1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết phép điệp ngữ.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các điệp ngữ
5 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 16/03/2024 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 55: Điệp ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tiết 55
Ngày giảng:
Tiếng Việt
ĐIỆP NGỮ
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Nắm khái niệm điệp ngữ.
- Nắm các loại điệp ngữ.
- Hiểu tác dụng của điệp ngữ trong VB.
1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết phép điệp ngữ.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng các điệp ngữ
1.3 Thái độ: Có ý thức sử dụng điệp ngữ để tạo hiệu quả trong giao tiếp .
* Liên môn, tích hợp:
- Giáo dục đạo đức: trân trọng sự lựa chọn, cách sử dụng các biện pháp tu từ sáng tạo phù hợp để phát huy sự giàu đẹp của tiếng Việt
=> GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG,, TRUNG THỰC.
1.4 Phát triển năng lực:
* Các phẩm chất:
+ Tự lập, tự tin, tự chủ
* Các năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, Năng lực sáng tạo
2. CHUẨN BỊ:
+ Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, KH dạy học, chuẩn KTKN
+ Học sinh: SGK, vở soạn, vở ghi.
3. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi tìm, phân tích mẫu, luyện tập, thực hành, trả lời 1 phút, động não.
4. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
4.1. Ổn định và tổ chức lớp: (1 phút)
7B:
4.2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)
* Thành ngữ là gì?
Trả lời: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
* Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh cho hai thành ngữ
(1) Nước mắt.cá sấu........
((2) chuột sa chĩnh gạo
* Cho biết nội dung từng câu?
( 1) Sự gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.
( 2) Rất may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ, nhàn hạ
* Hiểu câu thành ngữ đó theo cách nào, đặt câu cho mỗi thành ngữ đó.
G: giải đáp sau khi H trả lời.
4.3.Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
?GV yêu cầu học sinh đọc lại bài thơ Cảnh khuya. Và chỉ ra các biện pháp tu từ đã học trong bài thơ đó
- GV giới thiệu bài:
Trong bài thơ còn sử dụng một biện pháp tu từ nữa đó là điệp ngữ - một phép tu từ thường được sử dụng rất nhiều trong thơ ca và tạo ra hiệu quả tu từ rất cao. Vậy thế nào là điệp ngữ, điệp ngữ tác dụng gì ? ... các em cùng tìm hiểu nội dung bài học.
* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
- Mục đích: Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
- Phương pháp: Vấn đáp, gợi tìm, động não, trình bày một phút
- Thời gian: 9 phút
- Cách thức tiến hành:
- Đọc khổ đầu, cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Từ ngữ nào đc lặp lại? Tác dụng?
* Từ “nghe” nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ.
I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
1. Khảo sát ngữ liệu:
* Nghe bằng thính giác (tai) nghe bằng cảm giác, bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về.=> “Nghe” trở nên trìu tượng lan toả trong tâm hồn người nghe
.==> Tiếng gà làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt, xua đi mệt mỏi, đánh thức những kỉ niệm xa xa gọi về tuổi thơ.
-Từ “nghe” đc nhắc lại 3 lần à nhấn mạnh cảm xúc.
-Từ “vì” có tác dụng gây ấn tượng, làm nổi bật mục đích chiến đấu của người lính.
-Từ “vì” đc nhắc lại nhiều lần à nổi bật ý, mục đích chiến đấu của người lính.
=> Từ “nghe, vì” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gây sự chú ý, gây cảm xúc mạnh và làm nổi bật ý.
"Nghe" "vì" ==> Điệp từ.
? Hãy xác định phép điệp trong VD sau?
(1.)*Một dân tộc đã gan góc(1) chống lại ách đô hộ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc(1) đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được(2) tự do, dân tộc đó phải được (2)độc lập.
*Xác định
*TD:(1): nổi bật bản chất kiên cường trong chiến đấu giành độc lập, tự do
(2): nhấn mạnh quyền được hưởng tự do, độc lập
àTạo sự cân đối, nhịp nhàng, truyền cảm cho lời văn.
- điệp cụm từ
(2.) Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Phút giây thiêng Anh gọi Bác ba lần.
(Sống như Anh- Tố Hữu)
à điệp cả câu ( Lượm: điệp cả đoạn đầu -cuối)
- điệp cả câu
GV: Những từ ngữ, câu được lặp lại để nhằm 1 mục đích nhất định như vậy gọi là phép điệp ngữ. Em hiểu thế nào là điệp ngữ?
Là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh, nâng cao hiệu quả diễn đạt cho lời văn.
Đọc ghi nhớ
2.Ghi nhớ 1.
? Em hãy tìm trong VB đã học,đoạn thơ văn có sử dụng phép điệp ngữ ?
-Tre xung phong ....
- Đoạn trích “sau phút chia li...”
