Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 79+80 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hs biết được các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức

năng chính.

2. Kỹ năng:

Vận dụng kiến thức đó học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn

bản.

3. Thái độ

- Hợp tác xd bài

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo;

năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ .

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Tham khảo tài liệu, máy chiếu

2. Học sinh :

- Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk

III. Phương pháp kĩ thuật

- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động khởi động.

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?

* Tổ chức khởi động. T/C cho HS chơi trò chơi ”Ô của bí mật”. GV có 4 ô cửa,

sau mỗi ô cửa là 1 câu hỏi. HS trả lời câu hỏi để mở cửa.

? Chuyển câu sau thành câu hỏi: Lan đang làm bài tập

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 79+80 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 15/01/2020 (8a2) Tiết 79 - Bài 19. Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN (T2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hs biết được các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đó học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản. 3. Thái độ - Hợp tác xd bài 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.......... - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ... II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Tham khảo tài liệu, máy chiếu 2. Học sinh : - Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk III. Phương pháp kĩ thuật - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động. * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ ? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn? * Tổ chức khởi động. T/C cho HS chơi trò chơi ”Ô của bí mật”. GV có 4 ô cửa, sau mỗi ô cửa là 1 câu hỏi. HS trả lời câu hỏi để mở cửa. ? Chuyển câu sau thành câu hỏi: Lan đang làm bài tập... ?Câu nghi vấn có đặc điểm gì, vào bài hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt HĐ 1: Chức năng khác - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, chia nhóm - NL: tư duy, g/t, h/t... - Cho học sinh đọc ví dụ trong SGK. ? Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? III. Chức năng khác 1. Xét ví dụ a: Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? b: Mày định nói cho cha mày nghe * TL nhóm: 5 nhóm (4 phút). ? Xác định chức năng của câu nghi vấn trong các đoạn trích? 1. Cầu khiến 2. Khẳng định 3. Phủ định 4. Đe doạ 5. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. ? Nhận xét về dấu kết thúc các câu nghi vấn trong các đoạn trích trên? - gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv nhận xét, chốt kiến thức ? Qua tìm hiểu ví dụ, hãy cho biết ngoài chức năng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng gì khác? ? Khi thực hiện chức năng khác, câu nghi vấn có thể kết thúc ntn - Chuẩn xác, chốt ghi nhớ - Gọi HS đọc đấy à? c: Có biết không? Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ? d: cả đoạn trích e: Con gái tôi vẽ đây ư ? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con mèo hay lục lọi ấy ! + Chức năng: - Đ(a): bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự hoài niệm, tiếc nuối) - Đ(b): đe doạ - Đ(c): cả 4 câu đều dùng để de doạ - Đ(d): khẳng định. - Đ(e): cả 2 câu đều bộc lộ cảm xúc (sự ngạc nhiên) + Kết thúc: Bằng dấu “?” - Câu nghi vấn thứ hai ở đoạn e kết thúc bằng dấu chấm than. 2. Ghi nhớ/SGK 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tư duy, hợp tác, trình bày... - Cho hs đọc BT - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân - Gọi học sinh trả lời - Giáo viên chuẩn xác. 1. Bài tập 1 Đoạn Câu NV Chức năng a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên) b) cả khổ thơ trừ ''Than ôi !'' Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm /x. - Y/c hs đọc bài tập * TL cặp đôi: 3 phút. - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv nhận xét chung ? Những câu nghi vấn đó được dùng làm gì? ? Trong những câu nghi vấn đó, câu nào có thể thay thế được bằng một câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương. Hãy viết những câu có ý nghĩa tương đương c) Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. d) Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay ? Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm/x. 2. Bài tập 2 a) - Câu nghi vấn: + Sao cụ lo xa quá thế ? + Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? + Ăn mãi hết đi thì lúc chết lấy gì mà lo liệu ? - Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn: sao, gì và kết thúc bằng dấu chấm hỏi b) - Câu nghi vấn: Cả đàn bò giao cho thằng bé ... chăn dắt làm sao ''? - Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn làm sao và kết thúc bằng dấu chấm hỏi c)- Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc ... mẫu tử ? - Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn ai và kết thúc bằng dấu chấm hỏi d)- Câu nghi vấn: Thằng bé kia, mày có việc gì ? ;''Sao lại đến đây mà khóc ?'' - Đặc điểm hình thức: có từ nghi vấn gì và kết thúc bằng dấu chấm hỏi * Chức năng - (a): Câu 1 - phủ định Câu 2 - phủ định Câu 3 - phủ định. - b: bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại - c: khẳng định - d: câu 1 - hỏi, câu 2 - hỏi. * Viết câu có ý nghĩa tương đương a) Cụ không phải lo xa quá thế. Không nên nhịn đói mà để tiền lại. Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu. đó? - Gv hướng dẫn b) Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không. c) Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử. 4. Hoạt động vận dụng - Đặt câu nghi vấn sử dụng với những mục đích nói khác nhau? 