Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 50: Vai trò của thực vật - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hòa khí hậu và giảm ô nhiễm môi trường.

- Giải thích nguyên nhân gây ra của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, hạn hán,lũ lụt ).từ đó thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước

- Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật (cung cấp oxi, thức ăn, nơi ở).

- Nêu được vai trò của thực vật đối với đời sống con người.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Phân tích để đánh giá những tác hại của một số cây có hại cho sức khỏe con người.

- Tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3. Thái độ:

- Giáo dục hs có ý thức bảo vệ thực vật, môi trường.

4. Định hướng năng lực.

a/ Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ.

b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, ham mê tìm hiểu khoa học năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

+ Phương tiện: Tranh H. 48.1 – 2 SGK, bảng phụ ghi nội dung bảng trang 153 SGK

 Chuẩn bị H46.1; 46.2 SGK.

 Tranh phóng to H47.1; 47.2; 47.3.

+ Một số tranh và thông tin về người nghiện ma túy để HS thấy rõ tác hại.

+ Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK /155

2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà.

 

docx9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 50: Vai trò của thực vật - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 28/5/2020(6A2) – 30/5/2020(6A1) Tiết 50: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hòa khí hậu và giảm ô nhiễm môi trường. - Giải thích nguyên nhân gây ra của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, hạn hán,lũ lụt).từ đó thấy được vai trò của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước - Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật (cung cấp oxi, thức ăn, nơi ở). - Nêu được vai trò của thực vật đối với đời sống con người. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. - Phân tích để đánh giá những tác hại của một số cây có hại cho sức khỏe con người. - Tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 3. Thái độ: - Giáo dục hs có ý thức bảo vệ thực vật, môi trường. 4. Định hướng năng lực. a/ Năng lực chung: Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sống yêu thương , sống tự chủ. b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, ham mê tìm hiểu khoa học năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: + Phương tiện: Tranh H. 48.1 – 2 SGK, bảng phụ ghi nội dung bảng trang 153 SGK Chuẩn bị H46.1; 46.2 SGK. Tranh phóng to H47.1; 47.2; 47.3. + Một số tranh và thông tin về người nghiện ma túy để HS thấy rõ tác hại. + Bảng phụ ghi nội dung bảng SGK /155 2. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cây trồng có nguồn gốc từ đâu, cây trồng khác cây dại ở điểm nào? Do đâu, lấy ví dụ cụ thể. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - GV giới thiệu nội dung bài học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung(gợi ý) - GV: Yêu cầu HS quan sát bảng (ở SGK). Nhận xét: ? Lượng mưa giữ 2 nơi A Và B khác nhau như thế nào. Lượng mưa nơi A nhiều, nơi B ít. ? Nguyên nhân nào khiến khí hậu nơi A và nơi B khác nhau ? nguyên nhân nơi A không có cây, còn nới B có rừng. ? Rút ra kết luận gì. Thực vật điều hòa khí hậu -Hs: Lần lượt trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung liên hệ thực tế 1. Thực vật góp phần điều hòa khí hậu. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực. - GV: Cho HS quan sát H:46.2 và liên hệ thực tế để trả lời: ? Tại sao phải trồng nhều cây xanh ở quanh khu vực nhà máy. ? Là học sinh em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm. - HS trả lời, liên hệ thực tế - GV: Nhận xét, bổ sung giáo dục HS phải biết bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm. 2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. - Lá cây ngăn bụi, khí độc, cản gió. - Tán lá giảm nhiệt độ môi trường - Một số cây (thông, bạch đàn) tiết chất diệt vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường - GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 47.1lưu ý cho HS chú ý vận tốc mưa. ? Vì sao khi có mưa lượng chảy ở 2 nơi khác nhau. ? Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên đồi trọc khi có mưa, giải thích vì sao? + A Lượng nước mưa chảy yếu hơn vì có tán lá giữ nước lại. + BNgược lại. - GV: Cho HS nhận xét, bổ sung. - GV liên hệ ở bờ sông, biển. ? Vậy qua đây, thực vật có vai trò gì. - HS: Rút ra kết luận - GV: Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ (thông tin) sgk. 3. Thực vật có vai trò giữ đất chống xói mòn. Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, chống xói mòn. - GV yêu cầu HS quan sát hình 47.3 và một số tranh sưu tầm.cho hs nghiên cứu: ? Nếu đất bị xói mòn ở vùng đồi trọc thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đó. Hậu quả: Nạn lũ lụt ở vùng thấp hạn hán. ? Hãy kể tên 1 vài nơi bị ngập úng, hạn hán ở Việt Nam. Miền Trung, Quãng Ngãi, hạn hán sân nhập mặn các tỉnh miền nam ? Tại sao có hiện tượng ngập úng và hạn hán ở nhiều nơi. đất rừng giảm xói mòn hạn hán ? Chúng ta làm gì để hạn chế ngập lụt,hạn hán. - HS: Trả lời GV nhận xét, bổ sung 4. Thực vật góp phần hạn chế ngậplụt, hạn hán: - Thực vật đã góp phần hạn chế lũ lụt và hạn hán. - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk. trả lời: ? Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước ngầm. - HS: trả lời nhận xét – bổ sung. ? Thực tế nguồn nước ngầm hiện nay như thế nào. + Hiên nay nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, bị ô nhiểm... ? Biện pháp gì bảo vệ, giữ nguồn nước ngầm. + Biện pháp : Trồng cây, bảo vệ rừng Sử dụng nước tiết kiệm.... ? Bản thân em đã làm những gì. - HS liên hệ bản thân, địa phương. - GV bổ sung: Liên hệ thực tếgiáo dục học sinh: bảo vệ thực vật, không tàn phá cây xanh 3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm: - Hệ rễ của cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. - GV treo tranh H. 48.1 cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu thông tin SGK. ? Thực vật có vai trò gì với động vật? Cho 1 số ví dụ về động vật ăn thực vật. ? Hãy nêu ví dụ về sự gây hại của thực vật đối với động vật. - HS: Từng HS độc lập đọc SGK, tự tìm câu trả lời. + Một số tảo sinh sản quá nhanh, khi chết làm ô nhiễm môi trường nước, đầu độc cá và các động vật khác ở nước. + Một vài cây độc đối với động vật như cây duốc cá được dùng để diệt cá dữ trong đầm nuôi thủy sản. - GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức. 4. Vai trò của thực vật đối với động vật: a.Thực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật: + Thực vật có vai trò rất lớn cung cấp thức ăn và ôxi cho người động vật. + Bản thân động vật là thức ăn cho động vật khác kể cả con người. - GV: Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to H. 48.2 SGK và tìm hiểu thông tin SGK để thực hiện phần lệnh. - HS quan sát tranh, tìm hiểu thông tin thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt lại: Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho một số loài động vật. Ví dụ về động vật “lấy cây làm nhà” như cò, vạc, gà rừng ? Ngoài các vai trò trên, thực vật còn có vai trò gì đối với động vật. - HS suy nghĩ tìm câu trả lời: Thực vật là nguồn thuốc cho động vật, tạo bóng mát, nơi tránh kẻ thù. - GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức và nêu: Rõ ràng thực vật có vai trò rất quan trọng đối với động vật và con người. Như vậy, chúng ta phải có ý thức chăm sóc, bảo vệ, thực vật. - HS lĩnh hội kiến thức, rút ra kết luận. TÍCH HỢP- BVMT: Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán. Phải có ý thức bảo vệ. b. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật: - Đưa ra được các ví dụ chứng tỏ thực vật giúp động vật có nơi ở và nơi sinh sản. Ví dụ: Một số động vật lấy cây làm nhà như: khỉ, cò, vạc, gà rừng - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK để thực hiện phần lệnh SGK. - HS đọc thông tin, trao đổi nhóm để thống nhất đáp án. Một vài HS đại diện cho nhóm trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. - GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: + Thực vật cung cấp thức ăn (lương thực, thực phẩm), quần áo, nhà ở, thuốc men, làm cảnh cho con người. - GV: Gọi một vài HS lên hoàn thành kết quả điền bảng(phiếu học tập), các em khác chỉnh sửa, bổ sung. - GV: Nhận xét, đánh giá và chính xác hóa đáp án(ví dụ như sau): - GV qua kết quả ở bảng em thấy thực vật có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? - HS rút ra kết luận. 5. Thực vật đối với đời sống con người. a. Những cây có giá trị sử dụng. - Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc, vật dụng gia đình. Cho con người. Ví dụ: cây su hào, cây gừng, cây sen, cây bông.. - GV yêu cầu HS quan sát hình 48.3 – 4 SGK và đọc thông tin để trả lời câu hỏi: ? Kể một vài cây có hại cho sức khỏe con người mà em biết. - HS: Quan sát hình, nghiên