Giáo án Ngữ văn tiết 50- Nghị luận trong văn bản tự sự

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Kiến thức :

-Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

-Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

-Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự

Kĩ năng :

-Nghị luận trong khi làm văn tự sự

-Phân tích được các yếu tố nghị luận trong van bản tự sự cụ thể

Thái độ :

Có ý thức kết hợp các yếu tố nghị luận khi làm văn tự sự .

II.CHUẨN BỊ :

Thầy: Tham khảo SGK , SGV , giáo án , bảng phụ

Trò: Soạn bài theo hướng dẫn cụ thể của GV

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1864 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 50- Nghị luận trong văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : j Kiến thức : -Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự -Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự -Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự k Kĩ năng : -Nghị luận trong khi làm văn tự sự -Phân tích được các yếu tố nghị luận trong van bản tự sự cụ thể l Thái độ : Có ý thức kết hợp các yếu tố nghị luận khi làm văn tự sự . II.CHUẨN BỊ : j Thầy: Tham khảo SGK , SGV , giáo án , bảng phụ k Trò: Soạn bài theo hướng dẫn cụ thể của GV . III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: (2p) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài mới: -Kiểm tra sĩ số. -Kiểm tra phần chuẩn bị của HS. Ở lớp 7, 8 các em đã được học về văn nghị luận . Vậy yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự ? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu . -Lớp trưởng báo cáo. - Để tập bài soạn lên bàn . - Học sinh lắng nghe . - Ghi tựa bài mới vào tập . Hoạt động 2: (25p) HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI I.Tìm hiểu yếu tố tự sự trong văn bản tự sự: -Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lý lẽ và dẫn chứng. -Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. -Treo bảng phụ có hai đoạn trích (a), (b).Yêu cầu hs đọc từng đoạn . rEm hãy cho biết đoạn văn trên biểu đạt bằng phương thức gì ? (miêu tả, tự sự, nghị luận, ….) rVậy thì hai đoạn trích trên kể về việc gì ? rÔng giáo suy nghĩ về điều gì? rÔng giáo đã đưa ra ý kiến như thế nào? rVà để làm rõ ý kiến của mình ông giáo đã lấy việc gì làm ví dụ, làm dẫn chứng? rTương tự em hãy nhận xét đoạn trích (b).Thuý Kiều đã lập luận như thế nào để phán tội Hoạn Thư ? rHoạn Thư đã làm gì trước những lời phán tội của Thuý Kiều? rHoạn Thư gỡ tội cho mình bằng cách nào? rGv nhận xét chốt ý: Nguyễn Du đã đưa yếu tố nghị luận vào trong truyện bằng việc để cho Hoạn Thư tự biện hộ cho mình khi bị Thuý Kiều phán tội. Vậy từ đây chúng ta có thể nói nghị luận là nêu ra lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ các quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó. rEm hãy cho biết trong đoạn trích (a), (b) là lời của ai nói với ai? -GV:ở trên chúng ta có nói hai đoạn văn (a), (b) là những đoạn tự sự có sử dụng lập luận, luận điểm, lí lẽ để dẫn chứng. rNhưng thực chất qua tìm hiểu hai đoạn trích trên em thấy cách diễn đạt từ ngữ nó mang tính chất gì? -Gv nhận xét, chốt ý: Từ hai đoạn trích trên ta có hể kết luận:Nghị luận trong văn bản tự sự thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét phán đoán các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc. rTrong đoạn văn nghị luận ta thường sử dụng những loại từ và câu nào ? rNghị luận có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự? - Quan sát, đọc . - tự sự (a)Kể về suy nghĩ của ông giáo (b)kể về việc Thuý Kiều báo oán với Hoạn Thư -cách nhìn, nhận xét những người xung quanh -câu đầu của đoạn trích -lấy vợ mình làm dẫn chứng (Gv phân tích cho hs thấy rõ vấn đề) -các câu thơ đầu -biện minh gỡ tội cho mình -nội dung của 8 câu thơ từ “Rằng tôi chút phận ……… nào chăng” -Nghe -(a) ông giáo nói với chính mình (b)Thuý Kiều với Hoạn Thư -mang tính chất của những cuộc đối thoại -Nghe +Từ lập luận:tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên, ….) +Câu:miêu tả, trần thuật, khẳng định -Cá nhân trả lời Hoạt động 3: (15p) LUYỆN TẬP II.Luyện tập: Bài tập 1: -Lời văn trong đoạn trích là lời độc thoại của ông giáo -Ông giáo tự thuyết phục mình rằng vợ mình không ác. Bài tập 2: Hoạn Thư lập luận thật xuất sắc, nàng đã nêu ra 4 luận điểm: -Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là một lẽ thường tình (nêu lẽ thường). -Thứ hai:Tôi đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi trốn khỏi nhà tôi không đuổi theo (kể công). -Thứ ba: Tôi và cô là cảnh chồng chung - chưa chắc ai nhường cho ai(thông cảm). -Thứ tư: Tôi trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lòng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội, đề cao). Với lập luận trên Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “khôn ngoan phải mực, nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế khó xử: “Tha ra thì cũng may đời Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen” -Gọi HS đọc BT1,hướng dẫn xác định yêu cầu. -Cá nhân thực hiện. -Gv nhận xét, kết luận -Gọi HS đọc BT2, hướng dẫn xác định yêu cầu. -Thực hiện HĐ nhóm 2 bàn . -Cử đại diện nhóm trình bày. -Gv nhận xét, kết luận -HS đọc. -Cá nhân thực hiện -HS đọc, -Chia nhóm thảo luận. - Đại diện nêu ý kiến . - Nhận xét, bổ sung . - Nghe, ghi lại . Hoạt động 4: (3p) CỦNG CỐ DẶN DÒ rGv nhấn mạnh nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ, bảo vệ một quan điểm, ý kiến và thực chất đó là một cuộc đối thoại. -BT2 với những ý tóm tắt về dựng thành một đoạn văn nêu lí lẽ lập luận của Hoạn Thư F Chuẩn bị bài : Tập làm thơ tám chữ & Soạn bài : “Đoàn thuyền đánh cá” . Đọc văn bản và soạn bài theo câu hỏi SGK . -Nghe - Học sinh lắng nghe và ghi vào tập bài soạn làm cơ ở cho việc soạn bài. -Nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .

File đính kèm:

  • doctiet 50.doc