I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại trong văn tự sự.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp hợp tác.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập
văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số đoạn văn có yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
2. Học sinh:
a. Trước giờ lên lớp:
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân
nhóm.
c. Sau giờ lên lớp: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
- Sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong giao tiếp , tạo lập văn bản
14 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 123 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 74 đến 78 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/11/2019 – 9A1,3
Tiết 74 - bài 13
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại trong văn tự sự.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp hợp tác.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, cảm thụ thẩm mĩ. Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập
văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Sưu tầm một số đoạn văn có yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
2. Học sinh:
a. Trước giờ lên lớp:
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc cá nhân
nhóm.
c. Sau giờ lên lớp: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn
bản tự sự.
- Sử dụng đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong giao tiếp , tạo lập văn bản
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, cá nhân.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật trình bày 1 phút, động não, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào miêu tả nội tâm trong văn tự sự?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
- GV đưa ra 3 tình huống gợi ý HS trả lời
1. - A: Bạn tên là gì:
- B: Tôi là Nguyễn Văn B
2. Đã bao giờ bạn ngồi một mình bạn bắt gặp một điều gì đó, rồi bạn kêu lên
hoặc nói một mình chưa?
3. Khi ngồi một soạn bài Làng chủa tác giả Kim Lân, đọc đến đoạn ông Hai
nhìn con: “Chúng nó cũng là trẻ con làng việt gian đấy ư ?... tuổi đầu” là những câu
ai hỏi ai?
- Dẫn dắt dắt vào bài:Qua văn bản “Làng” của Kim Lân - chúng ta đã thấy tác
giả thành công khi miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại,
độc thoại nội tâm. Vậy biểu hiện và tác dụng của các yếu tố này trong văn bản tự sự
như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc đoạn trích SGK
? Đoạn trích nằm trong tác phẩm
nào? Của ai?
- HĐN 4 (7p)
Dãy 1 ý a
Dãy 2 ý b
dãy 3 ý c
? Trong ba câu đầu đoạn trích ai nói
với ai? Tham gia câu chuyện có ít
nhất mấy người?
? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là
một cuộc trò chuyện trao đổi qua
lại?( Nội dung nói của mỗi người
đều hướng tới người tiếp chuyện).
- GV: Gọi hình thức đối đáp, trò
chuyện trên là đối thoại.
? Vậy em hiểu thế nào là đối thoại?
- GV minh họa đối đáp cô - trò
? Hình thức đối thoại trên có tác
dụng như thế nào trong việc thể
hiện diễn biến câu chuyện và thái
độ của những người tản cư?
? Câu “Hà, nắng gớm, về nào...” Ông
Hai nói với ai? là câu nói trống không
(bâng quơ) của ông Hai.
? Đây có phải là một câu đối thoại
không? Vì sao? Mục đích?
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và
độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Ví dụ:
a. Ba câu đầu: Có ít nhất có hai người phụ nữ
tản cư đang nói chuyện với nhau.
- Dấu hiệu: có hai lượt lời qua lại(đối đáp 2
người trở lên)
+ Hình thức: Có gạch đầu dòng trước mỗi lượt
lời.
-> Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện
giữa hai hoặc nhiều người.
=> Tác dụng: Các hình thức đối thoại tạo cho
câu chuyện có không khí như là cuộc sống
thật, thể hiện thái độ căm giận của những
người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu.
b. Câu “Hà, nắng gớm, về nào...”:
- Ông Hai nói với chính mình
- Không phải là câu đối thoại.
+ Nội dung không hướng tới một người nói
chuyện cụ thể nào.
+ Không liên quan đến chủ đề hai người tản
cư đang trao đổi.
? Trước lời này có dấu hiệu gì?
? Vậy câu nói trên thuộc kiểu ngôn
ngữ gì?
? Thế nào là độc thoại? Dấu hiệu
nhận biết?
? Trong đoạn trích còn có câu nào
thuộc kiểu này không?
