H: 40.1 Cho hs quan sát kết hợp với cành thông. Yêu cầu: Quan sát tranh và mẫu vật, ghi lại kết quả về: Đặc điểm của cành và lá thông. + Hoạt động theo nhóm. - Gợi ý : Đ.điểm thân? Cành? Màu sắc? + Lá, hình dạng? màu sắc ? Có mấy lá mọc từ gốc thân? - HS: Lần lượt mô tả vê fđặc điểm dã quan sát - GV: Cho HS nhận xét, bổ sung Lưu ý cho HS: Chú ý vảy ở gốc lá (2 lá). - GV: Nhận xét, bổ sung trên tranh (m.vật). ? Vậy cơ quan sinh dưỡng của thông có đ.điểm gì. - HS: Trả lời.Rút ra kết luận. 1. Cơ quan sinh dưỡng của cây thông. - Thân, cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng). - - Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 đến 3 chiếc trên một cành con rất ngắn. - GV: Yêu cầu - HS quan sát nón thông và quan sát hình 40.2 - 3 SGK để trả lời các câu hỏi: ? Cấu tạo của nón thông (nón đực và nón cái). ? Có thể coi nón như một hoa được không. ? Hạt thông nằm ở vị trí như thế nào so sánh nón cái đã chín với quả của cây có hoa. - HS : quan sát nón thông và hình 40.2 – 3 SGK, trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời các câu hỏi. HS đại diện cho nhóm (được GV chỉ định) trả lời các câu hỏi, các em khác bổ sung. - Dưới sự chỉ đạo của GV, các em phải nêu được: + Cấu tạo của nón thông: + Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm, cấu tạo gồm có trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn, túi phấn chứa các hạt phấn. + Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng rẽ từng chiếc, cấu tạo gồm trục nón, vảy (lá noãn), noãn. + Không thể coi nón như một hoa được, mặc dù nón cũng có bộ phận mang hạt phấn và noãn, nhưng chưa có nhị và nhụy điển hình, đặc biệt là chưa có bầu nhụy chứa noãn + Ở nón thông, hạt nằm lộ ra bên ngoài (hạt trần), thông chưa có quả thật, người ta vẫn gọi là “ quả thông” chính là nón cái (đã phát triển). Trong khi đó, quả của cây có hoa đã có phần vỏ (và nhiều quả đã có phần thịt) quả bao bọc hạt. - GV nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức. 2. Cơ quan sinh sản. - Thông có 2 loại nón: + Nón đực: Nhỏ , màu vàng, mọc thành cụm. Vảy (nhị) mang túi phấn chưa hạt phấn. + Nón đực: Lớn, mọc riêng lẻ. Vảy (lá noãn) mang noãn. - Nón chưa thể coi là hoa được, vì chưa có cấu tạo nhị và nhụy điển hình, đặc biệt chưa có bầu chứa noãn ở bên trong. - Hạt thông nằm trên lá noãn hở nên gọi là cây hạt trần. Thông – Hạt trần chưa có quả thật sự. - HS: Đọc thông tin ? Cây hạt trần có những giá trị gì ? Cho ví dụ ? - HS trả lời . - GV liên hệ thực tế: Cây hoàng đàn, cây pơmu, cây trắc bách diệp, tuế. TÍCH HỢP-GDMT: cây hạt trần có giá trị cao nên đã bị khai tác mạnh và có nguy cơ bị tiêu diệt. Vì vậy, chúng ta phải có ý thức tuyên truyền và bảo vệ các cây Hạt trần. 3. Giá trị của cây hạt trần. - Cây hạt trần có giá trị kinh tế cao vì gỗ tốt và thơm ( thông, pơmu, kim giao) và trồng làm cảnh có dáng đẹp (tuế, bách tán, trắc bách diệp..). - Yêu cầu hs quan sát mẫu vật theo nhóm nhỏ (2 bàn /nhóm); phát phiếu học tập. + Gợi y: Cho HS quan sát theo nội dung, làm bài tập ở phần a: a. Cơ quan sinh dưỡng: Thân? Lá? Rễ? - HS: Quan sát theo nhóm, hoàn thành nội dung 1. - Quan sát, rèn kĩ năng thu thập kiến thức trên tranh (mẫu vật) cho HS. + Sau khi HSlàm xong phần 1. Yêu