I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được
- Những nét chính về tác giả, văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt.
- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và tính cấp thiết phải khắc phục điểm yếu.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ
Giáo dục những đức tính và thói quen tốt cho học sinh.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 95+96 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /01/2020
Tiết 95 Bài 20
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
(Vũ Khoan)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được
- Những nét chính về tác giả, văn bản, thể loại, phương thức biểu đạt.
- Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và tính cấp thiết phải khắc phục điểm yếu.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.
- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.
3. Thái độ
Giáo dục những đức tính và thói quen tốt cho học sinh.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Sưu tầm cuốn sách; máy chiếu, PHT
2. Học sinh: Đọc kĩ lại văn bản, tìm hiểu về cái mạnh, cái yếu của con người
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: KT động não, KT đặt câu hỏi, KT trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ là gì ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
H. Em hiểu “hành trang” là gì ?
- Hành trang" theo nghĩa đen nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa.
- Trong một số trường hợp, từ "hành trang" còn mang ý nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen Nghĩa này được sử dụng theo phương thức ẩn dụ.
H. Theo em, học sinh lớp 9 cần chuẩn bị những hành trang gì để bước vào trường trung học phổ thông ?
- Hành trang kiến thức, hành trang tâm lí
- GV dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV giới thiệu chân dung Vũ Khoan trên máy chiếu.
H. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Vũ Khoan và hoàn cảnh ra đời của văn bản ?
- GV cho HS lên thuyết trình trước lớp.
- GV GT 1 số hoạt động của Phó thủ tướng trong một số hội nghị cấp cao APEC.
- GV: Văn bản được viết vào thời điểm đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới, thời điểm chuyển giao giữa 2 thế kỉ, 2 thiên niên kỉ.
- GV nêu yêu cầu đọc: giọng trầm tĩnh, khách quan nhưng không xa cách mà tình cảm và phấn trấn.
- GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi 2 học sinh đọc nối tiếp đến hết.
- Nhận xét, uốn nắn cách đọc của học sinh.
H. Văn bản đề cập đến vấn đề gì ?
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của lớp trẻ hiện nay.
H. Thế nào là: hành trang, kinh tế tri thức, hội nhập?
- GV mở rộng:
+ Thế giới mạng: liên kết trao đổi thông tin trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy tính liên thông (intơnet)
+ Bóc ngắn cắn dài: thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ, làm ăn hạn hẹp, nhất thời, không có tầm nhìn xa.
H. Văn bản trên được viết theo thể loại, phương thức biểu đạt nào ? Vì sao em xác định như vậy ?
- Vì tác giả sử dụng phương thức lập luận, tác giả bàn về một vấn đề xã hội - giáo dục mà mọi người cùng quan tâm.
H. Hãy cho biết văn bản trên được chia làm mấy phần ? Hãy xác định nội dung và giới hạn của từng phần ?
- Theo bố cục của bài văn nghị luận.
- HS đọc phần nêu vấn đề
H. Luận điểm chính mà tác giả nêu ra là gì ?
H. Luận điểm đó hướng tới đối tượng nào ?
H. Nội dung, mục đích của luận điểm này ?
- HS thảo luận theo cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GVKL
H. Em nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả ?
H. Em có nhận xét gì về vấn đề mà tác giả đưa ra trong văn bản ?
- HS đọc lại phần 2.
H. Luận cứ đầu tiên được triển khai như thế nào? Tác giả đã dùng các luận chứng làm rõ vấn đề như thế nào ?
- HS thảo luận cặp đôi1 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GVKL
H. Ngoài hai nguyên nhân trên tác giả còn đưa ra nguyên nhân nào khác khi nhìn rộng ra cả nước, cả thời đại, cả thế giới ?
- HS HĐ cá nhân 1 phút, cặp đôi 2 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV liên hệ thực tế: VN đã trở thành thành viên của ASEAN và WTO...
- GV: Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến luận cứ trung tâm của bài viết. Đó là chỉ rõ cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam.
- HS theo dõi: Cái mạnh-> đố kị.
- GV phát phiếu học tập
H. Em hãy liệt kê điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam hiện nay? Nguyên nhân và tác hại?
- HS HĐ cặp đôi 4 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV kết luận trên máy chiếu.
H. Em nhận xét gì về cách lập luận của tác giả cũng như việc sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn văn bản này ?
H. Em tự nhận thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu nào ? Biện pháp khắc phục những điểm yếu đó ?
- HS tự bộc lộ.
- HS đọc 2 đoạn văn cuối cùng.
H. Tác giả nêu lại mục đích và sự cần thiết của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì ?
H. Theo tác giả, làm thế nào để thực hiện được mục đích trên ?
H. Em hiểu những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất là gì ?
- Nếp sống công nghiệp từ giờ giấc học tập. làm việc, nghỉ ngơi.
