Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64+65: Văn bản "Bếp lửa" - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình

thương, giàu đức hy sinh.

- Việc sử dụng kết hợp các yếu tư sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm

trong bài thơ

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa

Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm với quê hương đất nước.

3. Thái độ:

HS thể hiện lòng yêu thương mẹ, kính trọng bà và tình yêu quê hương đất nước.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

- Năng lực hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tự học, phân tích cắt nghĩa, giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản,

năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản.

- Năng lực tổng hợp kiến thức.

- Năng lực thực hành ứng dụng.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Đọc SGK, ảnh chân dung Bằng Việt, phiếu học tập.

2. Học sinh:

- Soạn bài, nghiên cứu tranh SGK.

- Trả lời theo câu hỏi giáo viên yêu cầu

pdf8 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 64+65: Văn bản "Bếp lửa" - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2019 Ngày giảng: 06-07/11/2019 Tiết 64, 65 Văn bản: BẾP LỬA - Bằng Việt - HDĐT: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ - Nguyễn Khoa Điềm - I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hy sinh. - Việc sử dụng kết hợp các yếu tư sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình. 2. Kĩ năng: - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ - Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm với quê hương đất nước. 3. Thái độ: HS thể hiện lòng yêu thương mẹ, kính trọng bà và tình yêu quê hương đất nước. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực tư duy, sáng tạo. - Năng lực hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tự học, phân tích cắt nghĩa, giải quyết vấn đề đặt ra trong văn bản, năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản. - Năng lực tổng hợp kiến thức. - Năng lực thực hành ứng dụng. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Đọc SGK, ảnh chân dung Bằng Việt, phiếu học tập. 2. Học sinh: - Soạn bài, nghiên cứu tranh SGK. - Trả lời theo câu hỏi giáo viên yêu cầu. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Dạy học theo nhóm, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật học tập hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1. Đọc thuộc lòng bài thơ đoàn thuyền đánh cá? ND chính của bài thơ? 2. Nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ? 3. Bài mới Hoạt động 1. Khởi động - Em đã được học văn bản nào nói về tình cảm gia đình trong thời kì chiến tranh? Cảm nhận chung của em về tình cảm gia đình trong các tác phẩm? - Gv dẫn vào bài: Chúng ta đã biết một tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh qua văn bản "Chiếc lược ngà". Có một người cháu, sống ở nước ngoài, sử dụng những chiếc bếp hiện đại vẫn không nguôi nhớ về hình ảnh bếp lửa quê nhà với hình ảnh bà “nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” mỗi sớm mai. Người cháu đó là ai? Anh nghĩ gì về tình bà cháu?... Hoạt động 2. Hình thành kiến thức - kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung Tiết 64 Hs: đọc chú thích * SGK Tr145 Gv: treo chân dung tác giả. HĐ cá nhân. H: Nêu những nét tiêu biểu về tác giả? Gv mở rộng thêm về tác giả. H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Gv: Giọng tình cảm, chậm rãi và lắng đọng, xúc động bồi hồi... Gv đọc 1 đoạn - HS đọc Gv: hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ khó. H:Em hiểu thế nào là đinh ninh? Nghĩa trong bài thơ này và nghĩa trong bài thơ đêm nay Bác không ngủ có khác nhau? H: Cho biết thể thơ của văn bản? Đặc điểm của nó thể hiện như thế nào? Hs: 7 chữ ở 3 câu đầu – lời đề từ. 8 tiếng/ câu, 7 khổ (cả 3 câu đầu), gieo