cứu thông tin trao đổi nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi. Một vài HS trình bày câu trả lời thống nhất của nhóm, các em khác bổ sung. - GV: Nhận xét và chính xác hóa kiến thức: cây thuốc lá, cây thuốc phiện, cây cần sa. - GV: Nêu vấn đề: ? Tại sao hút thuốc lá, thuốc phiện, tiêm chích ma túy lại gây hại cho cơ thể. ? Nếu sử dụng các thuốc trên đến mức nghiện sẽ gây hậu quả như thế nào. - HS: Suy nghĩ, liên hệ thực tế trên báo đài, trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi à lớp nhận xét, bổ sung. + Tại vì trong thuốc lá, thuốc phiện có chứa chất độc gây hại cho sức khỏe con người như ảnh hưởng đến hệ hô hấp và dễ bị ung thư phổi; nếu nghiện rất khó chữa, gây hại cho bản thân gia đình và xã hội(nicotin, moocphin, heroin..). + Khi nghiện thí rất khó chữa, sức khỏe ngày càng suy yếu, cạn kiệt về kinh tế à gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. - GV: Nhận xét, hoàn chỉnh kiến thức: những cấy vừa nêu có hại đối với sức khỏe con người. Vậy, chúng ta cần phải thận trọng trong khai thác hoặc tránh sử dụng dù chỉ một lần cây thuốc phiện, cây cần sa và tuyên truyền cho mọi người không nên trồng các loại cây đó. - HS lĩnh hội kiến thức và có ý thức tránh sử dụng hoặc bài trừ. TÍCH HỢP- BVMT: Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò quan trọng .Phải có ý thức bảo vệ,trồng nhiều cây xanh. b. Những cây có hại cho sức khỏe con người. - Các cây thuốc lá, thuốc phiện, cần sa.. có chứa chất gây độc hại cho cơ thể và sử dụng dễ bị nghiện. Nếu sử dụng chúng thường xuyên còn gây những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Hoạt động 3: Luyện tập Hãy khoanh tròn vào các câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Thực vật giúp điều hòa khí hậu nhờ điều nào dưới đây ? A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước C. Cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 2: Loại lá cây nào dưới đây có thể tiết ra các chất có tác dụng diệt khuẩn ? A. Tràm      B. Mồng tơi C. Lá ngón      D. Chuối Câu 3: Trong cùng một khu vực, so với rừng thì nơi trống trải có gì khác biệt về mặt khí hậu ? A. Tốc độ gió mạnh hơn B. Độ ẩm thấp hơn C. Nắng nhiều và gay gắt hơn, do đó nhiệt độ cũng cao hơn D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 4: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí ôxi mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu ? A. Trao đổi khoáng B. Hô hấp C. Quang hợp D. Thoát hơi nước Câu 5: Mỗi năm, 1 ha rừng đã nhả vào không khí khoảng A. 110 – 130 tấn ôxi. B. 16 – 30 tấn ôxi. C. 46 – 60 tấn ôxi. D. 1 – 5 tấn ôxi. Câu 6. Cây nào dưới đây là cây công nghiệp ? A. Mướp đắng      B. Thuốc lá C. Rau ngót       D. Lúa nước Câu 7. Trong các loại cây dưới đây, cây nào vừa là cây ăn quả, vừa là cây làm cảnh, lại vừa là cây làm thuốc ? A. Sen      B. Cần sa C. Mít      D. Dừa Hoạt động 4: Vận dụng(Trên lớp/ở nhà) - HS: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”. - GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày lại H:46.1 ? Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu ? ? Vì sao nói: “Rừng cây như một lá phổi xanh” Câu 1. Thực vật có vai trò gì đối với động vật? - Thực vật cung cấp oxi dùng cho hô hấp, thức ăn cho nhiều loài động vật; cung cấp nơi ở , nơi sinh sản cho một số động vật Câu2. Trong các chuỗi liên tục sau đây. Em hãy điền tên con vật hoặc tên cây cụ thể vào chỗ trống thích hợp: -(a)..Là thức ăn của con(b) là thức ăn của con(c) Cây..(d).. là thức ăn của con..(e). Là thức ăn của..(g) Đáp án: a) Cây cỏ; b) Nai; c) Hổ. d) Rau muống; e) Lợn; g) Người Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo(Làm ở nhà) - Học bài - Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr148 - Về nhà làm bài tập sau: ? Cho các cụm từ sau: điều hoà, cản bớt, cân bằng, quang hợp hãy điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau: Trong quá trình............ thực vật lấy vào khí CO2 và nhả ra khí O2 nên đã góp phần giữ ............ các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng............... ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc.............. khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU : - Chuẩn bị: nghiên cứu bài 49: ‘Bảo vệ đa dạng thực vật’. - Tìm hiểu trước các nội dung: + Khái niệm đa dạng thực vật. + Nguyên nhân, hậu quả của sự suy giảm đa dạng thực vật. + Các biện pháp bảo vệ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_50_vai_tro_cua_thuc_vat_nam_hoc.docx