I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung, ý nghĩa văn bản, hình ảnh ánh trăng của hiện tại và
quá khứ.
- Sự sáng tạo hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, kết hợp tự sự, trữ tình
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh
trăng của Nguyễn Duy.
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học
dân tộc
- Cảm nhận đựoc sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và tự sự trong bố
cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc, hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt
trong tác phẩm thơ để nhận biết, cảm nhận được một văn bản trữ tình hiện đại.
- Rèn KN tích hợp giáo dục môi trường mục 1, sự gắn bó giữa thiên nhiên,
môi trường và con người. Liên hệ: môi trường và tình cảm con người.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống
nước nhớ nguồn”.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68: Ánh trăng - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 05/11/2019 – 9A1; 06/11/2019 – 9A3
TIẾT 68 - Văn bản
ÁNH TRĂNG
(Nguyễn Duy)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung, ý nghĩa văn bản, hình ảnh ánh trăng của hiện tại và
quá khứ.
- Sự sáng tạo hình ảnh thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, kết hợp tự sự, trữ tình
- Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh
trăng của Nguyễn Duy.
- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học
dân tộc
- Cảm nhận đựoc sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và tự sự trong bố
cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc, hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt
trong tác phẩm thơ để nhận biết, cảm nhận được một văn bản trữ tình hiện đại.
- Rèn KN tích hợp giáo dục môi trường mục 1, sự gắn bó giữa thiên nhiên,
môi trường và con người. Liên hệ: môi trường và tình cảm con người.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình cảm ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ, thái độ sống “uống
nước nhớ nguồn”.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ, tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản, cảm thụ thẩm mĩ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập, chân dung tác giả, bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ + Đọc và chuẩn bị bài.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, cá nhân.
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, Đọc tích cực, "Chia sẻ nhóm đôi", KT khăn trải bàn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cảm nghĩ của em về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
GV tổ chức trò chơi: Thi đọc những câu thơ, câu hát có từ trăng (Dãy bàn)
Đề tài về trăng được đi vào thơ ca không mới rất gần gũi, thân thuộc nhưng
trong thơ Nguyễn Duy lại rất mới lạ bởi vì nó thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về
thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Bài thơ Ánh trăng đã ghi
lại một thoáng, một lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Chia sẻ nhóm đôi (2p)Câu hỏi sau
? Giới thiệu những nét chính về tác giả?
? Cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
GV: HD cách đọc bài thơ.
+ Ba khổ thơ đầu: giọng kể, nhịp thơ
chảy trôi bình thường.
+ Khổ 4: giọng thơ đột ngột cất cao.
+ Khổ 5: giọng tha thiết, trầm lắng.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại.
- 2 HS đọc - NX cách đọc.
? Em hiểu thế nào là người dưng, Buyn -
đinh nghĩa là gì?
- HĐ cá nhân - KT động não
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? PTBĐ của bài thơ là gì?
- Chia sẻ cặp đôi (2p) – HS ghi nhanh ra
giấy nháp
? Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung
chính của từng phần?
HS: đọc 2 khổ đầu.
- HĐN đôi (5p) các câu hỏi sau
? Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ
được miêu tả như thế nào.
? Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc
của tác giả.
? Qua đó, em có em nhận xét gì về mối
quan hệ giữa người và trăng?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả, văn bản:
a. Tác giả:
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn
Duy Nhuệ (sinh năm 1948), quê Thanh
Hóa.
- Ông thuộc thế hệ các nhà thơ quân đội,
trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- Phong cách sáng tác: Thơ ông mộc mạc,
đậm đà mà tinh tế,saau sắc, thiết tha sâu
lắng, mượt mà.
b. Văn bản:
- Bài thơ sáng tác năm 1978, tại TPHCM.
- In trong tập Ánh trăng đạt giải A của Hội
nhà văn VN 1984.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích
3. Thể thơ, PTBĐ
- Thể thơ: năm chữ (ngũ ngôn)
- PTBĐ: biểu cảm, tự sự.
4. Bố cục: 3 đoạn
+ 2 khổ đầu: Hình ảnh vầng trăng trong
quá khứ.
+ 2 khổ tiếp: Vầng trăng trong hiện tại.