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng * Tìm hiểu tác dụng của câu nghi vấn ko dùng để hỏi trong các tác phẩm văn học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU * Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 3,4 * Xem trước bài ''câu cầu khiến''. + Đọc các VD và trả lời các câu hỏi - Thuyết minh về một món ăn. Ngày giảng: 15/01/2020 (8a2) Tiết 80 - Bài 20. Tiếng Việt: CÂU CẦU KHIẾN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức. - Hs biết được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến. - Chức năng của câu cầu khiến. 2. Kỹ năng. - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản. - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Thái độ. - Tự giác, tích cực học tập 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.......... - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ ... II. Chuẩn bị 1. Gv: Tham khảo tài liệu 2. Hs: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong sgk III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ ? Câu nghi vấn ngoài chức chức để hỏi còn có những chức năng gì khác? Đặt câu minh họa? - Làm bài tập 3,4, sgk * Tổ chức khởi động. - GV nêu tình huống: Nếu muốn nhờ ai đó làm giúp một việc gì đó em sẽ nói với người đó ntn? – HS đưa ra 1 số câu nói khác nhau (Hãy cầm giúp mình q/s) ? Em có nhận xét gì về các câu nói đó? 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của gv và hs Nội dung học tập HĐ 1: ĐĐ hình thức và chức năng - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, gt, ht * TL nhóm: 4 nhóm (4 phút) ? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến. ? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến? ? Câu cầu khiến trong phần trích dùng để làm gì? ? Nhận xét về cách kết thúc của những câu trên? - Gọi đại diện HS trả lời, nhận xét - Gv nhận xét, chốt KT. - Yêu cầu 2 hs đọc những câu mẫu. - Giáo viên đọc lại (chú ý ngữ điệu) ? Tìm câu cầu khiến trong các ví dụ trên ? Cách đọc câu ''mở cửa'' trong (b) và (a) có gì khác nhau. ? Câu ''mở cửa'' ở (b) được dùng để làm gì? Khác với câu ''mở cửa'' trong (a) ở chỗ nào? ? Nhận xét về cách kết thúc của câu trên ? Qua tìm hiểu ví dụ, em thấy câu cầu khiến có đặc điểm gì về mặt hình thức I. Đặc điểm hình thức và chức năng 1. Ví dụ * VD 1: - Các câu cầu khiến: Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Đi thôi con. + Đặc điểm hình thức: có từ cầu khiến: đừng, đi, thôi + Chức năng: . Câu 1: khuyên bảo . Câu 2: yêu cầu . Câu 3: yêu cầu + Kết thúc bằng dấu chấm * VD 2: - Câu cầu khiến: câu''Mở cửa'' trong ví dụ b: + Hình thức: có ngữ điệu cầu khiến + Chức năng: dùng để ra lệnh + Kết thúc bằng dấu chấm than ? Chức năng của câu cầu khiến là gì ? Khi viết câu cầu khiến được kết thúc ntn - Gv chuẩn xác, chốt ghi nhớ - Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ 2. Ghi nhớ 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tư duy, hợp tác. - Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 - Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu a - Gọi một HS chữa bài - Nhận xét, chuẩn xác * Cho hs trao đổi theo cặp câu b - Gọi một số cặp trình bày - Nhận xét, chuẩn xác ? Nhận xét về sắc thái nghĩa của câu cầu khiến khi ta thay đổi hình thức của nó( thêm, bớt chủ ngữ, thay thế từ cầu khiến) * Chia nhóm theo bàn thảo luận. - Mời một số nhóm trình bày - Nhận xét, chuẩn xác Bài tập 1 a. - Các câu trên là câu cầu khiến vì có từ cầu khiến: ''hãy'', ''đi'', ''đừng'' b. a) +Vắng CN + Nếu thêm chủ ngữ-> yêu cầu nhẹ nhàng hơn b) + CN: ''ông giáo'' + Nếu lược bỏ chủ ngữ-> yêu cầu mang tính chất mệnh lệnh( mạnh hơn) nhưng thiếu lịch sự c) + CN: ''chúng ta'' + Thay đổi chủ ngữ-> ý nghĩa của câu thay đổi -> Sắc thái nghĩa của câu cầu khiến thay đổi khi ta thay đổi hình thức của nó( thêm, bớt chủ ngữ, thay thế từ cầu khiến) Bài tập 2 * Các câu cầu khiến: - Thôi , im ... đi. - Các em ... khóc. - Đưa tay cho tôi mau! - Cầm lấy tay tôi này! * Hình thức biểu hiện ý nghĩa a) ''Thôi , im ... đi.'': Có từ cầu khiến, vắng chủ ngữ ? So sánh ý nghĩa cầu khiến của những câu cầu khiến vắng chủ ngữ với những câu cầu khiến có đủ CN? ? Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ ntn với ý nghĩa cầu khiến? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân ? Cho biết mục đích cầu khiến của các câu nói của Dế Choắt? - Gọi một số HS trả lời - Nhận xét, chuẩn xác b) ''Các em ... khóc.’’: Có từ cầu khiến, có chủ ngữ c) “Đưa tay cho tôi mau!'' -> Ko có từ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu 'Cầm lấy tay tôi này!'' -> cầu khiến; vắng chủ ngữ -> Những câu cầu khiến vắng chủ ngữ, yêu cầu cầu khiến thường mạnh hơn câu có đủ CN Độ dài của câu cầu khiến thường tỉ lệ nghịch với sự nhấn mạnh ý nghĩa CK, câu càng ngắn thì ý nghĩa cầu khiến càng mạnh Bài tập 4 - Mục đích cầu khiến: Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái ngách từ nhà mình sang nhà Dế Mèn - Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn và lại là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn từ của DC khiêm nhường có phần rào trước đón sau - Tô Hoài không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn với ý cầu khiến nhẹ nhàng hơn sẽ phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Choắt với Dế Mèn 4. Hoạt động vận dụng - GV tổ chức cho hs đặt câu cầu khiến. Mỗi HS đặt 1 câu 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Tìm hiểu trong thực tế những trường hợp nào nên dùng câu cầu khiến và trường hợp nào không nên dùng. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ; Làm bài tập 4, 5 - Soạn trước bài: Câu trần thuật + Đọc các ví dụ và trả lời các câu hỏi

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_7980_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan