I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
+ Mô tả được cấu tạo ngoài của thân.
+ Phân biệt được: chồi lá với chồi hoa; thân đứng với thân leo, thân bò.
+ Nhận biết được chồi lá, chồi hoa; nhận dạng thân trong thực tế.
2) Kỹ năng: Rèn kỹ năng
+ Hoạt động nhóm
+ Kỹ năng báo cáo
+ Quan sát
+ So sánh
3) Thái độ: Có ý thức trồng cây, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường
4) Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, thu thập và xử lý thông tin qua tranh ảnh, video, năng lực chuyên biệt về kĩ năng thực hành, phân biệt, so sánh
II CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
+ Máy chiếu
+ Bảng phụ
+ Một số mẫu vật thật về các cành cây có chồi lá, chồi hoa
+ Sưu tầm tư liệu về bài học: Tranh ảnh, video clip
2. Học sinh:
- Tìm hiểu về các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường học, khu dân cư
6 trang |
Chia sẻ: yencn352 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 13: Cấu tạo ngoài của thân - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Việt Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/09/2016
Ngày dạy: 06/10/2016
Chuyªn ®Ò: D¹y häc theo ph¬ng ph¸p “ Bµn tay nÆn bét”
CHƯƠNG III. THÂN
TIẾT 13. CẤU TẠO NGOÀI CỦA THÂN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
+ Mô tả được cấu tạo ngoài của thân.
+ Phân biệt được: chồi lá với chồi hoa; thân đứng với thân leo, thân bò.
+ Nhận biết được chồi lá, chồi hoa; nhận dạng thân trong thực tế.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng
+ Hoạt động nhóm
+ Kỹ năng báo cáo
+ Quan sát
+ So sánh
Thái độ: Có ý thức trồng cây, bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, thu thập và xử lý thông tin qua tranh ảnh, video, năng lực chuyên biệt về kĩ năng thực hành, phân biệt, so sánh
II CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
+ Máy chiếu
+ Bảng phụ
+ Một số mẫu vật thật về các cành cây có chồi lá, chồi hoa
+ Sưu tầm tư liệu về bài học: Tranh ảnh, video clip
2. Học sinh:
- Tìm hiểu về các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường học, khu dân cư
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của thân
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm bên ngoài của thân, phân biệt chồi lá với chồi hoa.
Phương pháp: Bàn tay nặn bột
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút)
Pha 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và phát triển năng lực
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi
“ Giải ô chữ”
- GV dẫn dắt vào vấn đề
- HS tham gia trò chơi
- Lắng nghe và ghi bài
I. Cấu tạo ngoài của thân
- Năng lực giải quyết vấn đề.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 39 phút)
Pha 2: Hình thành biểu tượng ban đầu (5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và phát triển năng lực
- Hãy vẽ ra giấy hoặc mô tả một thân cây bất kì theo hiểu biết của em trong thời gian: 3 phút.
(lưu ý chú thích rõ từng bộ phận của thân cây)
- GV trưng bày sản phẩm của một vài HS, yêu cầu HS đó mô tả đặc điểm từng thân cây theo quan điểm của cá nhân
- Khi vẽ thân cây, em có những băn khoăn, thắc mắc gì về cấu tạo ngoài của thân?
- Hoạt động cá nhân vẽ hình thân cây theo hiểu biết riêng.
- 2 HS báo cáo, HS khác lắng nghe
- HS trả lời cá nhân nêu ý kiến về những lúng túng, khó khăn của mình khi vẽ
- Năng lực tự học và năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực thuyết trình.
- Năng lực giải quyết vấn đề
Pha 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết (4 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và phát triển năng lực
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ Đề xuất phương án nghiên cứu để xác định được các bộ phận của thân?
+ Phân biệt chồi ngọn và chồi nách?
+ Sự giống nhau và khác nhau giữa chồi lá và chồi hoa?
à Thống nhất cách tiến hành thí nghiệm ( nghiên cứu tài liệu, SGK, quan sát mẫu vật thật, và làm các thí nghiệm bóc tách mẫu vật thật để quan sát...)
- HS thảo luận nhóm
+ Nhóm: 8 HS
+ Thời gian: 2 phút
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Lắng nghe
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực thuyết trình.