+ 2 khổ cuối: Cảm xúc và suy ngẫm của
nhà thơ.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình ảnh vầng trăng
a. Vầng trăng trong quá khứ
+ Hồi nhỏ -> ở đồng, sông, bể
+ Hồi chiến tranh -> ở rừng
- Nhân hoá, điệp từ:
-> Quan hệ gần gũi, thân thiết, như người
bạn, là đồng chí chia sẻ những vui buồn
GV: Thời thơ ấu: là bầu bạn của tuổi
thơ, trăng ngập tràn trên cánh đông,
dòng sông, bãi bể
- Khi trưởng thành: Người lính chiến
đấu ở rừng sâu vầng trăng thành tri kỉ.
Tình cảm giữa trăng và người vốn đẹp
đẽ lại càng đẹp hơn.
=> Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp bình
dị và vĩnh hằng của cuộc sống. Vậy
vầng trăng trong hiện tại như thế nào
chuyển ý
HS: Đọc lại 2 khổ thơ 3,4 và trả lời câu
hỏi
- HĐN 4 (5)
? Khi đất nước hòa bình cuộc sống hiện
tại và mối quan hệ của nhân vật trữ tình
và trăng như thế nào?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật nào? Qua
đó ta thấy thái độ của tác giả như thế
nào đối với trăng?
-> Con người có cuộc sống hiện đại đầy
đủ hoàn cảnh sống thay đổi. Trăng chỉ
là dĩ vãng
- HS đọc khổ thơ 3
? Nhân vật trữ tình gặp lại trăng trong
tình huống nào?
? Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc
trong đoạn thơ.
? Qua đó, em có cảm nhận gì về thái độ
của người với trăng?
GV: Nhấn mạnh: Chiến tranh qua đi
cuộc sống bình yên trở lại, người lính
trở về nơi thành phố đầy đủ tiện nghi,
con người thay đổiPhải đến khi đèn
tắt, con người mới nhìn thấy và nhận ra
trăng vẫn thủy chung, tình nghĩa, vẫn là
thứ ánh sáng trong ngần như xưa
HS: Đọc lại 2 khổ thơ 5,6 và trả lời câu
hỏi:
HĐN 6 (4p) - phiếu học tập 2 câu hỏi
trong chiến tranh.
=> Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho
quá khứ tình nghĩa, là người bạn tri kỉ
2. Vầng trăng hiện tại
* Cuộc sống hiện đại;
- Đất nước hòa bình:
+ Về thành phố
+ Ánh điện, cửa gương
+ Trăng như người dưng...
- So sánh, Nhân hóa, đối lập
-> Hoàn cảnh thay đổi, lòng người trở nên
vô tình lãng quên quá khứ nhọc nhằn gian
khổ .
=>Thái độ: lạnh nhạt, coi trăng như người
xa lạ.
* Tình huống gặp trăng:
+ Thình lình: Mất điện, phòng tối om
+ Vội bật cửa sổ -> bắt gặp vầng trăng
- NT: Tính từ, động từ
-> Thái độ bàng hoàng, kỉ niệm ùa về,
thức dậy trong tâm trí nhà thơ.
3. Cảm xúc suy nghĩ của tác giả
? Nhận xét tư thế, tâm trạng của nhân
vật trữ tình khi bất ngờ gặp lại trăng.
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp
nghệ thuật nào. Tác dụng?
=> Nhấn mạnh, khắc sâu những hình
ảnh của quá khứ, đánh thức quá khứ
tươi đẹp
- HĐ cá nhân – KT động não
? Hình ảnh trăng tròn và trăng im
phăng phắc có ý nghĩa gì?
-> Nghiêm khắc, nhắc nhở, trách móc
trong im lặng, đánh thức con người làm
xao động tâm hồn người lính năm xưa.
? Vì sao con người bỗng giật mình khi
đối mặt với trăng ?
- Giật mình là phản xạ của người biết
suy nghĩ, tự nhận ra sự vô tình bạc bẽo
của mình. Đó là sự ăn năn, tự nhắc nhở
bản thân.
GV: Nhà thơ thấy giật mình vì chợt
nhận ra sự vô tình bạc bẽo, sự vội vàng
trong cách sống, cái giật mình của sự ăn
năn tự trách mình, tự thấy mình phải
thay đổi.
- HĐ cá nhân – KT trình bày 1p
? Thông qua bài thơ nhà thơ muốn nhắc
nhở chúng ta điều gì?