- HĐ cặp đôi 4 phút: tôi hỏi bạn trả lời.
- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi và trả lời về nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản.
- GV chốt trên máy chiếu.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả
- Vũ Khoan sinh 7/10/1937, là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tường Chính phủ.
b. Văn bản
- Văn bản ra đời vào đầu năm 2001, in trong tập "Một góc nhìn của trí thức" tập 1 NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002)
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích: (Sgk)
3. Thể loại, phương thức biểu đạt: Nghị luận về một vấn đề xã hội- giáo dục (NLXH)
4. Bố cục: 3 phần
- P1: câu mở đầu -> Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- P2 : Giải quyết vấn đề: Tết năm nay
-> đố kị nhau:
+ Đòi hỏi của thế kỉ mới
+ Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam.
- P3. Kết thúc vấn đề: Việc quyết định đầu tiên đối với thế hệ trẻ Việt Nam
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nêu vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Luận điểm: Lớp trẻ Việt Nam ... kinh tế mới.
- Đối tượng: Lớp trẻ Việt Nam
- Nội dung: Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
- Mục đích: rèn những thói quen tốt để khi bước vào nền kinh tế mới
-> Cách nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn.
-> Vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với cả quá trình đi lên của đất nước.
2. Giải quyết vấn đề
- Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
+ Con người là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người lịch sử không phát triển.
+ Trong nền kinh tế tri thức, vai trò con người lại càng quan trọng.
- Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nằng nề của đất nước.
+ Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại.
+ Sự giao thoa giữa các nền kinh tế.
+ Nước ta đồng thời phải giải quyết đồng thời 3 nhiệm vụ: Giải thoát tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Đẩy mạnh CNH- HĐH. Tiếp cận nhanh với nền kinh tế tri thức.
- Cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam
+ Thông minh, nhạy bén với cái mới
-> Đó là bản chất trời phú. Nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém kĩ năng thực hành.
+ Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ.
+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhất là trong chiến đấu chống ngoại xâm, nhưng thường đố kị trong làm ăn, cuộc sống hằng ngày.
+ Bản tính thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ.
-> Các lập luận được nêu song song (cái mạnh // cái yếu), sử dụng thành ngữ, tục ngữ.
3. Kết thúc vấn đề
- Mục đích: Sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Biện pháp: Lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.
- Khâu đầu tiên, quyết định mang tính đột phá: làm cho lớp trẻ nhận rõ điểm mạnh, yếu, tạo dần thói quen tốt đẹp.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.
- Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
2. Nội dung: (SGK)
3. Ý nghĩa
- Thế hệ trẻ Việt Nam cần nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình.
- Thấy được điểm mạnh để phát huy
- Khắc phục những điểm yếu để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm bài tập 2 / 31
- Uống nước nhớ nguồn, chưa khỏi vòng đã cong đuôi.
- Một số thói quen xấu của học sinh: Giờ cao su, đi muộn, lề mề, coi bố mẹ, ông bà, người già là lạc hậu, bảo thủ, dùng phao trong kiểm tra thi cử...
H. Nêu luận điểm cơ bản của văn bản. Luận điểm đó được triển khai bằng những luận cứ nào ?
H. Nhận xét hệ thống luận điểm, luận cứ đó ?
- GV khái quát nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và hướng khắc phục.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm đọc thêm các bài viết về con người Việt Nam
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Hoàn chỉnh phần luyện tập
- Chuẩn bị: Khởi ngữ
Yêu cầu: Đọc kĩ các ví dụ trong sgk.
CHCB:
H. Thế nào là khởi ngữ ? Lấy ví dụ ? Nêu công dụng của khởi ngữ (Vị trí ? Quan hệ với vị ngữ ? Vai trò của khởi ngữ trong câu ?); Cấu tạo của khởi ngữ ?
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày giảng: /01/2020
Tiết 96 Bài 18
KHỞI NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. Giúp HS
Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
2. Kĩ năng
- Nhận diện khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Biết đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ: Học sinh biết sử dụng khởi ngữ khi cần thiết.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: đọc kĩ các ví dụ, trả lời câu hỏi, làm các bài tập trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; phân tích, luyện tập, thực hành.
2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- GV đưa ra 2 ví dụ:
1. Tôi// làm bài tập này rồi.
CN VN
2. Bài tập này tôi// làm rồi.
? C V
H. Phân tích cấu trúc cú pháp của 2 câu trên ?
- GV: Bộ phận đứng trước CN-VN của câu 2 là thành phần gì. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.
- GV giải thích nhan đề
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- GV sử dụng bảng phụ, học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ.
H. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu có chứa từ ngữ in đậm ?
- HS xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu văn, nhận xét, bổ sung.
H. Trước thành phần chủ ngữ có những từ ngữ nào ?
- HS trả lời, nhân xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
H. Theo em các từ ngữ trên có phải là trạng ngữ không ? Vì sao ?
- HS thảo luận cặp đôi 1 phút, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GVKL: Không phải là trạng ngữ vì nó không nêu lên thời gian, địa điểm, nới chốn... không làm rõ chủ - vị ngữ.
H. Các từ ngữ trên có mối quan hệ ngữ nghĩa với chủ ngữ - vị ngữ như thế nào ?
- Nó nhắc lại sự vật, sự việc đã nêu ở chủ-vị ngữ.
- GV kết luận: Các từ ngữ trên chính là khởi ngữ.
H. Vậy từ việc phân tích trên em thấy khởi ngữ có đặc điểm gì ?
- Vị trí ?
- Những từ in đậm có quan hệ như thế nào với vị ngữ ?
- Các từ in đậm có vai trò gì trong các các câu ?
- HS thảo luận cặp đôi 3 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhấn mạnh:
+ Câu a -> có quan hệ trực tiếp với CN, nhấn mạnh chủ thể của hành động được nói đến trong câu. ở câu trước chủ thể
được nói tới là con bé.
+ Câu b -> Có quan hệ trực tiếp với toàn bộ phần câu còn lại, chỉ cái đề tài được nói đến trong câu ( giàu)
+ Câu c -> có quan hệ trực tiếp với tiếng ta, nêu lên đề tài được nói đến trong câu là sự giàu đẹp của tiếng ta trong lĩnh vực văn nghệ.
H. Hãy thêm vào trước và sau các khởi ngữ ở ví dụ 1 các quan hệ từ và nhận xét ?
- Về anh thì...
- Đối với anh thì...
- Giàu thì...
- Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ thì...
H. Có thể đặt các khởi ngữ trong ví dụ vào giữa hoặc cuối câu được không ? Vì sao ?
- Không, vì nó không có nghĩa.
H. Xác định kết cấu chủ vị của các khởi ngữ trên ? Và rút ra nhận xét về cấu tạo của khởi ngữ ?
- Không xác định được chủ ngữ
H. Qua phân tích ví dụ, em hãy cho biết thế nào là khởi ngữ ? Trước, sau khởi ngữ có thêm các từ nào ?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV kết luận.
- HS đọc ghi nhớ sgk
H. Khởi ngữ có gì khác với chủ ngữ ?
- Vị trí: Đứng trước chủ ngữ.
- Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
- Nêu đề tài được nói đến trong câu.
- Có thể thêm quan hệ từ: Về, với trước khởi ngữ.
- GV: Khởi ngữ cũng còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý.
H. Đặt câu có chứa khởi ngữ ? Gạch chân dưới khởi ngữ ?
- HS đặt câu.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
1. Ví dụ
a. Còn anh, anh / không ghìm nổi xúc động. CN VN
b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi.
C V
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta / có thể tin ở tiếng ta,
C V
không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
- Vị trí: Đứng trước chủ ngữ.
- Về quan hệ với VN: Không có quan hệ chủ - vị với VN.
- Vai trò:
+ Có quan hệ với sự việc được nói tới trong câu.
+ Nêu đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ: Về, đối với.
- Sau khởi ngữ có thể thêm quan hệ từ: thì
- Cấu tạo: Khởi ngữ là một từ hoặc một tổ hợp từ.
2. Bài học (Sgk)
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 1.
- HS suy nghĩ cá nhân, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập.
- HS HĐ cá nhân 2 phút -> thảo luận nhóm 4 trong 2 phút.
- GVHD: có thể thêm trợ từ thì vào sau khởi ngữ.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích.
a. Điều này
b. Đối với chúng mình
c. Một mình
d. Làm khí tượng
e. Đối với cháu
2. Bài tập 2. Chuyển câu đã cho thành các câu có khởi ngữ.
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
Viết đoạn văn có sử dụng khởi ngữ
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Sưu tầm các bài tập về khởi ngữ
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Thế nào là khởi ngữ ? Vai trò của khởi ngữ trong câu ?
- GV khái quát nội dung bài bằng sơ đồ sau:
Về, đối với + khởi ngữ + chủ ngữ - vị ngữ
- Chuẩn bị: Các thành phần biệt lập.
Yêu cầu đọc kĩ các ví dụ trong sgk, trả lời câu hỏi, dự kiến làm các bài tập.
CHCB:
H. Thế nào là thành phần biệt lập ? Đặc điểm, công dụng của từng thành phần biệt lập ? Lấy ví dụ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_9596_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.doc