- “Chúng bay ăn miếng cơm... nhục
nhã thế này”.
? Những câu như “Chúng nó cũng
là trẻ con làng việt gian đấy ư ?...
tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai?
? Hình thức những câu này khác
câu trên ở điểm nào?
- Những câu này không phát ra
thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra
trong ý nghĩ của ông Hai.
GV: Trường hợp này gọi là độc
thoại nội tâm.
? Độc thoại nội tâm có tác dụng gì
trong việc khắc hoạ tâm trạng của
ông Hai?
- HĐ cá nhân – KT trình bày 1 phút
? Em hiểu thế nào là độc thoại và
độc thoại nội tâm?
? Vai trò của đối thoại, độc thoại, độc
thoại nội tâm trong văn bản tự sự?
- GV khái quát lại
- HS đọc ghi nhớ SGK.
? Phân biệt giữa đối thoại với độc
thoại và độc thoại nội tâm?
? Tìm trong những văn bản đã học
những đoạn văn, đoạn thơ có lời đối
thoại và độc thoại nội tâm?
- Kiều ở lầu Ngưng Bích. (độc
thoại)
- Thuý Kiều báo ân báo oán (đối
thoại)- Kiều ở lầu Ngưng Bích.
(độc thoại)
- Làng (Kim Lân)- Lặng lẽ Sapa
+ Không có ai đáp lại.
+ Mục đích đánh trống lảng, để tìm cách thoái
lui.
- Hình thức: Gạch đầu dòng (độc thoại nói ra
thành lời)
-> Độc thoại.
=> Độc thoại: Nói với chính mình hoặc nói
với ai đó trong tưởng tưởng.
c. Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt
gian đấy ư?... bằng ấy tuổi đầu...”
- Ông Hai hỏi chính mình (suy nghĩ không
thành lời)
- Hình thức: Không có gạch đầu dòng
-> Độc thoại nội tâm.
- Tác dụng: Thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn
vặt của ông Hai khi nghe tin làng mình theo
giặc.
2. Bài học - ghi nhớ Sgk
II. Luyện tập.
- HS đọc bài 1 và nêu yêu cầu bài
tập, hoạt động cá nhân
? Trong đoạn trích diễn ra cuộc đối
thoại của ai với ai? Có mấy lượt lời
qua lại?
? Em có nhận xét gì về cuộc đối
thoại này?
- Không bình thường.
? Tái hiện cuộc đối thoại này, tác
giả nhằm mục đích gì?
- Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- GV cho một tình huống cụ thể.
- HD học sinh viết (5’)
- HS trình bày bài viết - NX chữa
lỗi.
1. Bài tập 1.
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại:
- Nhân vật bà Hai có 3 lượt lời trao.
- Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời đáp.
+ Nhận xét:
- Ông Hai bỏ lượt lời phải đáp lại bà Hai ở
lượt 1, thể hiện tâm trạng chán chường đến
mức không muốn nói cái chuyện đang làm
ông đau lòng ấy nữa.
- Lượt lời 2 và 3, ông Hai đều trả lời cộc lốc
thể hiện sự miễn cưỡng, bất đắc dĩ của ông
Hai khi buộc phải trả lời bà.
-> Cuộc đối thoại làm nổi bật tâm trạng chán
chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của
ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo
Việt gian.
2. Bài tập 2:
- Cho nhân vật là hai người bạn.
- Tình huống: một sự hiểu lầm đáng tiếc.
- Viết một đoạn văn tự sự trong đó sử dụng
hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội
tâm.
* HỌAT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng yếu tố
đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Sưu tầm các đoạn văn bài văn tự sự trong đó có sử dụng yếu tố đối thoại, độc
thoại và độc thoại nội tâm
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc lòng ghi nhớ sgk, nắm chắc nội dung vừa tìm hiểu, hoàn thành bài
tập 2
- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt và bài kiểm tra văn
+ Xem lại đề bài, tự trả lời các câu hỏi trước bài ở nhà để đối chiếu với bài
kiểm tra đã làm.