GV: Bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều
người, nhiều thời bởi nó đặt ra thái độ
đối với quá khứ, với những người đã
khuất và cả đối với chính mình.
GV liên hệ thực tế.
- Minh hoạ bài hát Bài ca không quên.
- HĐN 6 (5p)- KT công đoạn
- phiếu học tập
? Khái quát những nét đặc sắc về ND,
NT của văn bản bằng bài tập điền
khuyết?
* Nghệ thuật:
- Thể thơ....
- Ngôn ngữ
- Giọng điệu....
+ Tư thế: im lặng
+ Cử chỉ: Ngửa mặt nhìn mặt (trời)
+ Tâm trạng: rưng rưng
-> NT: So sánh, điệp ngữ, từ láy
=> Vầng trăng đột ngột xuất hiện ùa dậy
trong tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm bình dị,
hiền hậu với cảm xúc rưng rưng thành
kính.
- Hình ảnh : “Trăng tròn vành vạnh”
-> Tượng trưng cho quá khứ tình nghĩa,
thủy chung, đầy dặn, bao dung nhân hậu.
- Hình ảnh: “trăng im phăng phắc „
- NT: Nhân hóa
-> Trách móc, nhắc nhở mọi người không
được vô tình, lãng quên quá khứ.
- Con người giật mình -> Là lời ân hận, ăn
năn day dứt, làm đẹp con người.
=> Ánh trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, là
người bạn gắn bó với con người, là biểu
tượng cho quá khứ nghĩa tình nhưng
nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng
quên quá khứ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ
- Ngôn ngữ: giản dị, hàm xúc...
- Giọng điệu: tâm tình..
* Nội dung:
- Bài thơ là lời nhắc nhở của tác giả về
những năm tháng...
- Thái độ sống...
? VB có ý nghĩa như thế nào?
? Từ đó nhắc nhở em bài học gì về cách
sống?
- Uống nước nhớ nguồn.
- Ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.
2. Nội dung
- Bài thơ là lời tự nhắc nhở những năm
tháng gian lao đã qua của cuộc đời người
lính, gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình
dị, hiền hậu.
- Thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân
nghĩa, thủy chung cùng quá khứ.
3. Ý nghĩa:
- Văn bản khắc họa một khía cạnh trong vẻ
đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình,
thủy chung sau trước.
* HỌT ĐỘNG 3: Luyện tập
HĐ cá nhân
HS đọc diến cảm bài thơ
? Tại sao trong cả bài thơ “ Ánh trăng” tác giả đều dùng từ “vầng trăng” nhưng
đến cuối bài thơ lại viết “ ánh trăng”.
+ Vầng trăng là hình ảnh của tự nhiên vĩnh hằng, tượng trưng cho sự viên mãn
trọn vẹn, không bao giờ thay đổi. Vầng trăng được nhân hóa trở thành người bạn thân
của nhân vật trữ tình, thủy chung trong mọi hoàn cảnh
+ Ánh trăng: là ánh sáng của vầng trăng chiếu tỏa xuống trần gian.
=> Cả bài thơ dùng từ “ vầng trăng” để chỉ đối tượng khách quan và biểu
tượng ẩn dụ. Khổ cuối dùng “ ánh trăng” với ý nghĩa chỉ sự cảm hóa, thức tỉnh con
người như một điểm nhấn của toàn bài.
soi tỏ cả góc khuất trong lòng người, cảm hóa và thức tỉnh con người
nhận ra lỗi lầm trong cánh cư xử.
* HỌT ĐỘNG 4: Vận dụng
Trong cuộc đời của mỗi con người khi nào cần có cái giật mình như vậy?
HS: Liên hệ bản thân: Đã mắc lỗi gì, đã biết giật mình và sửa chữa ntn?
* HỌT ĐỘNG 3 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
? Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ. Em hãy diễn tả dòng cảm
nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài: Ôn tập phần văn: yêu cầu ôn tập những kiến thức trọng tâm
về phần thơ và truyện hiện đại.
+ Lập bảng hệ thống các VB thơ, truyện hiện đại đã học: tên tác giả, tên văn
bản, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các VB.
+ Ghi lại các tác phẩm thơ theo giai đoạn lịch sử?
+ Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư
tưởng, tình cảm của con người?
+ So sánh hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng
chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng ?
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_68_anh_trang_nam_hoc_2019_2020_tr.pdf