vần chân liền. Hs: nhóm đôi - 2 phút, báo cáo, bổ sung, nhận xét. I. ĐỌC – HIỂU CHUNG VĂN BẢN 1. Tác giả - văn bản: a. Tác giả - Tên thật: Nguyễn Việt Bằng (1941) - quê: Thạch Thất – Hà Tây - Làm thơ từ năm 1960 và thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. - Nay là chủ tịch hội liên hiệp VHNT Hà Nội. b. Văn bản: - Sáng tác 1963 khi tác giả đang là SV ngành Luật trường Đại học Tổng hợp Ki- ép (Liên Xô cũ). - In trong tập “ Hương cây - Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt - Lưu Quang Vũ. 2. Đọc - tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích: 3. Thể thơ: 8 tiếng Gv: kết luận trên bảng phụ. H: Bài thơ là lời của nhân vật nào? Nói về ai? Về điều gì? - Nhân vật người cháu nói về những kỉ niệm với bà... Gv: Bài thơ “Bếp lửa” là 1 tác phẩm trữ tình. Trong 1 bài thơ trữ tình thường tồn tại 2 loại hình tượng: + Nhân vật trữ tình trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ (nhân vật trung tâm) + Đối tượng trữ tình là con người, sự vật được nv trữ tình hướng tới. - Dựa vào đó em hãy xác định 2 loại hình tượng này ở trong bài? - Nvật trữ tình: Người cháu - Đối tượng trữ tình: Bếp lửa và người bà. - Cho biết bố cục? nội dung mỗi phần? Gv: gợi ý nội dung các phần, yêu cầu hs tìm giới hạn của 4 phần. Hs: Đọc khổ thơ đầu. HĐ nhóm phiếu học tập (7 phút): Gv: phát phiếu học tập câu hỏi. Hs: cá nhân - 2 phút; thảo luận và trình bày bảng nhóm - 3 phút. 1. Hình ảnh bếp lửa được hình dung trong trí nhớ của tác giả qua những chi tiết nào? 2. Tìm từ láy và biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ có trong đoạn thơ và nêu tác dụng. 3. Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh bếp lửa trong tâm trí của tác giả? - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả. - GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ 4. Nhân vật trữ tình: người cháu(tác giả - Đối tượng của nhân vật trữ tình: bếp lửa và người bà. 5. Bố cục: 4 phần - Khổ 1: 3 câu đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc về bà. - 4 khổ tiếp: Tiếp - “Chứa niềm tin dai dẳng”:Hồi tưởng kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa. - Khổ 6: Tiếp - “thiêng liêng Bếp lửa”: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà - Khổ cuối: Lại nhớ bà nhóm bếp lửa không nguôi. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc: * Chi tiết: - Một bếp lửa chờn vờn.... - Một bếp lửa ấp iu kịp thời. Dự kiến câu trả lời: 2. - Từ láy: + chờn vờn => Hình ảnh quen thuộc, gần gũi. + ấp iu=> gợi hình ảnh bàn tay người bà kiên nhẫn, khéo léo. - Điệp ngữ " Một bếp lửa" - Ẩn dụ: “Biết mấy nắng mưa”=> cuộc đời lo toan, vất vả của bà 3. Cảm nhận: - Bếp lửa gắn với nỗi lo toan vất vả của bà nơi vùng quê, để từ đó nỗi nhớ tình thương với người bà cứ ùa về. Hs: đọc những câu thơ tiếp theo. Hs: Hoạt động nhóm. Gv: Nhắc lại yêu cầu. Phát phiếu học tập bảng nhóm: 1. Tìm những chi tiết khắc họa những kỉ niệm của cháu với bà và ý nghĩa của nó (thuở ấu thơ, thuở thiếu niên) 2. Từ hình ảnh bếp lửa, đến cuối đoạn xuất hiện điệp ngữ "một ngọn lửa" là có dụng ý nghệ thuật gì. 3. Qua đây em hình dung như thế nào về tuổi thơ của tác giả và hình ảnh người bà hiện lên như thế nào trong tâm trí nhà thơ. - HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm trong thời gian khoảng 2 phút, hs trình bày sản phẩm nhóm. - GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm. - Dự kiến câu trả lời: - NT: Từ hình ảnh bếp lửa cụ thể, khách quan chuyển sang hình ảnh ngọn lửa trừu tượng, chủ quan. Đó là ngọn lửa của tấm lòng ấm áp tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng và bền chặt => - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn (nạn đói năm 1945, cuộc chiến tranh chống Pháp). - Hình ảnh người bà tần tảo, kiên cường, là chỗ dựa tinh thần vững chắc. -> NT: Từ láy, biện pháp điệp ngữ, ẩn dụ => Hình ảnh