Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- HS nắm lại một số kiến thức cơ bản về Phương châm hội thoại, nội dung, nghệ

thuật, ý nghĩa hai bài thơ hiện đại đã học.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của người lính trong mỗi văn bản.

- Luyện tập Đọc - Hiểu.

2. Phẩm chất:

- Giáo dục cho HS ý thức tự học.

3. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu, ôn tập kiến thức theo định hướng

của GV

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong

nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và

giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung ôn tập.

* Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:

đọc, viết, nói, nghe.

- Năng lực văn học:

+ Ôn tập, tổng hợp kiến thức.

+ Cảm thụ văn học.

- Năng lực thẩm mĩ:

+ Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người lính trong hai cuộc

kháng chiến.

+ Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện bản

thân, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Một số đoạn thơ thực hiện phần đọc - hiểu.

- Bảng phụ

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức Văn học và Tiếng Việt đã học từ đầu năm

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
165 Ngày dạy:16/11/2020 Tiết 51 ÔN TẬP TỔNG HỢP GIỮA KÌ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS nắm lại một số kiến thức cơ bản về Phương châm hội thoại, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa hai bài thơ hiện đại đã học. - Nắm được đặc điểm cơ bản của người lính trong mỗi văn bản. - Luyện tập Đọc - Hiểu. 2. Phẩm chất: - Giáo dục cho HS ý thức tự học. 3. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu, ôn tập kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung ôn tập. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + Ôn tập, tổng hợp kiến thức. + Cảm thụ văn học. - Năng lực thẩm mĩ: + Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người lính trong hai cuộc kháng chiến. + Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện bản thân, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Một số đoạn thơ thực hiện phần đọc - hiểu. - Bảng phụ 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức Văn học và Tiếng Việt đã học từ đầu năm. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà"? ? Em có suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản "Chiếc lược ngà"? 3. Bài mới. * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG Trình bày những nội dung kiến thức đã học từ đầu năm (TV, VH, tập làm văn) * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI 166 Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức HĐ nhóm bàn 3p H': Kể tên các PCHT? Nêu đặc điểm của mỗi phương châm và cho VD minh họa? - HS thực hiện nhiệm vụ -> Báo cáo kết quả bằng miệng - Gọi các bạn nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét, kết luận, nhấn mạnh lại các kiến thức cơ bản về PCHT. H': Giải nghĩa các thành ngữ sau và cho biết chúng liên quan đế PCHT nào? - HS đọc thuộc lòng bài thơ (2 HS) H': Nêu ND, NT, Ý nghĩa bài thơ H': Nêu cảm nhận về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. I. Tiếng Việt - Phương châm về lượng. - Phương châm về chất - Phương châm cách thức - Phương châm quan hệ - Phương châm lịch sự * Giải nghĩa thành ngữ - Nói nhăng nói cuội. -> Nói linh tinh, nói nhảm nhí, vu vơ. - Ăn ốc nói mò. -> Nói không có căn cứ, không có bằng chứng. - Dây cà ra dây muống. -> Nói dài dòng, rườm rà, không trọng tâm. - Nói như đấm vào tai. -> Nói to, mạnh, khó nghe - Nửa úp, nửa mở. -> Nói mập mờ, không nói ra hết ý. II. Văn học 1. Đồng chí * Nghệ thuật - Ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. * Giá trị nội dung - Vẻ đẹp chân thực, giản dị của anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn của họ. * Ý nghĩa - Ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp * Cảm nhận về người lính: - Đều xuất thân từ nông dân nghèo khó. - Cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, sát cánh bên nhau chiến đấu chống kẻ thù - Lạc quan, yêu đời, lãng mạn - Luôn yêu thương, đoàn kết. - Tình đồng đội gắn bó keo sơn. 167 - Đọc thuộc lòng bài thơ (1 HS) H': Nêu ND, NT, Ý nghĩa bài thơ HĐ nhóm đôi dọc 3p: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa người lính thời chống Pháp và chống Mỹ. 