I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm quang hợp, hô hấp
- Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ thực tế lấy ví dụ, hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Nội dung kiến thức ôn tập cho học sinh.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức cũ
II. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
GV : Cho HS hoạt động cá nhân phần nhận biết,hoạt động nhóm phần thông
hiểu trả lời
1. Nhận biết
Câu 1: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp?
Trả lời: - Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất
diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế
tạo ra tinh bột và nhả khí oxi
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:6A 9/12/2019
6B 10/12/2019
6C 10/12/2019
ÔN TẬP(T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm quang hợp, hô hấp
- Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ thực tế lấy ví dụ, hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Nội dung kiến thức ôn tập cho học sinh.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức cũ
II. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
GV : Cho HS hoạt động cá nhân phần nhận biết,hoạt động nhóm phần thông
hiểu trả lời
1. Nhận biết
Câu 1: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp?
Trả lời: - Khái niệm quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất
diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế
tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.
- Sơ đồ tóm tắt của quang hợp:
Ánh sáng
Nước + Khí cacbônic Tinh bột + Khí ôxi.
Chất diệp lục
Câu 2: Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt của hô hấp?
Trả lời:- Hô hấp là quá trình cây lấy oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra
năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra môi
trường khí cacbonic và hơi nước.
- Sơ đồ Hô hấp: Chất hữu cơ + Oxi -> Năng lượng + Cacbonic + Hơi nước
2. Thông hiểu
Câu 1: Có những loại lá biến dạng nào? Mỗi loai lấy một ví dụ?
Trả lời:
- Lá biến thành gai. Ví dụ: Xương rồng,...
- Lá biến thành tua cuốn. Ví dụ: Lá đậu Hà Lan,...
- Lá biến thành tay móc. Ví dụ: Lá mây,...
- Lá vảy. Ví dụ: Củ dong ta,...
- Lá dự trữ. Ví dụ: Củ hành,...
- Lá bắt mồi. Ví dụ: Cây bèo đất,...
Câu 2: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
Trả lời: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nhĩa quan trọng đối với cây vì:
- Sự thoát hơi nước tạo ra sức hút góp phần làm cho nước và muối khoáng
hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá.
- Sự thoát hơi nước qua lá còn có tác dụng làm cho lá được dịu mát để cây
khỏi bị ánh nắng vá nhiệt độ cao đốt nóng.
Câu 3: Giải thích tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên
trồng cây với mật độ quá dày?
Trả lời:Trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với
mật độ quá dày vì khi trồng cây với mật độ quá dày, cây sẽ mọc chen chúc
nhau nên thiếu ánh sáng, thiếu không khí gây khó khăn cho quang hợp... Cây
chế tạo được ít chất hữu cơ năng suất thu hoạch sẽ thấp.
Câu 4: Vì sao cần trồng cây theo đúng thời vụ?
Trả lời: Cần trồng cây đúng thời vụ để cây có được những điều kiện bên
ngoài thuận lợi nhất.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- Trả lời nội dung câu hỏi cuối SGK
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung ôn tập
Ngày giảng:6A 11/12/2019
6B 13/12/2019
6C 11/12/2019
ÔN TẬP(T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
- Nêu được các bộ phận, chức năng của hoa. Phân biệt các loại hoa
- Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ thực tế , phân biệt, hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Nội dung kiến thức ôn tập cho học sinh.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức cũ
II. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
* Mở bài:
* Bài mới:
GV : Cho HS hoạt động cá nhân phần câu hỏi,hoạt động nhóm phần Liên hệ
thực tế :
Câu 1: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
Trả lời: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ
một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
Câu 2: Hoa gồm các bộ phận nào? Chức năng các bộ phận của hoa?
* Đáp án: Hoa gồm các bộ phận: đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.
- Đài hoa, tràng hoa làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy.
- Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
- Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
- Nhị và nhụy là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Câu 3: Dựa vào bộ phận sinh sản chia hoa thành những nhóm nào? thế nào
là hoa đơn tính, hoa lưỡng tính?
* Đáp án: Căn cứ vào bộ phận sinh sản của hoa có thể chia hoa thành 2
nhóm chính:
- Những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là hoa lưỡng tính.
- Những hoa thiếu nhị hoặc nhụy gọi là hoa đơn tính.
+ Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực.
+ Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là hoa cái.
Câu 4: Có mấy cách mọc hoa trên cây? Cho VD?
