Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Vận chuyển các chất trong thân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Nêu được chức năng của mạch: mạch gỗ dẫn nước và ion khoáng từ rễ lên thân,

lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ.

2. Phẩm chất.

- Sống chăm chỉ, có trách nhiệm

3. Năng lực.

- Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác.

- NL chuyên biệt: Quan sát, đề xuất giả thuyết, NL thiết kế thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Chuẩn bị trước TN1, 2. Tranh 17.1, 17.2(sgk).

2. HS: Chuẩn bị TN1 (Như sgk). Đọc trước bài học ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp.

- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

2. Kỹ thuật.

- Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

Muốn xem tuổi của cây ta làm thế nào? Phân biệt dác và ròng?

3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.

GV: Yêu cầu HS hđ cặp đôi trả lời câu hỏi:

Mạch gỗ và mạch rây có cấu tạo và chức năng như thế nào?

Bằng cách nào ta có thể chứng minh được chức năng của 2 loại mạch này?

HS: Trao đổi cặp đôi trả lời

GV: Chỉ chốt đáp án câu hỏi 1, dẫn dắt.Bài học hôm nay ta chứng minh điều này.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Tiết 17: Vận chuyển các chất trong thân - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 6A,C 3/11/2020 6B 5/11/2020 Tiết 17 - Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Nêu được chức năng của mạch: mạch gỗ dẫn nước và ion khoáng từ rễ lên thân, lá; mạch rây dẫn chất hữu cơ từ lá về thân, rễ. 2. Phẩm chất. - Sống chăm chỉ, có trách nhiệm 3. Năng lực. - Phát triển năng lực tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác. - NL chuyên biệt: Quan sát, đề xuất giả thuyết, NL thiết kế thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Chuẩn bị trước TN1, 2. Tranh 17.1, 17.2(sgk). 2. HS: Chuẩn bị TN1 (Như sgk). Đọc trước bài học ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp. - Dạy học đặt và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 2. Kỹ thuật. - Kĩ thuật chia nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật đọc tích cực. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ. Muốn xem tuổi của cây ta làm thế nào? Phân biệt dác và ròng? 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG. GV: Yêu cầu HS hđ cặp đôi trả lời câu hỏi: Mạch gỗ và mạch rây có cấu tạo và chức năng như thế nào? Bằng cách nào ta có thể chứng minh được chức năng của 2 loại mạch này? HS: Trao đổi cặp đôi trả lời GV: Chỉ chốt đáp án câu hỏi 1, dẫn dắt....Bài học hôm nay ta chứng minh điều này. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm Hoat động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoàn tan. - Gv: Yêu cầu hs trình bày T.N đã chuẩn bị ở nhà (theo nhóm). Hs: Đại diện nhóm trình bày. báo cáo kết quả T.N 1. Vận chuyển nước và muối khoáng hòa tan. a. Thí nghiệm: SGK. Gv: kiểm tra T.N của hs → cho các nhóm nhận xét, bổ sung... Giới thiệu lại T.N mà gv đã chuẩn bị trước →cho hs đối chiếu với T.N của nhóm mình. Nhận xét gì về sự thay đổi màu sắc của cánh hoa? → Cánh hoa từ màu trắng chuyển sang màu đỏ. GV: Hướng dẫn học sinh cắt lát mỏng qua cành -> quan sát dưới kinh lúp và nhận xét Hướng dẫn học sinh bóc vỏ cành xác định chỗ nhuộm màu, quan sát màu gân lá HS: hđ nhóm làm TN, đại diện báo cáo →Q.sát thấy màu đỏ, đó là m.gỗ. H: Vậy qua T.N cho biết nước và muối khoáng được vận chuyển theo phần nào của thân? →Theo phần mạch gỗ . Hs: Trả lời, chốt lại nội dung→ Gv: Nhận xét, bổ sung ... Hoạt động 2: Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ. Gv: Yêu cầu hs hoạt động cá nhân tìm hiểu thông tin (sgk). - Cho hs q.s tranh 17.2.Thảo luận cặp đôi trả lời SGK tr55. HS: HĐ cặp đôi trả lời Nhận xét, bổ sung. H: Giải thích vì sao mép vỏ ở phía trên chỗ cắt lại phình to ra? mà ở mép dưới không phình ra? →Chất hưũ cơ do lá chế tạo để nuôi thân, cành, rễ. Khi mạch rây bị cắt bỏ → chất dinh dưỡng sẽ tập trung ở phía trên, không vận chuyển xuống dưới nên phần trên phình ra. (khi chơi đùa không làm ảnh hưởng đến mạch rây của cây, bảo vệ cây). H:Vậy mạch rây có chức năng gì? H: Nhân dân thường làm gì để nhân giống cây ăn quả ? -Hs: Liên hệ thực tế trả lời ... b. Kết luận. - Nước và muối khoáng hòa tan, được vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ mạch gỗ. 2. Vận chuyển chất hữu cơ . a. Thí nghiệm: SGK. b. Kết luận. - Hình thành cho HS phẩm chất: yêu thương thiên nhiên, có trách nhiệm bảo vệ cây xanh. GV: Nhận xét, chốt kiến thức Nhân dân nhân giống bằng cách chiết cành bóc mạch rây tại đó sinh ra rễ Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển là nhờ mạch rây. HĐ3: LUYỆN TẬP. Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, làm bài tập. - GV: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau: + Mạch gỗ gồm những....................., không có chất tế bào, có chức năng.. + Mạch rây gồm những, có chức năng... - HS: 1/ tế bào có vách hoá gỗ dày, 2/ vận chuyển nước và muối khoáng. 3/ tế bào có vách mỏng, 4/ vận chuyển chất hữu cơ. HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG. - Quan sát và nêu một vài hiện tượng thực tế liên quan đến mạch rây HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU. GV: giao nhiệm vụ HS về nhà - Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 củ khoai tây, 1 củ gừng, 1 củ dong ta, 1 cây xương rồng. - Nghiên cứu bài 18, trả lời các câu hỏi: + Có mấy loại thân biến dạng, chức năng của các loại thân biến dạng? + Điền vào bảng sau cho hoàn chỉnh: TT Tên vật mẫu Đặc điểm Chức năng Tên thân BD 1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất 2 Củ khoai tây 3 Củ gừng 4 Củ dong ta 5 Xương rồng

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_sinh_hoc_lop_6_tiet_17_van_chuyen_cac_chat_trong_tha.pdf