Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58: Chơi chữ

1.4 Phát triển năng lực:

- Các phẩm chất:

+ Tự lập, tự tin, tự chủ

- Các năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực riêng: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 58: Chơi chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 58 Ngày giảng: Tiếng Việt CHƠI CHỮ 1 MỤC TIÊU 1.1.Kiến thức: - Nắm khái niệm chơi chữ. - Nắm được các lối chơi chữ. - Hiểu được tác dụng của phép chơi chữ. 1.2 Kĩ năng: - Nhận biết phép chơi chữ. - Chỉ ra cách nói chơi chữ trong VB. * Kĩ năng sống: - Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các cách chơi chữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân. - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các cách chơi chữ 1.3 Thái độ: Có ý thức sử dụng chơi chữ để tạo hiệu quả trong giao tiếp. * Liên môn, tích hợp: - GD đạo đức: Giáo dục đạo đức: trân trọng sự lựa chọn, cách sử dụng các biện pháp tu từ sáng tạo phù hợp để phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt => GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC. 1.4 Phát triển năng lực: - Các phẩm chất: + Tự lập, tự tin, tự chủ - Các năng lực: + Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 2. CHUẨN BỊ : + Giáo viên: SGK, SGV, KH dạy học, chuẩn KTKN + Học sinh: soạn bài, SGK, vở ghi 3. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích mẫu, luyện tập, thực hành, trả lời 1 phút, động não, hoạt động nhóm, trò chơi 4 TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 4.1. Ổn định và tổ chức lớp: ( 1 phút) 7B: 4.2. Kiểm tra bài cũ: ( 15 phút) 1. Thế nào là điệp ngữ? Có những dạng điệp ngữ nào? ( 4 điểm) 2. Chỉ ra điệp ngữ và phân tích tác dụng của điệp ngữ trong 2 câu thơ sau bằng 1 đoạn văn ngắn 5 -7 câu. ( 6 điểm) “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.” Gợi ý: + KN điệp ngữ: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ + Có các dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp + HS viết được đoạn văn hoàn chỉnh, đảm bảo số câu, không mắc lỗi câu, chữ. * Nêu được tác dụng của điệp từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai. Cần đảm bảo một số ý sau: - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nội dung khái quát và nghệ thuật sử dụng điệp từ trong câu thơ thứ hai - Điệp từ “lồng” trong “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” gợi lên sự giao hòa quấn quít, nhiều tầng lớp, hình khối; cả khung cảnh rừng đêm ngập tràn ánh trăng đẹp đẽ, thi vị. ->Thể hiện tình yêu thiên nhiên thiết tha, phong thái ung dung tự tại của Bác trong kháng chiến gian khổ. - Điệp từ “lồng” góp phần thể hiện sâu sắc nội dung bài thơ. 4.3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: Trong văn học, để tạo ra những giá trị biểu cảm riêng cho mỗi tác phẩm, các nhà văn nhà thơ đã vận dụng một hiện tượng nghệ thuật đặc sắc là chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì, tác dụng của nó ntn trong văn thơ và trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cùng vào bài hôm nay. * HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Thế nào là chơi chữ - Mục đích: Tìm hiểu khái niệm chơi chữ - Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, động nã o, trình bày một phút - Thời gian: 7 phút - Cách thức tiến hành: ? Đọc bài ca dao/164, cho biết nội dung của bài? Kể chuyện bà già đi chợ đi xem bói có nên lấy chồng hay ko( có lợi hay ko) ? Bài CD dùng đến mấy từ “lợi”(G đánh đấu 1,2,3) ? nhận xét về nghĩa của các từ "lợi" trong bài ? 