- Lượm
Lưu ý : Phép lặp- lỗi lặp.
+ VD lỗi lặp: “Mùa đông cây bàng rụng lá đầy sân trường em. Sáng nào em cũng phải quét lá bàng rụng. Em ko thích mùa đông vì cây bàng rụng lá”.
* Hoạt động 2: Các dạng điệp ngữ
- Mục đích: Tìm hiểu các dạng điệp ngữ
- Phương pháp:Vấn đáp, gợi tìm, động não, trình bày một phút
- Thời gian: 8 phút
- Cách thức tiến hành:
? Điệp ngữ trong khổ 1 “Tiếng gà trưa” được sử dụng như thế nào?
- ĐT “nghe” ở các đầu dòng thơ, ko đứng cạnh nhau.
II. Các dạng điệp ngữ
1. Khảo sát ngữ liệu
* Đoạn thơ “TGT”
à điệp ngữ cách quãng.
? Em nhận xét gì về các điệp ngữ “rất lâu”, “khăn xanh”, “thương em” trong đoạn thơ (a) của PTD?
Đc viết liên tục, cạnh nhau à điệp ngữ nối tiếp.
* Ví dụ a
à điệp ngữ nối tiếp.
VD
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết=> ĐN nối tiếp
Đọc VD b/152?
? Vị trí các từ lặp lại ở VD (b) có gì khác VD (a)?
-Từ cuối câu trước lặp lại ở đầu câu sau
* Ví dụ b
=> Điệp ngữ chuyển tiếp
à Điệp vòng.
? Từ phân tích VD, ta có các dạng điệp ngữ nào?
Đọc ghi nhớ 2
* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục đích: HS có kĩ năng nhận biết, vận dụng kiến thức để giải quyết các dạng bài tập.
- Phương pháp: Làm việc cá nhân
- Thời gian: 18 phút
- Cách thức tiến hành:
- Bài tập 1: Đọc yêu cầu bài tập 1
? Tìm các điệp ngữ và nêu tác dụng?
? Nêu tác dụng của các điệp ngữ ấy?
- Bài tập 2: Đọc yêu cầu bài tập
? Tìm điệp ngữ trong đoạn văn trên?
? Cho biết đấy là dạng điệp ngữ gì?
- Đọc yêu cầu bài tập
? Xác định các từ ngữ lặp lại?
? Việc lặp đi lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm không?
? Em chữa lại đoạn văn cho tốt hơn?
- Đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn học sinh cách viết đoạn văn
2.Ghi nhớ 2/144.
C. Luyện tập
Bài tập1/153: Tìm điệp ngữ.
a. Một dân tộc gan góc => khẳng định tinh thần, ý chí của dân tộc ta chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
- DT đó phải được => khẳng định nhấn mạnh quyền tự do, độc lập của dân tộc ta.
b. Trông : nhấn mạnh nỗi lo âu trông mong (trời yên...) thời tiết thuận lợi cho việc làm ruộng của người nông dân.
Bài tập 2/153
- Xa nhau -> Điệp ngữ cách quãng
- Một giấc mơ -> Điệp ngữ chuyển tiếp.
Bài tập 3/153
Cách sửa: loại bỏ lỗi lặp, sắp xếp lại từ ngữ....
VD: Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Ở đó,em trồng rất nhiều loài hoa. Nào là hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Em thật hạnh phúc khi ngày 8/3, em có bó hoa tươi do chính tay em trồng tặng mẹ, tặng cô.
Bài tập số 4/153
- Chủ đề : tự chọn.
- Số câu: 3-5 câu.
* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Học sinh chơi trò chơi tiếp sức bằng miệng ngay tại chỗ.
?Đọc những câu thơ, câu văn em biết có sử dụng điệp ngữ
Gạch dưới và phân tích hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn trích đưới đây:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chin hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâu
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
( Trích viếng lăng Bác, Viễn Phương)
* HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, SÁNG TẠO
?Chỉ rõ và phân loại phép điệp ngữ có trong bài ca dao sau:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ
Buồn chông con nhện chăng tơ
Nhện owii nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
4.4 Củng cố: ( 2 phút)
- Thế náo là điệp ngữ?
- Có mấy dạng điệp ngữ?
4.5. Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài mới (3 phút)
- Học bài cũ:
+ Học nội dung bài học
+ Hoàn thành bài tập SGK. Làm BT 5/83 Sách BT
- Chuẩn bị bài mới
+ Soạn: “Luyện nói: phát biểu cảm nghĩ về 1 tác phẩm văn học”
- Chuẩn dàn ý chi tiết : Tổ 1-2: Rằm tháng giêng; Tổ 3-4: Cảnh khuya.
- Tập nói ở nhà
5. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_55_diep_ngu.docx