Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 97: Các thành phần biệt lập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nhận biết, phân biệt được hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm

thán.

- Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được các thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

- Rèn luyện kĩ năng đặt câu có các thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

3. Thái độ:

- Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thành phần tình thái, cảm thán.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Nắm vững nội dung, kiến thức, bảng phụ.

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ:

Thế nào là khởi ngữ ? Lấy ví dụ về khởi ngữ ?

b. Kiểm tra bài mới:

Thành phần biệt lập là gì? Nó có chức vụ gì trong câu?

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 97: Các thành phần biệt lập - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 9B- 7/1/2020 Tiết 97: Tiếng Việt CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nhận biết, phân biệt được hai thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu. 2. Kĩ năng: - Nhận diện được các thành phần tình thái, thành phần cảm thán. - Rèn luyện kĩ năng đặt câu có các thành phần tình thái, thành phần cảm thán. 3. Thái độ: - Học sinh luôn có ý thức sử dụng đúng thành phần tình thái, cảm thán. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nắm vững nội dung, kiến thức, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là khởi ngữ ? Lấy ví dụ về khởi ngữ ? b. Kiểm tra bài mới: Thành phần biệt lập là gì? Nó có chức vụ gì trong câu? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Trong câu mỗi bộ phận có vai trò khác nhau có bộ phận diễn đạt trực tiếp nội dung sự việc của câu nói, có những bộ phận không được dùng để diễn đạt trực tiếp nội dung của câu mà nó được dùng để thể hiện thái độ của người nói... vậy đó là những thành phần nào chúng ta cùng tìm hiểu. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung - HS đọc bài tập phần 1 SGK/18 H. Các từ in đậm trong câu đã thể hiện I. Thành phần tình thái. 1. Ví dụ: nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? H. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của những câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao? -> Sự việc nói đến trong câu không thay đổi. H: Vậy từ in đậm có tác dụng gì? - GV: Thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu gọi là thành phần tình thái. H. Em hiểu như thế nào là thành phần tình thái? HS đọc - GV khái quát phần ghi nhớ. - GV: Cần chú ý những trường hợp sau đây: + Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến trong câu như: Chắc chắn, chắc hẳn, chắc là (chỉ độ tin cậy cao). Hình như, dường như, hầu như, có vẻ như (chỉ độ tin cậy thấp). + Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói như: theo tôi, ý ông ấy, theo anh... + Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe như: à, ạ, hử, hả, nhé, nhỉ, đấy... (đứng cuối câu) H. Lấy một câu văn có sử dụng tình thái? -VD: Chắc là hôm nay trời nắng to đấy. + Hôm qua bạn An nghỉ học chắc chắn bạn ấy bị ốm. - Em chào cô ạ. HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 Câu a, c,d. HS đọc ví dụ SGK H. Các từ in đậm có chỉ sự vật hay sự a. chắc -> thể hiện độ tin cậy cao-> Có khả năng diễn ra. b. có lẽ -> Phỏng đoán -> thể hiện thái độ tin cậy thấp hơn. -> Không tham gia diễn đạt nghĩa của sự việc được nói đến trong câu. -> Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 2. Ghi nhớ 1 *Bài tập 1. Tìm thành phần tình thái trong câu sau. a. có lẽ, c. hình như, Thành phần tình thái. d. chả nhẽ. II. Thành phần cảm thán. 1. Ví dụ: việc không? Không H. Các từ in đậm dùng để làm gì? H: Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu lên trời ơi? + Thành phần câu: CN-VN và các thành phần khác. H: Các từ ngữ in đậm để làm gì? + Thành phần phụ của câu. Dùng để giải bày nỗi lòng của người nói. - GV: khái quát các từ in đậm là thành phần cảm thán. H. Thế nào là thành phần cảm thán? Lấy ví dụ? - VD: + Ôi! Sao hôm nay buồn thế. + Ôi Tổ quốc! Đơn sơ mà lộng lẫy! (Trên đường thiên lí - Tố Hữu) - GV: Thành phần cảm thán khi tách riêng ra như vậy nó là câu cảm thán. ... H: Vì sao gọi thành phần tình thái, cảm thán là thành phần biệt lập? Hs thảo luận nhóm bàn 4 phút - GV: Hai thành phần cảm thán, tình thái không tham gia vào nòng cốt câu mà chúng chỉ bổ sung tình cảm, cảm xúc, thái độ của người nói đối với sự việc trong câu và đối với người nghe -> Thành phần biệt lập. - HS sinh đọc ghi nhớ-GV chốt. - HS đọc, nêu yêu cầu bài tập 2. H. Sắp xếp các từ theo độ tin cậy tăng dần? Ddặt câu với một số từ. - HĐ cá nhân, TL miệng, nhận xét. H. Xác định từ có độ tin cậy cao nhất và thấp nhất lí giải tại so tác giả lại chọn từ chắc? - HS thảo luận nhóm - Đại diện trình bày. H. Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi đươc thưởng một tác phẩm VN, trong đoạn văn đó có câu a. Ồ! Cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ. b. Trời ơi! lời than, thể hiện sự nuối tiếc. - Không tham gia vào sự việc trong câu -> Dựa vào thành phần câu đứng sau các từ” ồ” “ trời ơi” ta mới hiểu được trạng thái tâm lí của người nói. -> Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói. * Bài tập: Xác định thành phần cảm thán trong câu b-BT1 d. Chao ôi! thành phần cảm thán. - Không tham gia vào nghĩa sự việc của câu 2. Ghi nhớ: SGK/18 III. Luyện tập. 2. Bài tập 2. - Thái độ tin cậy tăng dần: dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn. 3. Bài tập 3. - Chắc chắn là có độ tin cậy cao nhất - Hình như có độ tin cậy thấp nhất - Tác giả dùng từ chắc vì niềm tin vào sự việc diễn ra theo hai cách. + Do tình máu mủ huyết thống thì be Thu sẽ ôm lấy cổ anh. + Do thời gian và ngoại hình sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút. 4. Bài tập 4. chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 4. - GV khái quát các bài tập. * Hoạt động 3: Luyện tập (tích hợp phần III) * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) - Viết đoạn văn cảm nhận về đức tính khiêm tốn của anh thanh niên. Trong đoạn văn có sử dụng TP tình thái và cảm thán (gạch chân và chú thích) * Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Sưu tầm thêm các bài tập về hai thành phần biệt lập đã học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nắm được đặc điểm và công dụng của thành phần cảm thán, tình thái. - Hoàn thành bài tập 4- Soạn bài: Các thành phần biệt lập (tiếp) + Đọc tìm hiểu thành phần phụ chú, thành phần gọi đáp (đấu hiệu nhận biết, chức năng)

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_97_cac_thanh_phan_biet_lap_nam_ho.pdf