- Chuẩn bị bài Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
+ Yêu cầu: Lập đề cương và tập nói 3 đề SGK để trình bày trước lớp.
+ N1,2: Đề 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với
bạn.
+ N3,4: Đề 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng
minh Nam là một người bạn rất tốt.
+ 9A1 cả lớp Đề 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm: “Chuyện người con
gái Nam Xương '' (Từ đầu đến... bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ
nhưng việc đã trót qua rồi). Hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ
niềm ân hận.
Ngày giảng: 12/11/2019 – 9A1; 13/11/2019 – 9A3
Tiết 75 - bài 14
LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm
trong kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể về văn bản tự sự có kết hợp các
phương thức khác.
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo; giao tiếp, hợp tác.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả
nội tâm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài văn và đoạn văn mẫu
2. Học sinh:
a. Trước giờ lên lớp:
- Chuẩn bị bài nói ở nhà.
b. Trong giờ học: HS tiến hành thảo luận nói trước nhóm, trước lớp
c. Sau giờ lên lớp: Có kĩ năng nói trước tập thể (lời nói, tác phong....)
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, cá nhân.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật trình bày, Chia sẻ nhóm đôi, hoạt động hợp tác, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Tác dụng của các hình
thức ngôn ngữ trên?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
Diễn đạt bằng lời nói có kèm theo điệu bộ, cử chỉ là một kĩ năng cần thiết của
mỗi người đặc biệt là với học sinh, bởi khi muốn trình bày một vấn đề nào đó mà ta
không bạo dạn, ta nói ấp úng thì hiệu quả diễn đạt sẽ kém đi. Vậy bài học hôm nay sẽ
giúp các em tiếp tục rèn luyện kĩ năng đó.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: kiểm tra sự chuẩn bị của học
sinh.
- HĐ cá nhân – KT động não
? Tự sự phải lưu ý điều gì?
- HĐN bàn 5’ (theo dãy)
+ Dãy 1,2 đề 1
GV: Tổ chức cho học sinh chuẩn
bị nội dung nói
- Dựa vào đề cương đã lập ở nhà,
các nhóm trao đổi thảo luận -> lập
ra đề cương chung cho cả nhóm.
+ Dãy 3,4 đề 2
Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm
đáng tiếc đối với Nam -> Bài học
chung về quan hệ bạn bè.
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Đề 1
Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện
có lỗi đối với bạn.
2. Đề 2:
Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu
ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất
tốt.
3. Đề 3: (9A1)
Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm: “Chuyện
người con gái Nam Xương ''
(Từ đầu đến... bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ thấu
nỗi oan của vợ nhưng việc đã trót qua rồi). Hãy
đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và
bày tỏ niềm ân hận.
* Yêu cầu:
- Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các
hình thức đối thoại, độc thoại.
- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý
chính mà mình sẽ nói.
- Nói rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế
ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
- Chú ý rèn các kĩ năng về: nội dung, hình thức
II. Chuẩn bị nội dung nói.
1. Đề 1:
a. Diễn biến của sự việc:
- Nguyên nhân dẫn đến việc làm sai trái của em.
- Sự việc gì? Mức độ “có lỗi” đối với bạn?
- Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết?
b. Tâm trạng:
- Tại sao em phải suy nghĩ hay dằn vặt?
- Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
- Suy nghĩ của em? Lời tự hứa với bản thân?
2. Đề 2:
a. Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp:
- Là 1 buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất?
- Có nhiều nội dung hay chỉ có một nội dung là
phê bình, góp ý cho bạn Nam?
- Thái độ của các bạn đối với Nam ra sao?
b. Nội dung ý kiến của em:
- Phân tích nguyên nhân khiến các bạn hiểu lầm
bạn Nam: kết quả, chủ quan, cá tính của Nam.
- Những lí lẽ, dẫn chứng dùng để kiểm điểm
Nam là người bạn tốt.
- Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối
- HĐ cá nhân – KT trình bày
Hs: Xác định ngôi kể, cách kể.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- HĐ chia sẻ nhóm đôi 3p
- GV: Nêu yêu cầu:
+ Nói rành mạch, có giọng điệu
tự nhiên, tư thế ngay ngắn, mắt
hướng vào người nghe.
+ Nói đúng yêu cầu về nội dung
của đề bài.
+ Các ý chặt chẽ, có mở đầu, nội
dung chính và kết thúc.
+ Cần phân biệt giữa nói và đọc
+ Kể kết hợp miêu tả nội tâm, kết
hợp với nghị luận.
- Nhận xét - Rút kinh nghiệm.
GV lưu ý: Trước khi trình bày cần
giới thiệu sơ lược về mình; Sau khi
bài nói kết thúc cần có lời cảm ơn.
- HS: HĐ cá nhân 5’
- HS: Lần lượt trình bày.
- Học sinh khác nhận xét ưu
nhược điểm trong việc trình bày
miệng
( Nội dung - hình thức, tác phong).
- GV: Nhận xét, sữa chữa, khuyến
khích cho điểm đối với HS nói tốt.
với Nam -> Bài học chung về quan hệ bạn bè.
3. Đề 3:
- Ngôi kể: Đóng vai Trương Sinh - ngôi kể thứ
nhất, xưng “tôi”
- Cách kể: Tập trung phân tích sâu sắc những
suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Trương Sinh.
(hoá thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện)
III. Luyện nói trên lớp:
1. Luyện nói trước tổ:
2. Luyện nói trước lớp:
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.
* HỌAT ĐỘNG 4: Vận dụng:
Tự luyện nói với hai đề còn lại trước bạn .
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tưởng tượng em là nhân vật ông Hai kể lại tâm trạng khi nghe tin làng Chợ
Dầu theo giặc
- Tìm hiểu những bài thuyết trình của những người nổi tiếng: Nghe và ghi lại
những điều học được.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn kĩ phần văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận.
- Luyện các đề tham khảo SGK 191
- Chuẩn bị bài : Ôn tập phần TLV
(Nghiên cứu trả lời nội dung các câu hoi 1,2,3 trong sgk)
Ngày kiểm tra: 23/11/ 2019 – 9A1,3
Tiết 76,77 - Bài 14
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3
văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Học sinh viết được bài văn tự sự theo yêu cầu có sử dụng yếu tố nghị luận và
miêu tả nội tâm một cách hợp lí và hiệu quả.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng làm văn: tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt, trình bày, vận dụng yếu
tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
3. Thái độ:
Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
B. Đề kiểm tra
* ĐỀ BÀI:
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong văn
bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc
gặp gỡ và trò chuyện đó.
* HƯỚNG DẪN CHẤM:
Nội dung Biểu điểm
Dàn ý
Mở bài: tình huống gặp gỡ 0,25
Thân bài:
- Lời giới thiệu bản thân, hỏi thăm sức khỏe, gia đình,
công việc
0,25
- Kể chuyện về Trường Sơn những năm chống Mĩ 0,25
Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm sau lần gặp gỡ, mong
muốn của em.
0,25
Bài viết đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
a . Mở bài:
- Tình huống gặp gỡ và trò chuyện giữa em và người lính
lái xe trong hoàn cảnh nào.
0,75
b. Thân bài:
* Diễn biến sự việc theo trình tự:
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? diễn ra như thế nào?
0,75
- Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy
nghĩ, hành động.
1,0
+ Em hỏi về động lực thôi thúc người chiến sĩ ra trận?
Tuyến đường Trường Sơn như thế nào? Bom đạn Mĩ ác liệt ra
sao? Tại sao những chiếc xe không kính ?