3 lần: 1: -Lợi 1: lời bà già (TT): lợi ích, lợi lộc, thuận lợi. -Lợi 2, 3 lời thày bói trả lời dùng đúng như mong muốn của bà; Có lợi hay ko? (TT) ? Đọc hết câu 4, em hiểu ý nghĩa đích thực trong lời thày bói là gì? - “ Lợi” liên quan đến “răng lợi”: bà già quá rồi, lấy chồng làm gì nữa. ? lời của thầy có trả lời đúng ý của bà già nữa không ? Vậy “lợi” trong lời thày bói giờ đây được hiểu theo nghĩa nào? ? thầy bói đã tạo ra cách hiểu đó bằng việc dựa vào nghĩa của từ, đó là hiện tượng gì? -Từ lợi ở đây đã mang một nghĩa khác (không là lợi lộc) nữa. " phần thịt bao giữ chung quanh chân răng. (DT) -Hiện tượng đồng âm. ? Việc sử dụng từ “lợi” đồng âm trong bài có tác dụng gì? từ chỗ câu trả lời của thầy bói tưởng là đúng ý bà già, kết thúc bài người đọc mới hiểu hết ý câu trả lời bất ngờ, tế nhị, đượm chút hài hước mà ko cay độc. .à dùng từ đồng âm để tạo sự bất ngờ thú vị. I Thế nào là chơi chữ 1. Khảo sát ngữ liệu: * VD1: Bài ca dao/164: phân tích nghĩa của từ “lợi” ? em hiểu câu thơ của NK ở vd 2 ntn ? - Núi lâu năm thì được gọi là núi già. Núi còn được gọi là non. Nên mặc dù núi đã già (lâu năm) nhưng tên gọi của nó vẫn là non . *VD2: câu thơ của N.Khuyến: “Tiếng già nhưng núi vẫn là non” ? t/g đã sử dụng loại từ nào trong câu thơ để tạo ra cách hiểu mới ? “Non” à núi (đồng nghĩa) “Non” à già (trái nghĩa) Đó là biện pháp chơi chữ bằng cách khai thác từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa à Cách hiểu thú vị. ? như vậy trong các vd trên t/g đã tạo ra những cách hiểu bất ngờ bằng cách nào ? Lợi dụng sự đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước à làm câu văn hấp dẫn, thú vị => ta gọi là chơi chữ . ?Qua 2 VD trên em hiểu thế nào là chơi chữ? Tác dụng của cách chơi chữ? 2.Ghi nhớ 1/164. Chuyển ý: trong hai vd trên t/g chơi chữ bằng hiện tượng nào ? đồng âm và đồng nghĩa, trái nghĩa. ...àII * Hoạt động 2: Các lối chơi chữ - Mục đích: Tìm hiểu các lối chơi chữ - Phương pháp:Vấn đáp, gợi tìm, động não, trình bày một phút - Thời gian: 7 phút - Cách thức tiến hành: Đọc VD? Hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các VD? ? Cho biết ở VD1 tg đã sd lối chơi chữ nào? Chỉ ra “danh tướng” với “ranh tướng” khác nhau ntn? “Danh tướng”: à DT chỉ người có tiếng tăm trên lĩnh vực quân sự. “Ranh tướng”: tướng trẻ con, chẳng đc tích sự gì. " Coi NaVa như nhãi ranh,ranh con. ? Chỉ ra tác dụng của lối chơi chữ ở VD 1? Lợi dụng từ trại âm để giễu cợt tướng Pháp Nava II. Các lối chơi chữ 1. Khảo sát ngữ liệu (1). Ranh tướng: gần âm với “danh tướng =>dùng lối nói trại âm (gần âm) - Đọc VD2? Em có nhận xét gì về 2 câu thơ của Tú Mỡ?(các từ có đặc điểm gì giống nhau)? - có phụ âm đầu “m”giống nhau => điệp âm (2) lối điệp âm. Đọc VD3 & cho biết nét đặc sắc của câu ca dao? (nói lái từ ngữ nào?) “Cá đối” à “cối đá” “Mèo cái” à “mái kèo” => nói lái . -(3): Nói lái. ? Chỉ ra & phân tích tác dụng của lối chơi chữ ở VD4? -“Sầu riêng” (TT): Chỉ sự buồn tủi cá nhân. >< trái nghĩa với “vui chung” “Sầu riêng”(DT): quả (Nam Bộ). -“Vui chung” (TT): 1 trạng thái tâm lí tích cực của (4): Từ trái nghĩa tập thể. * xét VD: “Đi tu phật bắt ăn chay. Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không” => Từ đồng nghĩa ? Qua việc phân tích các VD trên. Có những lối chơi chữ nào? Dùng từ đồng âm, dùng cách điệp âm, lối nói lái, nói trại âm... - 2 HS => GV chốt bằng ghi nhớ 2 2..Ghi nhớ 2./165 * Ngoài các lối chơi chữ ở trên ta vẫn có thể gặp một số cách khác như dùng các từ cùng trường nghĩa (Khóc tổng Cóc Hồ Xuân Hương) các yếu tố Hán Việt và từ tiếng việt có nghĩa tương đương (Da trắng vỗ bì bạch) - sử dụng chơi chữ trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục đích: HS có kĩ năng nhận biết, vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài tập. - Phương pháp: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. - Thời gian: 10 phút - Cách thức tiến hành: - Bài tập 1: Đọc yêu cầu bài tập 1 ? Tìm các phép chơi chữ - Bài tập 2: Đọc yêu cầu bài tập ? Tìm phép chơi chữ? ? Cho biết đấy là kiểu chơi chữ nào? - Đọc yêu cầu bài tập ? GV tổ chức lớp chơi trò chơi. Chia lớp thành 3 nhóm, thi giữa các đội, đội nào tìm được nhiều câu thơ, câu văn có sử dụng phép chơi chữ đội đó thắng. - Đọc yêu cầu bài tập * Hoạt động nhóm: Phân tích lối chơi chữ của Bác trong câu thơ trên? C. Luyện tập Bài tập 1/165 a) Từ đồng âm : Rắn đầu (các loại rắn) b) Từ có nghĩa gần nhau: Liu diu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.à tên các loại rắn. -> Chơi chữ đồng âm, chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau. Bài 2/ 165 * Câu 1=> chơi chữ : Từ gần nghĩa, từ đồng âm, chỉ những sự vật gần gũi, thịt, mỡ. dò (giò) chả, nem. * Câu 2=> Chơi chữ : Từ gần nghĩa. Chỉ những sự vật gần gũi : Nứa, tre, trúc, hóp. Bài 3/ 166 1, Bài thơ Khóc Tổng Cóc của Hồ Xuân Hương : Dùng các từ cùng trường nghĩa : cóc, bén ( nhái bén), chàng ( chẫu chàng) nòng nọc, chuộc ( chẫu chuộc ) 2, Đố chữ của Đoàn Thị Điểm : Trong lúc bà đang tắm : Da trắng vỗ bì bạch 3, Chuồng gà kê sát chuồng vịt - > kê : là gà ( yếu tố Hán Việt ) 4.Xôi ăn chả ngon; Nem ăn chả ngon, xôi ăn chả chả. 5.-Cóc chết để nhái mồ côi Chẫu ngồi chẫu khóc chàng ơi là chàng. (HXH- “Khóc Tổng Cóc” 7.Cồn Cỏ có con cá đua là con cua đá. 8- Mộc tồn -> cây còn -> con cầy - Quản gia -> giả quan - Mau co -> Mo cau - Cưa ngọn -> Con ngựa 9. Suốt đời đi với học sinh Nhờ nó ta biết đầu, mình, chân, tay -> Môn sinh học Bài 4/ 166 Chơi chữ đồng âm.:cam - cam (câu 1) chỉ sự vật có vị ngọt -cam ( câu 4) ngọt àThành ngữ “khổ tận cam lai” được Bác tách ra để biểu đạt thêm tầng nghĩa mớido lối chơi chữ đồng âm tạo nên. * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, SÁNG TẠO: Bài ca dao sử dụng lối chơi chữ nào "Một trăm thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp? Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang? Một trăm thứ than, than chi là than không quạt? Một trăm thứ bạc, bạc chi là chẳng ai mua? Trai nam nhi anh đối đặng thì gái bốn mùa xin theo." 4.4.Củng cố: ( 2 phút) GV củng cố lại bằng sơ đồ tư duy. Tổng kết lại mục tiêu bài học đã đạt được: 4.5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài mới ( 3 phút) * Học bài ở nhà - Học thuộc các khái niệm - Hoàn thành bài tập SGK vào vở. - Tìm các bài ca dao,văn thơ có cách chơi chữ. * Chuẩn bị bài mới - Soạn: “Chuẩn mực sử dụng từ” theo câu hỏi SGK - Tìm các lỗi trong bài TLV số 2 và sửa lại. - Hoàn thành đề cương ôn tập phần Tiếng Việt 5 RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_58_choi_chu.docx