Pha 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu (7 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và
phát triển năng lực
- Giới thiệu mẫu vật và dụng cụ thí nghiệm
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên lấy mẫu vật nghiên cứu
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
+ Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, thảo luận trong nhóm, tìm hiểu kiến thức.
+ Hướng dẫn HS quan sát và tiến hành làm các thí nghiệm ngay trên mẫu vật thật
- Lắng nghe
- Đại diện nhóm lên lấy mẫu vật nghiên cứu
- HS thảo luận nhóm
+ Nhóm: 8 HS
+ Thời gian: 4 phút
+ Hình thức trình bày: Ghi kết quả ra bảng phụ
- Đại diện nhóm lên thuyết trình trên mẫu vật thật
- Năng lực chuyên biệt : kĩ năng quan sát, tiến hành các thí nghiệm bóc tách
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề
Pha 5: Kết luận và hệ thống hóa kiến thức (12 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và
phát triển năng lực
- Gọi 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Gọi 1 nhóm lên trình bày bảng phụ
- Chốt kiến thức trên máy chiếu.
- Chữa của 1 nhóm trên bảng phụ
- Chốt bảng kiến thức chuẩn trên bảng
- Yêu cầu HS sử dụng kiến thức vừa nghiên cứu, so sánh lại với hình vẽ ban đầu và rút kinh nghiệm
+ Chúng ta có nên bẻ cành cây, ngọn cây hay không ? Tại sao ?
+ Cần phải làm gì để bảo vệ cây xanh ?
- Mở rộng thêm một số hoạt động bảo vệ cây xanh trong trường học.
- Chuyển ý
- HS báo cáo kết quả làm việc nhóm
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS trình bày bảng phụ
- Lắng nghe
- Quan sát và tự sửa lại bảng phụ cho đúng
- Ghi bài
- Lắng nghe và tiến hành sửa chữa nếu hình vẽ chưa chính xác
- Trả lời
- Lắng nghe
Các bộ phận ngoài của thân
Chức năng
Thân chính
Mang cành
Cành
Mang lá hoặc hoa
Chồi ngọn : ở ngọn thân và cành
Giúp thân và cành dài ra
Chồi nách
+ Chồi hoa
+ Chồi lá
Phát triển thành hoa hoặc cành mang hoa
Phát triển thành cành mang lá
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực thuyết trình
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động 2: Phân biệt các loại thân (8 phút)
Mục tiêu: Phân biệt được các dạng thân đứng với nhau và thân đứng với thân leo, thân bò.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và
phát triển năng lực
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi“ Ai nhanh hơn” để phân biệt các loại thân
+ Tại sao lại có cách sắp xếp như vậy?
- Chốt kiến thức và kiểm tra kết quả sau phần trò chơi
- HS tham gia trò chơi
- Trả lời
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Ghi bài.
II. Các loại thân
Dựa theo vị trí của thân cây trên mặt đất: 3 loại
Thân đứng Thân gỗ
Thân cột
Thân cỏ
Thân leo Thân quấn
Tua cuốn
- Thân bò
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực thuyết trình
- Năng lực tự giải quyết vấn đề
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (1 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và phát triển năng lực
- Điểm khác nhau cơ bản giữa 3 loại thân này là gì?
- Liên hệ thực tế ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp
- Trả lời
- Lắng nghe
- Năng lực giải quyết vấn đề
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (1 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và phát triển năng lực
- Kể tên các cây có trong trường, lớp và xác định chúng thuộc loại thân nào?
- Nhận xét
- Trả lời
- Lắng nghe
- Năng lực giải quyết vấn đề
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG (1 phút)
Hoạt động của GV
Họat động của HS
Nội dung ghi bảng
Hình thành và phát triển năng lực
- Học bài , trả lời câu hỏi SGK/45
- Sưu tầm thêm các cây trong thực tế về các loại thân
- Chuẩn bị nội dung báo cáo: Theo dõi thí nghiệm đã tiến hành của tiết 14: Thân dài ra do đâu và ghi kết quả báo cáo theo nhóm
- HS ghi bài tập về nhà
- Năng lực giải quyết vấn đề.
* RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
............
............
BGH duyệt
Tạ Thị Thanh Hương
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_13_cau_tao_ngoai_cua_than_nam_ho.doc