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính * Nghệ thuật - Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực. - Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhip điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. * Nội dung - Khắc hoạ hình ảnh những chiếc xe không kính và làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ và tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm của họ. * Ý nghĩa Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời kì chống giặc Mĩ dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng. * Cảm nhận về người lính: - Trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch, yêu đời. - Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sẵn sàng chiến đấu vì mục đích cao đẹp: giải phóng MN thống nhất đất nước. - Dũng cảm, lạc quan, tràn đầy niềm tin chiến thắng. - Tình đồng đội gắn bó keo sơn. 3. Điểm giống và khác nhau giữa người lính thời chống Pháp và chống Mỹ. * Giống: - Lý tưởng, trách nhiệm, lòng yêu nước. - Tinh thần vượt khó khăn, gian khổ, hy sinh. - Ý chí chiến đấu, niềm lạc quan . - Tình cảm đồng đội gắn bó chia ngọt sẻ bùi. * Khác: -“Đồng chí”: Những người nông dân mặc áo lính giản dị, chân thành, chất phác. Trang bị thô sơ thiếu thốn, bộc lộ tình cảm thầm lặng. - Người lính chống Mỹ: Những chiến sĩ trẻ hồn nhiên, hóm hỉnh, tươi tắn, trẻ trung * HĐ 3: LUYỆN TẬP - Bài thơ "Đồng chí" sáng tác trong thời kì nào? Bài thơ viết về ai? Họ là những người như thế nào? - Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác trong thời kì nào? Bài thơ viết về ai? Học là những người như thế nào? - Cho biết tác giả của hai bài thơ trên * HĐ4: VẬN DỤNG 168 1. Em có suy nghĩ gì sau khi học xong hai bài thơ trên? Gợi ý: - Suy nghĩ về chiến tranh - Suy nghĩ về hoàn cảnh k/c - Suy nghĩ về người lính - Liên hệ bản thân. 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!” a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả? b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? c. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về một tình bạn đẹp. - GV đưa đoạn thơ và câu hỏi trên bảng phụ - HS trả lời cá nhân câu hỏi a; - HS thảo luận nhóm câu hỏi b,c (5p) -> trình bày, các nhóm tranh luận bổ sung... - GV nhận xét, hướng dẫn HS tiếp tục hoàn thiện ở nhà. * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về những người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam ở mọi thời đại? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài: Ôn tập tổng hợp giữa kì I (tiếp theo) + Tóm tắt 2 văn bản truyện đã học? Nhận xét về nhân vật ông Hai, ông Sáu và bé Thu + Giá trị ND, ý nghĩa và NT của hai văn bản. + Cách làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, độc thoại, đối thoại, độc thoại nội tâm. Ngày dạy: 18/11/2020 Tiết 52 ÔN TẬP TỔNG HỢP GIỮA KÌ I (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: 169 - HS nắm được một số nét cơ bản về ND, NT, ý nghĩa của hai văn bản truyện hiện đại đã học và đặc điểm của các nhân vật trong mỗi văn bản. - Luyện tập Đọc - Hiểu. 2. Phẩm chất: - Giáo dục cho HS ý thức tự học. 3. Năng lực: * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu, ôn tập kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung ôn tập. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: + Ôn tập, tổng hợp kiến thức. + Cảm thụ văn học. - Năng lực thẩm mĩ: + Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của người nông dân, người lính trong hai cuộc kháng chiến. + Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Tự ý thức rèn luyện bản thân, bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Một số đoạn văn, đoạn thơ thực hiện phần đọc - hiểu. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức Văn học và Tiếng Việt đã học từ đầu năm. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt đoạn trích truyện "Chiếc lược ngà"? ? Em có suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản "Chiếc lược ngà"? 3. Bài mới. * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG HS nghe lại bài hát "Làng tôi" và "Tình cha" H': Hai bài hát này gợi cho em nhớ đến những văn bản nào đã học? Nêu hiểu biết của em về các văn bản đó? * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - HS tóm tắt văn bản (2 HS) H': Nêu ND, NT, Ý nghĩa văn bản. I. Văn học 1. Làng * Nghệ thuật: Kể chuyện: - Tạo tình huống truyện gay cấn - Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. 170 H': Suy nghĩ về nhân vật ông Hai. H': Nêu cảm nhận về người nông dân trước cách mạng. - HS tóm tắt văn bản (2 HS) H': Nêu ND, NT, Ý nghĩa văn bản. H': Nêu cảm nhận về người lính và tình cha con của ông Sáu và bé Thu. - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói * Nội dung. Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nv ông Hai. * Ý nghĩa Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống TDP. * Nhân vật ông Hai: - Yêu làng quê sâu sắc - Tình yêu làng luôn gắn liền với lòng yêu nước, trung thành với kháng chiến, với cách mạng và cụ Hồ. * Cảm nhận về người nông dân trước cách mạng: - Thật thà, chất phác. - Có tình yêu làng quê sâu sắc. - Yêu nước thiết tha. - Căm thù giặc. - Trung thành với CM, với kháng chiến. 2. Chiếc lược ngà * Nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện éo le. - cốt truyện mang yếu tố bất ngờ. - Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật thành công. - Lựa chọn ngôi kể hợp lí. * Nội dung Là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. * Ý nghĩa: Qua câu chuyện, ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. * Cảm nhận về người lính và tình cha con: * Người lính: Gan dạ, dũng cảm, tình đồng đội gắn bó keo sơn; sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc; * Tình cha con của ông Sáu và bé Thu: Sâu sắc, thiêng liêng, cảm động. * HĐ 3: LUYỆN TẬP - Văn bản "Làng" sáng tác trong thời kì nào? Viết về ai? Họ là người như thế nào? Ai là tác giả? 171 - Văn bản "Chiếc lược ngà" sáng tác trong thời kì nào? Viết về ai? Họ là người như thế nào? Ai là tác giả? - Cho biết tác giả của hai bài thơ trên * HĐ4: VẬN DỤNG 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:...” a. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nhân vật "ông lão" trong đoạn văn trên là ai? Ông là người như thế nào? c.Từ nội dung văn bản, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. - GV đưa đoạn thơ và câu hỏi trên bảng phụ - HS trả lời cá nhân câu hỏi a; - HS thảo luận nhóm câu hỏi b,c (5p) -> trình bày, các nhóm bổ sung... - GV nhận xét, hướng dẫn HS tiếp tục hoàn thiện ở nhà. 2. Em có suy nghĩ gì sau khi học xong văn bản "Chiếc lược ngà"? - GV đưa đoạn thơ và câu hỏi trên bảng phụ - HS trả lời cá nhân câu hỏi a; - HS thảo luận nhóm câu hỏi b,c (5p) -> trình bày, các nhóm bổ sung... - GV nhận xét, hướng dẫn HS tiếp tục hoàn thiện ở nhà. Gợi ý: - Suy nghĩ về hậu quả của chiến tranh: Gây ra bao cảnh biệt ly - Suy nghĩ về tình cảm cha con, gia đình: Là tình cảm sâu nặng, thiêng liêng - Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân: học tập để xây dựng đất nước; yêu kính cha mẹ, xây dựng hạnh phúc gia đình... * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước trong thời chiến và thời bình? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng (Một số phép tu từ từ vựng đã học) + Ôn tập toàn bộ kiến thức về các phép tu từ đã học ở các lớp 6,7,8 + Trả lời câu hỏi và làm các bài tập SGK. Ngày dạy: 19/11/2020 Tiết 55 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS củng cố các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ đã học - Tác dụng của các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Phẩm chất: - Giáo dục cho HS ý thức tự học. 3. Năng lực: 172 * Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu, ôn tập kiến thức theo định hướng của GV - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đề suất ý kiến trao đổi cũng các bạn trong nhóm, trình bày ý kiến thảo luận trước lớp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống và giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung ôn tập. * Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động: đọc, viết, nói, nghe. - Năng lực văn học: - Nhận diện các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - Phân tích các phép tu từ trong văn bản cụ thể. - Năng lực thẩm mĩ: + Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ: Nhận ra vẻ đẹp của nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản nghệ thuật. + Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ: Sử dụng các phép tu từ hợp lí trong tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 8. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, tia chớp, đặt câu hỏi, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại nội dung kiến thức TV lớp 9 đã học từ đầu năm? - Các PCHT - Thuật ngữ - Cách PT từ vựng TV - Tổng kết từ vựng TV từ lớp 6 đến lớp 9. 