* Đáp án
- Căn cứ vào cách mọc hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm:
+ Hoa mọc đơn độc:
VD: Hoa súng, hoa sen, hoa hồng.
+ Hoa mọc thành cụm:
VD: hoa huệ , hoa cúc, hoa hướng dương.
Liên hệ thực tế :
Câu 1: Tại sao không trồng khoai lang bằng củ mà trồng bằng thân?
Trả lời: - Để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn, người ta không trồng
khoai lang bằng củ mà trồng bằng dây.
Câu 2: Tại sao muốn diệt cỏ dại hại cây trồng người ta lại phải nhặt bỏ toàn
bộ thân rễ ngầm dưới đất?
Trả lời: Muốn diệt cỏ dại hại cây trồng người ta lại phải nhặt bỏ toàn bộ
thân rễ ngầm dưới đất vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ
cần sót lại một mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi ra rễ và phát triển thành
cây mới rất nhanh.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- Trả lời nội dung câu hỏi cuối SGK
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung ôn tập
Ngày giảng:6A ...../12/2019
6B 16/12/2019
6C ....../12/2019
ÔN TẬP(T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được cấu tạo ngòi của thân, các loại thân
- Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi
2. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng ghi nhớ, liên hệ thực tế , phân biệt, hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
- Yêu thích môn học
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Nội dung kiến thức ôn tập cho học sinh.
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức cũ
II. Hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
* Mở bài:
* Bài mới:
GV : Cho HS hoạt động cá nhân phần câu hỏi,hoạt động nhóm phần Liên hệ
thực tế :
Câu 1: Thân cây gồm những bộ phận nào?
Trả lời: - Thân gồm: Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách.
- Chồi nách gồm 2 loại: Chồi hoa và chồi lá.
+ Chồi hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.
+ Chồi lá phát triển thành cành mang lá.
Câu 2: Kể tên các loại thân? Mỗi loại lấy một ví dụ?
Trả lời: Tùy theo cách mọc của thân mà chia làm ba loại : Thân đứng, thân
leo, thân bò.
- Thân đứng, gồm 3 dạng:
+ Thân gỗ: VD cây đa, cây thông ....
+ Thân cột: VD cây dừa, cây cau...
+ Thân cỏ: VD cây cỏ mần trầu, cây cỏ mật...
- Thân leo, gồm 2 dạng:
+ Thân quấn: VD cây mồng tơi..
+ Tua cuốn: VD cây đậu hà lan...
- Thân bò: VD cây rau má..
Câu 3: Cây gỗ to ra do đâu?
Trả lời: Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng
sinh vỏ và tầng sinh trụ.
Câu 4: Thân dài ra do đâu?
Trả lời: Thân cây dài ra do sự phân chia các tế bào ở mô phân sinh ngọn.
Câu 5: Kể tên một số loại thân biến dạng. Mỗi loại lấy hai ví dụ?
Trả lời: Các loại thân biến dạng như: thân củ, thân rễ, thân mọng nước.
- Thân củ: Củ su hào, củ khoai tây,...
- Thân rễ : Củ gừng, củ dong ta,...
- Thân mọng nước: Xương rồng, cây thuốc bỏng,...
Câu 6: Giải thích vì sao đối với một số loại cây trồng (cây đậu, cà phê,
bông) trước khi cây ra hoa, tạo quả người ta thường ngắt ngọn?
Trả lời: Vì khi ngắt ngọn, cây không tiếp tục cao lên, chất dinh dưỡng sẽ tập
trung cho cây phát triển nhiều chồi, nhiều hoa, tạo nhiều quả.
Câu 2: Giải thích vì sao trồng cây lấy gỗ, lấy sợi ta thường tỉa cành mà
không bấm ngọn?
Trả lời: - Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay) ta thường tỉa
cành để chất dinh dưỡng tập chung vào thân chính.
- Không bấm ngọn để thân dài ra cho gỗ tốt và sợi dài
Câu 3: Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường
sống khô hạn?
Trả lời: Những đặc điểm thích nghi của cây xương rồng với môi trường
sống khô hạn:
- Thân mọng nước, có tác dụng dự trữ nước.
- La biến thành gai có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước.
4. Kiểm tra, đánh giá.
- Trả lời nội dung câu hỏi cuối SGK
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo nội dung ôn tập
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_6_on_tap_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf