Giáo án Ngữ văn tiết 41- Lục vân tiên gặp nạn

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Kiến thức:

Qua phân tích cái thiện-cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường; tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.

Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật.

Thái độ:

Biết giúp đỡ nhữnh người gặp khó khăn, hoạn, biết căm ghét cái ác.

II.CHUẨN BỊ :

Thầy: Tham khảo SGK , SGV soạn giáo án , bảng phụ các đoạn thơ

Trò : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên .

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn tiết 41- Lục vân tiên gặp nạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : j Kiến thức: Qua phân tích cái thiện-cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường; tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. k Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật. l Thái độ: Biết giúp đỡ nhữnh người gặp khó khăn, hoạn, biết căm ghét cái ác. II.CHUẨN BỊ : j Thầy: Tham khảo SGK , SGV soạn giáo án , bảng phụ các đoạn thơ … k Trò : Soạn bài theo yêu cầu của giáo viên . III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: (5p) KHỞI ĐỘNG -Ổn định lớp: -Kiểm tra bài cũ: -Giới thiệu bài: -Kiểm tra sĩ số r Trình bày những hiểu biết của em về Nguyễn đình Chiểu và nêu đại ý của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? r Trên đời cái thiện và cái ác có nhiều khi lại đi liền, nối tiếp nhau như một sự vô tình hay hữu ý của hoá công để thử thách, để kiểm nghiệm lòng người, tình người.Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn trên sông và được cứu là một trong những tình huống đã được Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo trong truyện “Lục Vân Tiên” để nói lên quan niệm của mình về người anh hùng, về cái thiện, cái ác, về nhân dân lao động.Tất cả những điều đó là như thế nào cô mời các em cùng tìm hiểu đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” - Ghi tựa bài mới lên bảng . -Lớp trưởng báo cáo. -Cá nhân trả lời - Học sinh lắng nghe - Ghi tựa bài mới vào tập . Hoạt động 2: (30p) ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN I.Tìm hiểu chung: Đoạn trích thể hiện sự đối lập giữa cái thiện và cái ác; niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời II.Phân tích văn bản: j .Hành động của Trịnh Hâm: -Động cơ: đố kỵ, ganh ghét tài năng. -Kế hoạch: phân tán thầy trò Vân Tiên, chọn thời điểm đêm khuya. -Hành động: đẩy Vân Tiên xuống nước rồi giả vờ kêu cứu Þ Hắn là kẻ bất nhân, bất nghĩa. *Nghệ thuật: sắp xếp tình tiết hợp lý, lời thơ mộc mạc, giản dị. k .Việc làm của ông Ngư: -Vớt Vân Tiên và cả gia đình chữa chạy cho chàng “Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày” -Mời vân Tiên ở lại. -Cứu người vì nghĩa, không cần trả ơn, tính toán. -Cuộc sống của ông Ngư thanh cao, không màng danh lợi, tự do, bầu bạn với thiên nhiên … Þ Qua nhân vật ông Ngư, tác giả gửi gắm niềm tin vào điều thiện, vào người lao động bình thường. -Hướng dẫn HS đọc văn bản: to, rõ, phát âm chuẩn, chú ý ngắt nhịp nhanh, gọn ở hành động của Trịnh Hâm và đọc chậm ở hành động của ông Ngư. -Đọc trước một đoạn rồi gọi HS đọc tiếp. -Nhận xét cách đọc -Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích và những từ khó rCho biết vị trí đoạn trích ? r Nội dung chính của đoạn trích ? r Bố cục của đoạn trích được chia như thế nào? Nêu ý chính của mỗi đoạn. -Gọi HS đọc lại 8 câu đầu. r Vì sao Trịnh hâm quyết tâm hãm hại Vân Tiên? r Hắn đã lên kế hoạch như thế nào? r Hắn đã ra tay thế nào? rTrịnh Hâm là kẻ bất nhân, bất nghĩa. Em hãy giải thích và chứng minh điều ấy? rEm có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này? (Tình tiết? Lời thơ? …). * Chuyển ý: Trái với Trịnh Hâm là ông Ngư. Trong đoạn trích này ông ấy đã giúp đỡ VT như thế nào? -Đọc lại đoạn ông Ngư cứu Vân Tiên. r Gia đình ông Ngư đã cứu Vân Tiên bằng cách nào? Được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào? r Ông Ngư đề nghị với Vân Tiên ra sao? Thể hiện tính cách gì ở ông? r Gia cảnh của ông Ngư như thế nào? rKhi nghe tin Vân Tiên nói đến ơn nghĩa thì Ngư ông trả lời thế nào? r Em có nhận xét gì về cách sống của ông Ngư ? Hãy chứng minh bằng lời thơ trong đoạn trích? r Đoạn thơ nói lên thái độ của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào? -Nghe -HS đọc. -Nghe -nằm ở phần thứ 2 của truyện -Cá nhân trả lời - Hai đoạn a.Đoạn 1: (8 câu đầu) hành động của Trịnh hâm. b.Đoạn 2: (phần còn lại) việc làm của ông Ngư. - Nghe -HS đọc. -Ganh tị với tài năng của Vân Tiên - Bất nhân (hại người trong cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa); bất nghĩa (hại bạn, nuốt lời hứa). -Cá nhân trả lời -Cá nhân nhận xét -HS đọc. -Nghe -Cứu người bằng phương pháp dân dã, chăm lo ân cần. - Đề nghị vân Tiên ở lại ® tính thương người. -Gia đình nghèo hoặc chỉ đủ ăn. -Cá nhân trả lời -Nhàn hạ, thoải mái vui vẻ -tin tưởng - Học sinh lắng nghe . Hoạt động 3: (5p) TỔNG KẾT III.Tổng kết: j Nghệ thuật : Kết cấu như truyện cổ tích: ở hiền gặp lành. Ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc, hình ảnh khoáng đạt. k Nội dung : Tác giả căm ghét, lên án cái ác, gửi gắm niềm tin vào điều thiện, vào những người lao động. r Lục vân Tiên gặp nạn và được cứu, là một kết cấu của truyện cổ tích, xuất phát từ ước mơ gì của nhân dân? r Tác giả đã xây dựng truyện theo hai tuyến nhân vật đối lập như trong truyện cổ tích. Đó là hai tuyến nhân vật nào? Và tác giả bày tỏ thái độ với hai tuyến nhân vật đó ra sao? -Gọi HS đọc câu 4 SGK. Yêu cầu thực hiện. * Luyện tập: -Gọi HS đọc phần luyện tập. - Thực hiện -Gv nhận xét, chốt ý -Cá nhân trả lời -Cá nhân trả lời -Đọc và thực hiện Hoạt động 4: (5p) CỦNG CỐ DẶN DÒ rEm đã rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi học qua đoạn trích? -Về nhà nhớ học kĩ bài, thuộc lòng đoạn trích. F Chuẩn bị : Đồng chí & Soạn bài : “Chương trình địa phương (phần văn)”. +Sưu tầm các tác giả, tác phẩm ở địa phương em +Viết bài văn giới thiệu và nêu cảm nghĩ về một trong những tác phẩm viết về địa phương mà em sưu tầm được +Hoặc viết một bài văn hoặc một bài thơ về địa phương mình. -Phải chân thật trong tình bạn. Cứu người khi gặp khó khăn … - Học sinh lắng nghe -Soạn bài ở nhà

File đính kèm:

  • doctiet 41.doc