gần gũi quen thuộc, bếp lửa khơi nguồn gợi cảm giác ấm áp, thân thương khơi dòng cảm xúc nhớ thương về bà. 2. Những kỉ niệm về bà và tình bà cháu: - Dự kiến câu trả lời: STT Kỉ niệm Chi tiết, hình ảnh Ý nghĩa 1 Thuở ấu thơ (4 tuổi) - Đói mòn, đói mỏi. - Khói hun - Cuộc sống nghèo khó 2 Thuở thiếu niên (8 năm trong kháng chiến chống Pháp - Tu hú kêu - Bà gắn với những công việc: dạy cháu làm - Giặc đốt làng - Khơi dậy những kỉ niệm nhớ mong bà - Bà âm thầm tần tảo, yêu thương - Bà giàu đức hi sinh. -> Sử dụng phương thức kể, tả, biểu cảm đan xen => Nhớ về tuổi thơ có nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn, thiếu thốn (nạn đói năm 1945, cuộc chiến tranh chống Pháp). => Bà là hình ảnh đẹp về tình yêu thương bao la, sự chăm chút tận tình cho con cháu. Bà là chỗ dựa vững chắc cho cháu, thay thế và lấp đầy tất cả, người mẹ VN yêu nước, yêu CM. Tiết 65 - Đọc lại khổ thơ 6 và trả lời câu hỏi: Hs: Thảo luận nhóm bàn (5 phút): 1. Từ lòng biết ơn bà vô hạn Bằng Việt đã suy ngẫm về bà qua chi tiết nào? Em thấy cuộc đời bà như thế nào? 2. Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả . 3. Bà đã nhóm lên điều gì từ bếp lửa ấy. 4. Tại sao tác giả lại viết “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa”. - HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm thống nhất kết quả. - GV: Quan sát hoạt động của học sinh nếu nhóm nào gặp khó khăn gv giúp đỡ kịp thời. Học sinh đọc khổ cuối và trả lời câu hỏi cá nhân: H:Em cảm nhận gì về cuộc sống của BV hiện tại? - Cuộc sông đầy đủ H: Vì sao với cuộc sống hiện tại như vậy mà cháu lại nhớ về bà và bếp lửa. - Vì trong tiềm thức cháu luôn có ánh sáng, hơi ấm của bà. - Không bao giờ được quên quá khứ 2. Những suy ngẫm về bà và bếp lửa Lận đận đời bà ... Bà vẫn giữ - NT: điệp từ, hình ảnh ẩn dụ, phương thức kể, từ láy. -> Cuộc đời bà đầy gian lao, vất vả, trải qua nhiều lận đận nắng mưa, sự tần tảo, sự hi sinh, chăm lo cho mọi người giống như bao người phụ nữ Việt Nam. - Nhóm bếp lửa... Nhóm niềm yêu thương Nhóm nồi xôi Nhóm dậy cả... -> Điệp từ nhóm mang ý nghĩa ẩn dụ, từ động tác nhóm lửa bà đã khơi dậy tình yêu thương, khơi dậy niềm vui, khơi dậy kí ức đẹp trong mỗi người, truyền hơi ấm, tình người cho cháu. - Ôi kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa => Bếp lửa thật cao quý, kì diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà - người giữ lửa-người nhóm lửa, truyền lửa, người tạo lên tuổi thơ ấu của cháu. Bếp lửa trở thành mảnh tâm hồn, là biểu tượng thiêng liêng của người bà trong lòng cháu. 3. Niềm thương nhớ của cháu Cháu nhỏ xưa đã trưởng thành nhưng vẫn không quên quá khứ, không thể quên được h/a bếp lửa, vẫn không H: Cháu tự nhắc nhở mình điều gì qua lời thơ - Cháu luôn nhớ về bà với lòng biết ơn vô hạn. Tình cảm ấy được gắn liền với tình yêu quê hương đất nước. H: Bài thơ có những nghệ thuật nào đặc sắc? H: Khái quát nội dung bài thơ? H: Qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì? Gv: khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ Hs: đọc chú thích sgk Gv: Treo chân dung Nguyễn Khoa Điềm. H: Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm? Gv: hướng dẫn học sinh cách đọc: nhịp thơ ngắt đều đặn ở giữa các câu, giọng nhẹ nhàng, trữ tình. Gv đọc mẫu hai khổ thơ đầu và gọi Hs đọc các khổ thơ còn lại. Gọi học sinh đọc toàn bài. Gv nhận xét cách đọc, sửa chữa, hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - HD học sinh tìm hiểu một số từ khó sgk. - Cho biết chủ đề bài thơ? nguôi nỗi nhớ bà. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: - Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận. - Viết theo thể thơ 8 chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Điệp ngữ, liệt kê, từ láy, điệp cấu trúc... 2. Nội dung: - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. - Hình ảnh về bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong hồi tưởng của tác giả. - Hình ảnh ngọn lửa và tình cảm thấm thía của tác giả với người bà. * Ý nghĩa: Từ kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ về nhân dân nghĩa tình. B. HDĐT: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả, văn bản: 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích: sgk 3. Chủ đề bài thơ: Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu đất nước, với khát vọng tự do của bà mẹ dân tộc Tà ôi ! II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN - Trong từng đoạn thơ, người mẹ Tà ôi đã làm những công việc gì? - Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội - Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka lư -Mẹ địu em đi để giành trận cuối - Công việc vất vả của người mẹ được thể hiện qua những câu thơ nào? - Mồ hôi mẹ rơi Vai mẹ gầy nhấp nhô - Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Hs: nhóm 4 - trả lời câu hỏi - 3 phút: - Tình cảm của người mẹ được thể hiện qua những câu thơ nào? - Xác định nghệ thuật? Em hiểu ntn về 2 câu thơ trên? - Từ tình yêu con, mẹ đã ước mong gì? NT ? Tác dụng ? Mẹ thương A Kay, mẹ thương bộ đội Mẹ thương A Kay, mẹ thương làng đói Mẹ thương A Kay, mẹ thương đất nước. - Qua 3 khúc ru, t/c và ước vọng của mẹ PT ngày càng cao. Em hãy làm rõ điều đó? - Qua đó ta thấy bài thơ đã thể hiện được điều gì? - GV Chốt lại nội dung cơ bản của bài thơ. - HS đọc ghi nhớ Tr155 - Gv hướng dẫn hs về nhà làm BT. 1. Công việc của người mẹ Tà ôi  Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội, lđsx để góp phần cho kháng chiến và tham gia chiến đấu để bảo vệ chiến khu, bảo vệ căn cứ. →Từ ngữ gợi cảm, chọn lọc. => Công việc K/c vô cùng vất vả, gian khổ, qtâm nhiệt tình tham gia k/c. 2. Tình cảm và ước vọng của người mẹ Tà ôi Mặt trời của bắp. Mặt trời của mẹ. - ẩn dụ, so sánh -> Người mẹ coi con là nguồn hạnh phúc ấm áp, gần gũi, thiêng liêng của đời mẹ, sưởi ấm lòng tin yêu và ý chí của mẹ. Con mơ cho mẹ: Hạt gạo trắng ngần Hạt bắp lên đầu Được thấy Bác Hồ - Giữa công việc và tình cảm, ước mong của người mẹ có mqh chặt chẽ, tự nhiên. Mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi, tin tưởng vào con. Mai sau con lớn vung chày lún sân =>Ước mong con mau lớn khôn, mạnh mẽm cường tráng để lđsx, làm người dân của một đất nước hoà bình độc lập. * Tóm lại: Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, ý chí chiến đấu cho độc lập tự do và khát vọng thống nhất nước nhà của nd ta trong thời kỳ k/c chống Mỹ. III. TỔNG KẾT: ( Ghi nhớ SGK) Hoạt động 3. Luyện tập ? Viết một đoạn văn từ 5- 7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. HĐ cá nhân, làm vào vở ghi. IV. LUYỆN TẬP Viết một đoạn văn từ 5- 7 dòng nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ. HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của mình, Hs khác nghe, nhận xét. Gv: nhận xét, cho điểm. Hoạt động 4. Vận dụng HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản để trả lời câu hỏi của GV. - Có ý kiến cho rằng hình ảnh người bà của BV cũng là hình ảnh người bà của tất cả chúng ta”. Ý kiến của em như thế nào? HS: làm việc cá nhân hoặc nhóm ở nhà. - Gv đánh giá vào tiết học sau. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Gv: Yêu cầu học sinh: Về nhà tìm hiểu, liên hệ - Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ VN hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy, ghi rõ tên tác giả. - HS: Về nhà suy nghĩ trả lời. V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học thuộc lòng hai bài thơ Bếp lửa, tình yêu quê hương của cả dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ. - Chuẩn bị : Ánh trăng + Đọc bài thơ + Tìm hiểu tác giả + Tìm bố cục và trả lời câu hỏi SGK + Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_6465_van_ban_bep_lua_nam_hoc_2019.pdf
Giáo án liên quan