cầu HS làm tiếp phần b: b. Cơ quan sinh sản: Hoa? Đài? Tràng? Nhị? Nhụy? ? Quan sát, thảo luận nhóm, hoàn thành bảng nội 2 - Trong khi HS quan sát, GV hướng dẫn cho HS về kĩ năng quan sát: Các bộ phận nhỏ của các bộ phận bằng kính lúp.. - Treo bảng phụ (bảng tổng thể, để trống). - Yêu cầu HS đại diện nhóm lên làm bảng. - HS: Lần lược hoàn thành bảng - GV: Cho HS nhận xét, bổ sung.. + Thu phiếu học tập để nhận xét, đưa bảng chuẩn(Nội dung bảng ở cuối bài) - GV: Yêu cầu HS về nhà lấy thêm vd....Hoàn thành bảng vào vở ? Khi quan sát nhụy noãn nằm ở đâu. ? Khi tạo quả noãn biến thành gì? Hạt nằm ở đâu ? - HS: Trả lời. - GV: Chứng minh “Hạt kín” 4. Quan sát cây có hoa: a. Cơ quan sinh dưỡng: b. Cơ quan sinh sản: Tìm hiểu đặc - Căn cứ vào bảng bài tập, yêu cầu: ? Hãy nhận xét sự khác nhau của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. ? Nêu đ.điểm chung của các cây hạt kín. - HS: trả lờiGv: nhận xét, bổ sung: + Hạt được dấu kín trong quả, bảo vệ tốt hơn, sống nhiều m.trường, đa dạng và phong phú . - GV điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em có vấn đề nào chưa được giải đáp? - HS suy nghĩ trả lời trước lớp trong thời gian ngắn. TÍCH HỢP - GDMT: cây hạt kín có giá trị cao nên đã bị khai tác mạnh và có nguy cơ bị tiêu diệt. Vì vậy, chúng ta phải có ý thức tuyên truyền và bảo vệ các cây Hạt kín 5. Đặc điểm của thực vật hạt kín: - Hạt kín là thực vật có hoa. - Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép). Trong thân có mạch dẫn phát triển. - Cơ quan sinh sản có hoa, quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu), hoa quả có rất nhiều dạng khác nhau. - Môi trường sống rất đa dạng là nhóm thực vật phát triển nhất, tiến hóa hơn cả.. Hoạt động 3: Luyện tập - HS: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”. - GV cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao? - GV trong nhóm cây sau, nhóm nào gồm toàn cây hạt kín? a/ Cây mịt, cây rêu, cây ớt. b/ Cây thông, cây lúa, cây đào. c/ Cây ổi, cây cải, cây dừa. - GV tính chất đặc trưng nhất của cây hạt kín là gì? a/ Có hoa, quả, hạt nằm trong quả. b/ Có sự sinh sản bằng hạt. c/ Có rễ, thân, lá. - GV: Cơ quan sinh dưỡng của thông gồm: a/ Thân, lá, rễ b/ Thân, lá, nón c/ Nón đực, nón cái d/ Hoa, quả, hạt Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) ? So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và dương xỉ. ? Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những đặc điểm gì phân biệt, trong đó đặc điểm nào là quan trọng nhất? Cây Hạt trần Cây Hạt kín - Không có hoa, cơ quan sinh sản là nón. - Hạt nằm lộ trên lá noãn hở. -Cơ quan sinh dưỡng ít đa dạng. - Ít tiến hóa - Có hoa, cơ quan sinh sản là hoa, quả. - Hạt nằm trong quả. - cơ quan sinh dưỡng rất đa dạng. - Tiến hóa hơn. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - Học bài, trả lời hai câu hỏi 1, 2 SGK vào vở bài tập. - Đọc mục “ em có biết”. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà làm lại các bài tập. - Chuẩn bị tiết sau: “ Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm” - Chuẩn bị: cây lúa, hành, cây bưởi, cây dừa cạn.. - Hoàn thành bảng SGK /137.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_4445_nam_hoc_2019_2020_truong_th.docx