Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 29 đến 31 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Chữa một số bài tập ở chương II, III, IV.

- Vận dụng kiến thức đã học ở chương: Thân, Rễ, Lá để giải bài tập trắc nghiệm.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.

3. Thái độ

- Giáo dục hs có ý thức tự giác trong học tập.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,

năng lực giải quyết vấn đề .

b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, thu thập và xử lí thông tin tìm ra kiến

thức; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Các dạng bài tập trắc nghiệm ở các chương đã học (một số bài tập

trong vở bài tập sinh học).

2. Học sinh

- Xem lại các bài tập trong SGK và sách bài tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm

nhỏ.

2. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

- GV: Yêu cầu HS khái quát lại nội dung chương I, II, III, IV

- HS: hoạt động cá nhân (1p)

- GV: Ghi tên bài lên bảng

pdf13 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 29 đến 31 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 19 /11/2019 Tiết 29: BÀI TẬP CHƯƠNG I, II, III, IV I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chữa một số bài tập ở chương II, III, IV. - Vận dụng kiến thức đã học ở chương: Thân, Rễ, Lá để giải bài tập trắc nghiệm. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm. 3. Thái độ - Giáo dục hs có ý thức tự giác trong học tập. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, thu thập và xử lí thông tin tìm ra kiến thức; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Các dạng bài tập trắc nghiệm ở các chương đã học (một số bài tập trong vở bài tập sinh học). 2. Học sinh - Xem lại các bài tập trong SGK và sách bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - GV: Yêu cầu HS khái quát lại nội dung chương I, II, III, IV - HS: hoạt động cá nhân (1p) - GV: Ghi tên bài lên bảng Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung I . Kiến thức cần nhớ - GV gọi HS nhắc lại nội dung kiến thức ? Đặc điểm bên ngoài của lá ? Cấu tạo trong của phiến lá ? Quang hợp là gì ? Các dạng biến dạng của lá - HS: hđ cá nhân trả lời Giáo viên yêu cầu HS khác nhận xét I. Kiến thức cần nhớ 1. Đặc điểm bên ngoài của lá - GV: nhận xét đánh giá 2. Cấu tạo trong của phiến lá 3. Quang hợp 4. Biến dạng của lá - lá biến thành gai - Tay móc - Tua cuốn - Lá vảy - lá bắt mồi - Lá dự trữ II . Chữa bài tập Chữa một số bài tập ở chương Rễ. - GV: Cho hs làm bài tập: bài 9/ 16 (SBT). Câu 1: Điền vào chỗ trống cho thích hợp: - Có 2 loại rễ chính: .............. và................. - Rễ cọc gồm: ...................... và .................... - Rễ chùm gồm: ...................và....................... mọc từ gốc thân. - Rễ có 4 miền: miền trưởng thành có chức năng ................................. ....................; miền hút ....................; miền sinh trưởng......................... ....................; miền chóp rễ ................................................................... Câu 2: Đánh đấu x vào câu trả lời đúng: Trong các nhóm sau đây, nhóm nào gồm toàn cây có rễ cọc: a. Cây xoài, cây dừa, cây đậu, cây hoa hồng. b. Cây bưởi, cây cà chua, cây hành, cây cải. c. Cây táo, cây mít, cây su hào, cây bí xanh. d. Cây dừa, cây hành, cây lúa, cây ngô. - HS: lần lượt lên bảng làm bài tập. - GV: Cho hs nhận xét, sửa sai..... Chữa một số bài tập ở chương thân. - GV: Cho hs làm bài tập: bài 13/ 25 (SBT). Câu 3: Hãy hoàn thành các câu sau: - Thân mang những bộ phận:......................................................... - Những điểm giống nhau giữa thân và cành:............................... - Vị trí của chồi ngọn trên thân và cành:....................................... - Vị trí chồi nách:............................................................................ Câu 4: Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng: Chồi ngọn sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây ? a. Thân chính b. Hoa c. Thân chính hoặc hoa. Câu 5: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng: a. Thân cây dừa, cây cau, cây cọ là thân cột. b. Thân cây bạch đàn, cây gỗ lim, cây cà phê là thân gỗ. c. Thân cây lúa, cây cải, cây ổi là thân cỏ. d. Thân đậu ván, cây bìm bìm, cây mướp là thân leo. - HS: Lên bảng làm bài tập.... → Gv: Nhận xét, bổ sung....... Câu 6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong bài dưới đây: - Nhà tôi trồng 1 cây mướp, tôi thường xuyên chăm sóc nên cây lớn rất nhanh. Khi quan sát cây mướp, thấy rõ thân cây gồm:. - Những cành mướp với nhiều lá to, phát triển từ..và những chùm hoa mướp vàng phát triển từ. - Chưa đầy 2 tháng cây mướp nhà tôi đã phủ đầy giàn, che nắng cho sân. Nó cho tôi ... thật ngon. - Có bạn hỏi, cây mướp là loại thân gì? Nó là ., có cách leo bằng, khác với cây mồng tơi trong vườn cũng là nhưng lại leo bằng.. - HS điền các từ sau: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách, chồi lá, chồi hoa, quả, thân leo, tua cuống, thân quấn. Câu 7: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau: + Mạch gỗ gồm những., không có chất tế bào, có chức năng.. + Mạch rây gồm những, có chức năng.. Chữa một số bài tập ở chương lá. Câu 8: - GV: Yêu cầu làm bài tập: bài 20/ t.39 (SBT). Stt Tên các bộ phận của phiến lá Cấu tạo Chức năng 1 Biểu bì Lớp tế bào trong suốt, vách ngoài dày. 2 Lỗ khí Hai tế bào hình hạt đậu. 3 Thịt lá Lớp tế bào xếp sát nhau, chứa lục lạp, có nhiều khoang chứa khí. 4 Gân lá Bó mạch gỗ và bó mạch rây. Câu 9: Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn trồng thêm cây và bảo vệ chúng?  Do dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng. Do rừng bị khai thác bừa bãi, thực vật quý hiếm bị khai thác cạn kiệt. Thực vật có vai trò rất lớn trong đời sống Câu 10: Có phải tất cả các rễ cây đều có miền hút không? Vì sao?  Không, vì có 1 số cây có rễ ngập trong nước, nước sẽ ngấm trực tiếp qua tế bào biểu bì của rễ Câu 11: Những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?  Giai đoạn cây còn nhỏ đến giai đoạn cây ra hoa, kết quả. Câu 12: Tại sao phải thu hoạch các cây rễ củ trước khi chúng ra hoa?  Vì chất dự trữ dùng để cung cấp cho cây khi ra hoa kết quả. Nên sau khi cây ra hoa kết quả chất dinh dưỡng dự trữ trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn nữa -> năng xuất thấp. Câu 13: Khi làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt người ta thường chọn phần nào của rễ?  Phần ròng vì ròng là phần rất rắn chắc. Câu 14: Hãy điền vào chỗ trống các câu sau: Bao bọc phiến lá là 1 lớp tế bàotrong suốt nên ánh sáng có thể xuyên qua chiếu vào phần thịt lá. Lớp tế bào biểu bì có màng ngoài rất dày có chức năng cho các phần bên trong của phiến lá. - Lớp tế bào mặt dưới có rất nhiều..Hoạt độngcủa nó giúp cho lá trao đổi khí và thoát hơi nước ra ngoài. - Các tế bào thịt lá chứa rất nhiềucó chức năng thu nhận ánh sáng cần cho việc chế tạo chất hữu cơ. - Gân lá có chức năngcác chất cho phiến lá. - HS điền lần lượt như sau: 1/ biểu bì, 2/ bảo vệ, 3/ lỗ khí, 4/ đóng mở, 5/ lục lạp, 6/ vận chuyển. - HS: Đọc lại các bài tập đã hoàn thành... Hoạt động 4: Vận dụng trên lớp/ ở nhà - GV nêu câu hỏi: ? Ở địa phưong em có những loại lá biến dạng nào?Nói rõ lá biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây? ? Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa - HS: trao đổi (1p) Vì ban đêm cây hô hấp lấy khí ôxi không khí trong phòng và thải ra khí cacbonic. Nếu đóng kính cửa không khí trong phòng sẽ thiếu khí ôxi và rất nhiều khí cacbonic nên người ngủ dễ bị ngạt và có thể chết. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm hiểu thêm các hiện thực tế liên quan đến các bộ phận rễ, thân, lá của cây xung quanh ta. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU GV giao nhiệm vụ HS về nhà: - Chuẩn bị cho tiết 30 sinh sản sinh dưỡng tự nhiên nghiên cứu thông tin, quan sát hình 26.1 – hình 2.4 trả lời câu hỏi sgk/87,88 - Các nhóm mang mẫu vật đã chuẩn bị *********************************** Ngày dạy: / /2019 Chương V: SINH SẢN SINH DƯỠNG Tiết 30 - Bài 26: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). - Biết được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng, giải thích cơ sở khoa học về những biện pháp đó. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh mẫu vật. 3. Thái độ - Giáo dục hs biết bảo quản lương thực trước khi thu hoạch. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, thu thập và xử lí thông tin tìm ra kiến thức; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Tranh vẽ H. 26.1- 26.4 SGK - Các mẫu vật thật: Cây rau má, củ gừng hoặc củ nghệ đã có chồi, củ khoai lang đã mọc chồi, lá sống đời đã có chồi ở mép lá,.. - Phiếu học tập ghi nội dung bảng SGK /88 2. Học sinh - Mỗi nhóm chuẩn bị mẫu vật về 4 hình thức sinh sản sinh dưỡng khác nhau. - Ôn lại kiến thức về biến dạng của thân và rễ. - Kẻ trước bảng theo mẫu có trong SGK vào vở bài tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV: Đặt câu hỏi, yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời - Nhiệm vụ: Ở 1 số cây có hoa; rễ, thân, lá của nó có chức năng là gì? - GV đưa hình ảnh lá cây thuốc bỏng già khi dụng xuống đất ở mép là có cây con. Cây mới đó được hình thành từ bộ phận nào của cây? - HS trả lời - GV Sự tạo thành cây mới cụ thể ntn chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoat động 1: Tìm hiểu sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá. - GV: Cho hs quan sát tranh và mẫu vật sưu tầm. Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời: ? Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có những hiện tượng gì ? ? Mỗi mấu thân khi tách ra, có thể thành cây mới được không? Vì sao ? ? Củ gừng, củ khoai lang, lá thuốc bỏng, để nơi ẩm có thể tạo thành cây 1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa. mới được không ? Vì sao ? - HS: Lần lượt trả lời .... Nhận xét, bổ sung. + Cây rau má bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân đều có rễ phụ và lá. Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể phát triển thành cây mới. Vì nó có đủ các bộ phận của cây (rễ, thân, lá). + Củ gừng để nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới. Vì trên thân rễ củ gừng có các chồi non, các chồi này mọc nhô lên khỏi mặt đất và gốc chồi bén rễ thành cây mới. + Củ khoai lang để nơi ẩm có thể tạo thành cây mới. Vì để nơi ẩm một thời gian, củ khoai lang sẽ nảy các chồi và phát triển thàng những cây. + Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới. Vì ở đó, lá thuốc bỏng (đã rụng) sau một thời gian sẽ mọc ra nhiều chồi và rễ từ mép lá. Khi lá thối, các chồi sẽ phát triển thành cây. - GV: Nhận xét, bổ sung... Yêu cầu hs hoàn thành bảng phụ (theo nhóm 2 bàn trong 5 phút). - HS: Thảo luận, thống nhất ( phải hoàn thành được bảng bài tập): (Bảng bài tập) STT Tên cây Sự tạo thành cây mới Mọc từ phần nào của cây Phần đó thuộc cơ quan nào? Trong điều kiện nào? 1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có đất ẩm 2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 3 Khoai Lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 4 Lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Đủ độ ẩm - GV: Sau khi hs hoàn thành bảng, cho hs nhận xét, rút ra kết luận: ? Vậy sự tạo thành cây mới là nhờ bộ phận nào của cây? Cần đ.k gì để tạo thành cây mới? - HS: Dựa vào nội dung để trả lời ... - GV: Nhận xét, yêu cầu hs kẻ bảng vào vở Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - GV: Cho hs nghiên cứu thông tin sgk, hoạt động cá nhân làm bài tập sgk/T 88. - HS: Làm bài tập. Lần lượt trả lời ... - GV: Ghi nhanh kết quả lên bảng, cho hs nhận xét, bổ sung... Gv: Đưa đáp án đúng: 1. Sinh dưỡng; 2. Rễ củ, thân bò, lá, thân rễ; 3. Độ ẩm. - GV: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? - HS: độc lập suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Một HS trả lời, các em khác bổ sung. - GV:Nhận xét, chính xác hoá đáp án. - HS: Rút ra kết luận. - GV: Cho hs liên hệ thực tế: ? Trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ? - HS: Liên hệ nêu được: Cỏ tranh, cỏ gấu, khoai từ, dâu tây, chuối.. - GV:Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó (nhất là cỏ gấu)? Vậy cần có biện pháp gì? Vì sao phải làm như vậy? - HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi. - GV: Liên hệ thực tế: cây cỏ gấu sinh sản sinh dưỡng tự nhiên rất nhanh... Giáo dục hs phòng trừ cỏ cho cây trồng... - GV liên hệ: Trong trồng trọt, đặc biệt là trồng cây ăn quả và trồng hoa, sinh sản sinh dưỡng được ứng dụng rộng rãi để nhân giống nhanh, bảo tồn nòi giống khi sinh sản hữu tính không thực hiện được → cho nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ và tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật. 2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (Rễ, thân, lá). - Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa: Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá ... Hoạt động 3: Luyện tập. 3' - HS: hoạt động nhóm (1p) trả lời câu hỏi - GV: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? - HS: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ 1 phần của cơ quan sinh dưỡng. - GV: nhóm cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là: a/ Xà cừ, cao su, bạch đàn b/ Khoai lang, thuốc bỏng, rau má c/ Gừng, nghệ, mít. d/ Xoài, ổi, lúa. - HS: b Hoạt động 4: Vận dụng 3' - HS: vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi: ? Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào. Tại sao không trồng bằng củ? - Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ trong điều kiện độ ẩm thấp, tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn, người ta không trồng khoai lang bằng củ. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Hãy tìm hiểu một số cây khác có khả nãng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết tại địa phương? - Bằng thân bò: cây dâu tây. - Bằng lá: Lá sống đời, cây hoa đá, . V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - Nghiên cứu bài 27, trả lời các câu hỏi sau: + Thế nào là giâm cành? Giâm cành khác với chiết cành như thế nào? + Ghép cây là gì? Cho ví dụ về 1 số cây được nhân dân ta ghép trong trồng trọt. - Chuẩn bị: Mang theo 1 đoạn cành dâu có mầm theo tổ **************************** Ngày giảng: /11/2018 Tiết 31 - Bài 27: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Phân biệt được sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và sinh sản sinh dưỡng do con người. - Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành. - Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống nghiệm 2. Kỹ năng - Biết cách giâm, chiết, ghép cây. 3. Thái độ - Thói quen lòng yêu thích bộ môn,ham mê tìm tòi thông tin - Tính cách nghiêm túc 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề . b) Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, thu thập và xử lí thông tin tìm ra kiến thức; vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Vật mẫu thật: một vài cành sắn, cành dâu hoặc ngọn mía giâm đã ra rễ. - Tranh vẽ theo H. 27.2, 27.3, 27.4 SGK. - Các tư liệu về thành tựu nhân giống vô tính trong ống nghiệm. 2. Học sinh - Thực hiện bài tập thực hành: Lấy một đoạn sắn, ngọn mía cắm xuống đất ẩm cho ra rễ mang đến lớp. - Ôn lại kiến thức về chức năng vận chuyển chất hữu cơ của mạch rây. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kỹ thuật: KT động não, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức: 1' 2. Kiểm tra bài cũ: 4' 1) Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Cho ví dụ? 2) Chọn câu trả lời đúng: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có hình thức sinh sản bằng thân rễ? a. Cây sắn, cây khoai lang, cây rau má. b. Cây gừng, cây cỏ tranh, cây cỏ gấu. c. Lá thuốc bỏng, cây dong ta, cây su hào. d. Cả a, b,c. Đáp án: 2.2 b 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động 3’ + GV cho HS hoạt động toàn lớp trong 2 phút + Nhiệm vụ: Giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra hãy lấy ví dụ thực tế cây mà con người sử dụng các biện pháp trên. Cách làm của các biện pháp trên. + HS lấy ví dụ và có thể nêu được cách làm + GV để hiểu rõ hơn về cách làm của từng biện pháp ta vào bài hôm nay Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoat động 1: Tìm hiểu cách giâm cành. 10' - GV: Cho hs quan sát hình 27.1. Yêu cầu hs trả lời: ? Một đoạn sắn có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm sau 1 t.g có hiện tượng gì ? → (Ra rễ, mọc chồi). ? Giâm cành là gì ? ? Kể tên các loại cây có thể trồng bằng giâm cành? cành của những cây này có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được ? →Cành rau lang, sắn, dâu tằm, mía, rau ngót ...Cành những cây này có đặc điểm nhanh ra rễ & mọc chồi. - HS: Hoạt động cá nhân (1p) trao đổi nhóm cặp (2p) - HS: Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Cho hs nhận xét: Nhấn mạnh: Đoạn cành đem giâm phải có đủ mắt, chồi (bánh tẻ). Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chiết cành. 15' - GV:Cho HS quan sát tranh phóng to H. 27.2 SGK mô tả cách chiết cành? - HS: quan sát H. 27.2 SGK → mô tả cách chiết cành, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: giải thích thêm cho HS về kĩ thuật chiết cành: chọn một cành khoẻ, cắt bỏ một khoanh vỏ, lấy đất mùn làm thành một bầu bó xung quanh vết cắt, bầu đất luôn được giữ ẩm cho đến khi mép trên vết cắt ra rễ thì cắt đem trồng thành cây mới. - GV:Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần lệnh SGK đầu trang 90. ? Chiết cành là gì ? ? Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt ? 1. Giâm cành. - Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó ra rễ, phát triển thành cây mới. - Vídụ: Sắn, mía, khoai lang 2. Chiết cành. - Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. ? Kể tên một số cây trồng bằng cách chiết cành ? Vì sao những cây này thường không được áp dụng trồng bằng cách giâm cành ? - HS: Quan sát tranh, trao đổi nhóm để thống nhất đáp án. Ba HS đại diện cho nhóm trả lời câu hỏi, các em khác bổ sung. - GV: chốt đáp án + Chiết cành là (cắt một khoanh vỏ, tạo bầu) làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ, rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. + Ở vỏ có mạch rây vận chuyển chất dinh dưỡng từ trên lá xuống nuôi cây, nên khi cành bị bóc một khoanh vỏ thì chất dinh dưỡng sẽ ứ đọng ở mép vỏ phía trên vết cắt, gặp điều kiện thuận lợi (đủ ẩm) thì tại đó sẽ mọc ra rễ, còn mép vỏ phía dưới vết cắt không có chất dinh dưỡng ứ đọng nên không mọc rễ được. + Một số cây thường được trồng bằng chiết cành là cam, bưởi, hồng xiêm, chanhNhững cây này thường khó và lâu ra rễ phụ, nên nếu trồng bằng cách giâm cành, cây không có rễ để hút chất dinh dưỡng từ đất sẽ bị chết. - Liên hệ thực tế: Lưu ý cách làm bầu đất. - GV: Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? - HS: Vận dụng kiến thức, so sánh tìm ra câu trả lời 1-2 HS trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, chính xác hoá đáp án: Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật ghép cây. 5 - GV: Yêu cầu hs quan sát H: 27.3, thảo luận: Giâm cành Chiết cành - Cành được cắt rời khỏi cây mẹ ngay từ đầu. - Cành giâm mọc rễ mới ở nơi khác, không phải trên cây mẹ. - Dễ làm, ít tốn công. - Tạo cây mới nhanh và nhiều hơn. - Lúc đầu chỉ bóc phần vỏ chứ không cắt cành rới khỏi cây mẹ. - Cành chiết mọc rễ mới ngay trên cây mẹ. - Khó làm, tốn công nhiều. - Tạo cây mới chậm và ít hơn. 3. Ghép cây: ? Ghép cây gồm những giai đoạn nào ? ? Hãy trình bày các bước ghép cây trên tranh? - HS: Thảo luận, trả lời. Nhận xét, bổ sung. + Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cùng loại(gốc ghép) cho chúng tiếp tục phát triển. Có hai cách ghép cây: ghép mắt và ghép cành. + Ghép mắt gồm bốn bước: Rạch vỏ gốc ghép, cắt lấy mắt ghép, luồn mắt ghép vào vết rạch, buộc dây để giữ mắt ghép. - GV: Nhận xét, bổ sung trên tranh và lưu ý cho hs: Cách ghép: Ghép mắt, ghép chồi, ghép cành. Khi chọn cành ghép chú ý chọn cành không sâu bệnh, để đạt kết quả tốt. - Ghép cây là đem cành (cànhghép) hoặc mắt ghép (mắt ghép, chồi ghép) của cây này ghép vào cây khác cùng loại (gốc ghép) để cho cành ghép tiếp tục phát triển. Hoạt động 3: Luyện tập 3' - HS: Đọc phần ghi nhớ sgk. - GV: Giâm cành là gì? Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi? - HS: Là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ -> phát triển thành cây mới. Vì sau khi cắm xuống đất ẩm, từ các mắt sẽ mọc ra rễ và mầm non mới Hoạt động 4: Vận dụng trên lớp/ ở nhà - GV: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm giống nhất ? Vì sao? - HS: nhân giống vô tính trong ống nghiệm, vì từ 1 mảnh nhỏ của 1 loại mô bất kì của cây thực hiện kĩ thuật nhân giống 1 thời giam ngắn là có thể tạo vô số cây cung cấp cho sản xuất. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sư tầm những cây ghép cành, chiết cành và giâm cành có ở địa phương V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI SAU - GV giao nhiệm vụ HS về nhà: - Đọc phần “Em có biết” - Nghiên cứu bài 28, trả lời các câu hỏi sau: + Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận? + Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao? - Sưu tầm các loại hoa như bài 28. *****************************

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_29_den_31_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf