Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122+123 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được

- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 2. Kĩ năng

- Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Tổ chức triển khai các luận điểm.

 3. Thái độ

Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

4. Định hướng năng lực

 a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.

 b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Máy chiếu

 2. Học sinh: Đọc kĩ các đề bài trong sgk, xác định cấu tạo đề, đọc lại bài thơ Quê hương của Tế Hanh, đọc bài văn Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ, và xác định các nội dung chính, cách lập luận của người viết trong bài văn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 122+123 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 02/6/2020 Tiết 122 Bài 24 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ (MỤC I, II) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kĩ năng - Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tổ chức triển khai các luận điểm. 3. Thái độ Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu 2. Học sinh: Đọc kĩ các đề bài trong sgk, xác định cấu tạo đề, đọc lại bài thơ Quê hương của Tế Hanh, đọc bài văn Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ, và xác định các nội dung chính, cách lập luận của người viết trong bài văn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; gợi mở - vấn đáp, phân tích, luyện tập, thực hành. 2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ phải đảm bảo những yêu cầu gì ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Hoa điểm mười. - Dẫn dắt vào bài mới HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV chiếu các đề bài, học sinh đọc. HS quan sát các đề bài trên máy chiếu H. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các đề ? - HS HĐ đôi 3 phút - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - GV: Mặc dù có sự khác biệt giữa các đề như vậy nhưng không phải là các kiểu bài khác nhau, mà chỉ khác biệt ở sắc thái. H. Với các đề không có lệnh, ta phải làm công việc gì ? H. Qua việc phân tích các đề bài ở trên, em rút ra nhận xét gì về đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? - HS đọc đề bài trong sgk, GV chép đề lên bảng. H. Đề bài thuộc thể loại gì ? Yêu cầu về nội dung ? Giới hạn của đề ? H.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? H. Hãy xác định nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? - GV chiếu dàn bài theo sgk – HS đọc. H. Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ? Xác định nhiệm vụ của từng phần ? - HS HĐ cặp đôi 3 phút, đại diện trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - Gv kết luận. H. Yêu cầu của việc viết bài như thế nào ? H. Không đọc lại bài viết và sửa chữa có được không ? Vì sao ? - HS trả lời, nhận xét. - GV kết luận. H. Bố cục bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần ? - HS trả lời, nhận xét. GV chốt. - HS đọc ghi nhớ ý 1 sgk. - HS đọc văn bản trong sgk. H. Trong văn bản trên, đâu là phần thân bài ? H. Phần thân bài tác giả đã đưa ra luận điểm nào ? - HS HĐ cặp đôi - 3 phút, đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét nhau. - GV kết luận. H. Các luận điểm ấy được khẳng định bằng phép lập luận nào? H. Sự liên kết giữa 3 phần Mở - Thân - Kết như thế nào ? H. Hãy cho biết văn bản trên có sức thuyết phục không ? Vì sao ? H. Qua bài văn trên, em hãy rút ra kết luận về các yêu cầu cơ bản để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? - HS trả lời, nhận xét - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc ghi nhớ ý 2 trong sgk. I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Có hai cách cấu tạo đề  + Cách cấu tạo đề không kèm theo những lệnh cụ thể (Đề 4,7) + Cách cấu tạo đề có kèm theo lệnh cụ thể (các đề còn lại) * So sánh - Giống nhau: Đề yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Khác nhau + “Phân tích”: Yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận. + “Cảm nhận”: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm nhận của người viết. + “Suy nghĩ”: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh yêu cầu đánh giá, nhận định của người viết. -> Với đề bài không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong bài. => Có 2 dạng đề khác nhau: Đề có mệnh lệnh và đề không có mệnh lệnh. II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 1.1. Ví dụ Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. * Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý a. Tìm hiểu đề - Thể loại: Nghị luận về một bài thơ - Nội dung: Phân tích tình yêu quê hương - Giới hạn: bài thơ Quê hương của Tế Hanh b. Tìm ý - Bài thơ sáng tác trước CM tháng 8, khi tác giả đi học xa nhà, xa quê. - Nội dung: Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị... - Nghệ thuật: Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu * Bước 2: Lập dàn bài * Gồm 3 phần - Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. * Bước 3: Viết bài - Dựa vào dàn bài, viết thành bài văn. - Chú ý sự liên kết giữa các phần, đoạn. * Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa 1.2. Bài học (Sgk) 2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm 2.1. Ví dụ Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ - Thân bài: Từ Nhà thơ đã viết đến thành thực của Tế Hanh: nêu những nhận xét, đánh giá về thành công của bài thơ qua cảm nhận và phân tích của người viết. - Luận điểm + Yêu quê hương bằng cả tình yêu tha thiết và trong sáng... + Cảm nhận cuộc sống lao động bằng cả tâm hồn tha thiết... + Tình yêu quê hương ngấm vào tâm hồn... + Nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh ám ảnh trong lòng... - Phép phân tích - tổng hợp, chứng minh. - Tất cả cùng hướng vào chủ đề chủ của văn bản: Tình yêu quê hương. -> Văn bản trên có tính thuyết phục và có sức hấp dẫn vì bố cục chặt chẽ, lập luận hợp lí, dẫn chứng rõ ràng, tiêu biểu. 2.2. Bài học (Sgk) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Lập dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) - Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài thơ Ánh trăng HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm đọc các bài phân tích về bài thơ hoặc đoạn thơ. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nêu bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? - Những yêu cầu khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? - GV khái quát nội dung bài học. - Học thuộc lòng ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học. Cho đề bài: Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Lập dàn ý và viết bài văn phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ đó. ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày giảng: 03/6/2020 Tiết 123 Bài 24 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ (MỤC III) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức. Giúp HS nắm được - Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Kĩ năng - Tiến hành các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Tổ chức triển khai các luận điểm. - Lập dàn ý và viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ. 3. Thái độ Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Máy chiếu 2. Học sinh: Lập dàn ý và viết bài văn phân tích hai khổ thơ của bài thơ Sang thu. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm; gợi mở - vấn đáp, phân tích, luyện tập, thực hành. 2. Kĩ thuật: KT đặt câu hỏi, KT chia nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: H. Bố cục bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần ? Để làm tốt bài văn nghị luận về một đoạn thơ cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động - Từ nội dung kiểm tra bài cũ GV dẫn dắt vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung - HS thảo luận nhóm 4 trong 7’ thống nhất dàn ý của bài thơ - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV kết luận trên máy chiếu. * Đề bài: Phân tích bài thơ bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. 1. Lập dàn ý a. Mở bài - Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu. b. Thân bài. * Luận điểm 1: Cảm nhận không gian làng quê sang thu - Khứu giác (hương ổi) -> xúc giác (gió se) -> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) -> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về) - Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ  “bỗng”, “phả” “hình như". * Luận điểm 2: Cảm nhận không gian đất trời sang thu. - Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng - Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". - Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí thông qua hình ảnh: nắng - mưa - sấm. - Hai dòng thơ cuối bài với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống. c. Kết bài: “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - HS viết bài văn phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ 15 phút - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, sửa chữa. - GV đọc cho HS nghe bài viết tham khảo. 2. Viết bài Phân tích 2 khổ thơ đầu HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) - Viết bài văn phân tích toàn bộ bài thơ Sang thu HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm đọc các bài phân tích về các bài thơ đã học. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nêu bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? - Những yêu cầu khi viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? - GV khái quát nội dung bài học. - Học thuộc lòng ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học. - Hướng dẫn tự học ở nhà: Mây và sóng Yêu cầu: + Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu những nét chính về tác giả, văn bản. + Tìm và phân tích lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng; lời từ chối và trò chơi của em bé tự nghĩ ra và chơi cùng với mẹ. + Rút ra giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bài thơ. - Chuẩn bị: Trả bài tập làm văn số 6 (Viết ở nhà) Yêu cầu: Ôn lại cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích; Lập dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 6. -------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_122123_nam_hoc_2019_2020_truong_t.doc