3. Bài mới. * HĐ 1: KHỞI ĐỘNG H': Kể tên các phép tu từ đã học. * HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức HS TLN cặp đôi theo bàn (7P) - Quan sát VD trên máy chiếu H’: Xác định các biện pháp tu từ trong ví dụ bài tập? - Yêu cầu các cặp học sinh nhắc lại các biện pháp tu từ (1hs nêu khái niệm, 1hs trình bày bài tập và lấy ví dụ) II. Một số phép tu từ từ vựng 1. Lý thuyết a. So sánh: - Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: - Hoa cười ngọc thốt đoan trang 173 - Các cặp học sinh khác bổ sung nhận xét. - GV trình bày lần lượt kết quả đúng trên bảng chiếu - HS đối chiếu kết quả của mình và điều chỉnh. H’: So sánh sự giống và khác nhau: So sánh và ẩn dụ; ẩn dụ và hoán dụ. - GV củng cố phương châm lịch sự Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. - Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng. b. Ẩn dụ: - Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh c. Nhân hoá: - Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật...trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. - Ví dụ: Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ. => Con nhện và ngôi sao được gắn cho những thuộc tính tình cảm như mong nhớ, đợi chờ của con người. d. Hoán dụ: - Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Ví dụ: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. => Dùng áo nâu ( y phục ) để chỉ nông dân. áo xanh (y phục) chỉ người công nhân. e. Nói quá: - Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Ví dụ: Lỗ mũi mười tám gánh lông chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho. g. Nói giảm nói tránh: - Là cách nói tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, hoặc 174 - HS đọc bài tập - Nêu yêu cầu. H’: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ? - nhóm đôi dọc 5’ tránh thô tục, thiếu lịch sự. - Ví dụ: Bà về năm ấy làng treo lưới Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào. => Dùng từ “về” để tránh nói một cái chết đau lòng được coi là một cách nói tránh khá độc đáo. h. Điệp ngữ: - Là cách lặp đi lặp lại một từ để nhấn mạnh ý, gây cảm xúc mạnh. Điệp ngữ còn có tác dụng thể hiện giọng điệu, âm điệu văn thơ. - Ví dụ: Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên tôi không chừa được Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa! (Nguyễn Khuyến) => Định nghĩa vòng tròn liên hoàn thú vị: Muốn chừa-hay ưa-chừa được-chẳng chừa. i. Chơi chữ: - Chơi chữ là cách nói, cách viết sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm cho lời nói, câu văn hấp dẫn và thú vị. - Ví dụ: Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn. (Giải đố: Con ngựa) Ngả ra cho thế gian ngồi, Rồi ra mang tiến là người bất trung. (Giải đố: Cái phản) 2. Bài tập * Bài tập 2 a. Ẩn dụ: Hoa, cánh (chỉ Thuý Kiều) - Cây, lá (chỉ gia đình Thuý Kiều và cuộc sống của họ. Kiều bán mình để cứu gia đình). b. So sánh: So sánh tiếng đàn của Kiều: tiếng hạc, tiếng suối, gió thoảng, tiếng trời đổ mưa. c. Nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức ''Hoa ghen... xanh”. Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài “Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một tài đành họa hai”. d. Nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng trong khu vườn nhà Hoạn Thư gần trong gang tấc nhưng giờ đây 2 người cách trở gấp mười quan san. Nhờ cách nói quá tác giả tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và chàng Thúc. 175 - HS đọc, nêu yêu cầu bài 3. H’: Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong các câu thơ, đoạn thơ? - HS chơi trò chơi tiếp sức. - Chia 2 nhóm mỗi nhóm 4 em lên bảng viết, nhóm xong trước sẽ thắng. e. Chơi chữ: Tài và tai.... * Bài tập 3. a. Điệp ngữ: “còn” từ đa nghĩa (say sưa) say sưa vừa được hiểu là uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu say đắm vì tình. b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. c. So sánh: Tiếng suối với tiếng hát. Nhà thơ miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng. d. Nhân hoá: “nhòm”; “ngắm” Ánh trăng được nhân hoá thành người bạn tri âm, tri kỉ. Nhờ đó thiên nhiên trở nên sống động hơn, có hồn và gắn bó với con người hơn. e. Ẩn dụ: Từ “mặt trời” trong câu thứ hai. Chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ chỉ sự gắn bó của đứa con với người mẹ. Con là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai. * HĐ 3: LUYỆN TẬP (Đã thực hiện ở phần 2 – Bài tập) * HĐ4: VẬN DỤNG - Viết đoạn văn miêu tả sân trường vào buổi sáng khi em đến trường (Lưu ý có sử dụng phép so sánh, nhân hóa) * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm những câu văn, câu thơ có sử dụng các phép tu từ đã học (Mỗi phép tu từ ít nhất 1 ví dụ) chỉ ra và cho biết tác dụng của phép tu từ trong ví dụ đó? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học thuộc các khái niệm, nắm chắc giá trị của các biện pháp tu từ. - Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp) theo câu hỏi, hệ thống bài tập SGK 176

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs.pdf