1,0
+ Người chiến sĩ kể về khó khăn, gian khổ của người lính lái
chiếc xe không kính. Giọng kể hóm hỉnh, lạc quan thể hiện chất
1,0
ngang tàng, tinh nghịch kể về ước mơ của người lính
+ Nghe kể, tâm trạng của em như thế nào? (suy nghĩ độc
thoại nội tâm)
1,0
+ Bình luận về tinh thần quả cảm của người lính. 1,0
+ Suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ và bản thân 1,0
c. Kết bài
- Nêu kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai.
0,5
0,5
Hình thức:
- Bài văn diễn đạt cụ thể, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả
0,5
Ngày dạy: 26/11/2019
Tiết 78
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT,
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Qua bài kiểm tra Tiếng Việt, kiểm tra văn, rút ra được những ưu, khuyết điểm
trong bài làm.
- Củng cố kiến thức về văn học hiện đại và phần TV đã học.
2. Kĩ năng
- Tự chữa những lỗi cơ bản mắc phải.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn, phân tích, diễn đạt...
3. Thái độ:
- Ý thức trong tiết trả bài phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết
điểm.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực trong nói, viết
- Năng lực thẩm mĩ: cảm nhận và vận dụng cái đẹp của ngôn từ tiếng Việt qua
việc chữa bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi đề bài.
2. Học sinh: Bài soạn theo câu hỏi định hước của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, HĐ nhóm, nêu vấn đề
2. Kĩ thuật: Chia nhóm, động não, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ: Không
b. Kiểm tra bài mới:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
? Nêu 1 số yêu cầu khi làm bài kiểm tra
* HOẠT ĐỘNG 2: Trả bài
Hoạt động của GV - HS Nội dung (gợi ý)
- GV đưa bảng phụ ghi đề bài
tiếng Việt (tiết 60)
- GV hướng dẫn học sinh xác định
A. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
I. Đề bài: (như tiết 60)
II. Xác định yêu cầu của đề - xây dựng đáp
án
yêu cầu của đề và yêu cầu cần đạt
của từng câu hỏi theo yêu cầu của đề.
- Gv nhận xét ưu khuyết điểm chính
qua bài kiểm tra của HS
GV trả bài -> HS xem bài và suy
nghĩ trong 2 phút về những lỗi và
nguyên nhân mắc lỗi của mình ->
trình bày trước lớp.
Gv liệt kê những lỗi cơ bản ra bảng
phụ - Yêu cầu HS theo dõi, nhận xét,
nêu cách sửa từng VD.
- Gv nhận xét và kết luận
- GV cho HS đọc một số bài viết
khá. (đoạn văn)
- GV đưa bảng phụ ghi đề bài tiếng
Việt (tiết 71
- GV hướng dẫn học sinh xác định
yêu cầu của đề và yêu cầu cần đạt
của từng câu hỏi theo yêu cầu của đề.
- Gv nhận xét ưu khuyết điểm chính
qua bài kiểm tra của HS
- Giáo viên trả bài bài yêu cầu học
sinh đọc lại bài của mình năm phút
sau đó đổi bài của bạn đọc và nhận
(Như tiết 60)
III. Trả bài - chữa lỗi
1. Trả bài:
* Ưu điểm:
- Đa số nắm đựợc kiến thức cũ, làm đúng yêu
cầu của đề ra.
- Đa số đảm bảo kiến thức đề ra, có kĩ năng
viết đoạn văn nghị luận.
- một số bài làm tương đối trọn vẹn theo yêu
cầu của đề (đạt 8 điểm: Li, Huệ
- Một số em trình bày sạch đẹp, khoa học
* Hạn chế:
- Đa số xác định sai phương thức bieur đạt
của đoạn thơ
- Một số em diễn đạt nội dung đoạn văn chưa
mạch lạc, nội dung đoạn văn chưa rõ ràng,
chưa có ý nghĩa.
- Đa số chữ viết xấu, trình bày chưa cẩn thận,
bài làm gạch xóa nhiều.
2. Chữa lỗi:
a. chữa lỗi về nội dung
b. Chữa lỗi về hình thức.
IV. Thống kê điểm
9A1 9A3 %
G
K
TB
Y
B. Trả bài kiểm tra văn
I. Đề bài: Như tiết 71
II. Xác định yêu cầu của đề - xây dựng đáp
án (Đã xây dựng tiết 71)
II. Trả bài - chữa lỗi
1. Trả bài:
a. Ưu điểm
- Đa số học sinh đã đọc kĩ đề, làm đúng theo
nội dung yêu cầu của đề
- Một số em trình bày sạch đẹp, khoa học
xét chéo trong 10 phút
- Giáo viên cho HS tự sửa các lỗi
chính tả.
- Gọi 1 số HS trình bày lỗi sai và
cách sửa.
- GV treo bảng phụ đã ghi các lỗi
diễn đạt
-> HS sửa, nhận xét -> GV kết luận...
- GV gọi điểm vào sổ và thông báo
kết quả.
- GV gọi điểm vào sổ
* HOẠT ĐỘNG 3: Những lưu ý
? Em rút ra được những kinh
nghiệm gì khi học tiếng Việt và làm
bài kiểm tra TV
? Em rút ra được những kinh
nghiệm gì khi học Văn và làm bài
kiểm tra Văn?
b. Tồn tại:
- Một số HS làm bài chưa tốt, chưa thuộc bài,
chưa viết được đoạn văn hoàn chỉnh (Thương,
hoàn, Manh(9A3) Dìa, Trữ, Dành (9A1) .
- Một số em chưa hiểu đề bài ), chưa nắm
được đặc điểm của nhân vật anh thanh niên.
- Một số em đọc chưa kĩ đề
- Viết 1 đoạn văn cảm nhận còn chưa tốt
- Bố cục một số bài chưa rõ ràng.
- Diễn đạt còn vụng về, trình bày ẩu, chữ viết
xấu, sai chính tả
2. Chữa lỗi
- Lỗi thiếu ý
- Viết đoạn văn
- Diễn đạt
- Chính tả...
IV. Kết quả
IV. Thống kê điểm
9A1 9A3 %
G
K
TB
Y
V. Những lưu ý cần rút kinh nghiệm
* Bài KT TV
- Học TV phải nắm vững được bản chất của
từng đơn vị KT, lấy được VD chứng minh và
thực hành làm các bt nhận biết và vận dụng. -
Khi viết đoạn văn cần xác định đúng yêu cầu
của đề. Viết ngắn gọn, xúc tích, trọng tâm,
bám sát yêu cầy của đề. Tránh viết dàn trải,
vòng vo.
* Bài KT văn - Mỗi chi tiết hình ảnh đều phải
nắm được những nét NT tiêu biểu và tác dụng
của BPNT đó trong việc thể hiện nội dung và
tư tưởng của tác giả.
- Khi viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về
nhân vật văn học cần khái quát được tình cảm
chung của bản thân và đặc điểm chung của
nhân vật ở câu mở đầu. Các câu tiếp theo
trình bày các đặc điểm cụ thể có xen lồng các
dẫn chứng để làm sáng tỏ các đặc điểm đó.
* Lưu ý:
- Rèn luyện chữ viết và cách trình bày, cách
diễn đạt khi viết đoạn văn. - Nêu cao ý thức
tự giác học tập.
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (ở nhà)
Bài tập:
Sửa lại các lỗi trong bài kiểm tra vào bài làm của mình và nộp lại
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (ở nhà)
Dựa vào đề KT Văn và TV đã làm em hãy tự ra một đề KT và tự làm ở nhà.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức Tập làm văn
? Em hiểu thế nào là văn bản TM và thế nào là văn bản tự sự?
? Trọng tâm của văn TM và văn MT ở lớp 9 có gì khác so với các lớp dưới?
? Các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả có vai trò, vị trí như thế nào trong
văn bản thuyết minh?
? Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu
tả, tự sự ở điểm nào?
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_74_den_78_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf