Giáo án Tuần: 21 Tiết 77. Văn bản: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.

- Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm thơ tám chữ, phân tích các hình ảnh nhân hóa, so sánh đặc sắc.

3. Giáo dục: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

B. Chuẩn bị:

1. GV: SGK, giáo án, máy chiếu

2. HS: SGK, bài soạn

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần: 21 Tiết 77. Văn bản: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 NS: 20/11/2009 Tiết 77. Văn bản: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh - A. Mục tiêu bài học: Giúp HS 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. - Thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng: Đọc diễn cảm thơ tám chữ, phân tích các hình ảnh nhân hóa, so sánh đặc sắc. 3. Giáo dục: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. B. Chuẩn bị: 1. GV: SGK, giáo án, máy chiếu 2. HS: SGK, bài soạn. C. Tiến trình lên lớp I. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ : ( 5 p ) 1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số, khâu vệ sinh ( 1 p) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ ) Câu hỏi: Mượn hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườm bách thú, nhà thơ Thế Lữ đã gửi gắm niềm tâm sự nào qua bài thơ “Nhớ rừng” ? - HS trả lời, lớp nhận xét, GV sửa chữa, ghi điểm. Trả lời: Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn ầy cảm xúc lãng mạn.Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. II. Bài mới. ( 32 p) * Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới Ai cũng có một gia đình, một quê hương.Quê hương để lại trong ta biết bao kỉ niệm khó nói thành lời.Mỗi nhà thơ viết về quê hương mình tuy có những cách thể hiện khác nhau nhưng đều giống nhau ở tình yêu đằm thắm. Tế Hanh sinh ra ở một làng chài nên được mệnh danh là “nhà thơ sông nước”. Ông đã gửi lòng mình qua bài thơ Quê hương. Với lời thơ trong sáng, nhiều hình ảnh sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha, tình yêu quê hương của đứa con xa quê được trang trải qua những vần thơ đậm đà, ý vị…Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. à Gv ghi đề bài. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản cần đạt * Hoạt động 2:Tìm hiểu chung GV: Chiếu chân dung nhà thơ. ? Dựa vào SGK cùng với sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Tế Hanh? Nêu xuất xứ của bài thơ. HS: Trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. ? Em nhận thấy bài thơ này giống thể thơ của bài nào đã được học? Đó là thể thơ gì. HS: Phát hiện, trình bày. Giống thể thơ của bài Nhớ rừng GV nói thêm: Đây là một thể thơ khá phổ biến và quen thuộc trong phong trào Thơ mới, mỗi câu gồm 8 chữ; 2 hoặc 4,6,8 câu/ khổ; Nhịp chủ yếu là 3/2/3, 3/5. - Yêu cầu HS đọc 1 số chú thích khó trong SGK. +“ Câu thơ của thân phụ tôi”àGV nói thêm: Đó là câu thơ của thân phụ nhà thơ Nhớ về quê hương tác giả nhớ đến người cha thân yêu… + ghe, tuấn mã - GV giải thích thêm: + Cánh buồm vôi: Cánh buồm bằng vải màu trắng như vôi. + Phăng mái chèo: Mái chèo quạt nước nhanh, mạnh… * Hoạt động 3. GV hướng dẫn HS đọc: Giọng nhẹ nhàng, trong trẻo, chú ý ngắt nhịp đúng. GV đọc mẫu, 2 – 3 HS đọc. Lớp nhận xét, GV sửa cách đọc. ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì. HS: Độc lập suy nghĩ, trình bày,lớp bổ sung, GV sửa chữa. - Yêu cầu HS đọc lại 8 câu thơ đầu. ? Trong kí ức nhà thơ, làng quê mình được hiện lên như thế nào? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu ấy. HS: Chú ý vào 2 câu thơ đầu ? Cảnh đoàn thuyền cùng dân chài ra khơi đánh cá được hiện lên như thế nào? HS: Phát hiện, trả lời. ? Niềm vui khi đi chinh phục biển và khí thế ra khơi của bà con dân chài được thể hiện qua các hình ảnh tiêu biểu nào? HS: Các hình ảnh đáng chú ý: con thuyền, cánh buồm và mái chèo đầy ấn tượng. - GV: Các em chú ý vào 4 câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” - GV đặt câu hỏi: ? Để miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng ra sao. HS: Suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.GV sửa chữa. GV: Đối với người dân chài, sau mỗi chuyến ra khơi là niềm mong ngóng, chờ đợi, hi vọng…Nhìn từ xa, cánh buồm trắng giương cao trở về thể hiện chuyến đi bình an, may mắn.Nó trở thành linh hồn của làng. GV hỏi thêm : ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ loại của tác giả trong những câu thơ trên. HS: Phát hiện GV: Với việc sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ: hăng, phăng, vượt, rướn, góp gió… đã làm nổi bật sức mạnh,niềm tin tưởng tự hào vào khí thế ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. ? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và khí thế ra khơi của bà con làng chài qua khổ thơ trên. HS: Độc lập suy nghĩ, rút ra ý nghĩa khái quát. GV chốt ý à HS ghi bảng - Yêu cầu HS đọc lại 8 cât tiếp. - GV chiếu hình ảnh: Cảnh đoàn thuyền trở về bến.HS chú ý quan sát. GV hỏi: ? Không khí bến cá khi đoàn thuyền trở về được tái hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về chuyến ra khơi này. HS: Phát hiện, trình bày ? Vì sao câu thơ: “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” được đặt trong ngoặc kép. HS: Câu thơ được đặt trong dấu ngoặc kép là để trích nguyên văn lời cảm tạ trời yên biển lặng cho dân chài trở về an toàn, cho chuyến ra khơi thắng lợi. GV nói thêm: Sự cầu mong và niềm tin thánh thiện “nhờ ơn trời”ấy đã biểu lộ những tấm lòng mộc mạc, hồn hậu của những con người suốt đời gắn bó với biển, vui sướng, hoạn nạn cùng biển. Ta tưởng như câu ca dao, dân ca đã thấm sâu vào hồn thơ Tế Hanh: “Ơn trời mưa nắng phải thì…” ? Hình ảnh người dân chài và con thuyền được khắc họa như thế nào? HS: Độc lập phát biểu. - HS đọc lại 2 câu thơ à ? Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong 2 câu thơ trên? Nêu tác dụng của nó. HS: Phát hiện, trả lời. - Gv bình thêm: Con thuyền được nhân hóa với nhiều yêu thương.Vần thơ giàu cảm xúc mang nhiều triết lí về lao động trong thanh bình. Chữ “nghe” (nghe chất muối ) thể hiện sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế và thi vị.Bến quê trở thành một mảnh tâm hồn của đứa con li hương… ? Cảm nhận về bức tranh lao động của bà con dân chài. HS: Khái quát. - Gv chốt lại ý cơ bản của phần 2. - Yêu cầu HS đọc 4 câu cuối. Chú ý câu thơ cuối đọc giọng thật thiết tha, bồi hồi. ? Nhớ về làng quê mình, nhà thơ Tế Hanh đã nhớ những gì? Tại sao tác giả lại nhớ nhất cái mùi nồng mặn của quê mình. HS: Độc lập suy nghĩ, trả lời. GV khái quát ý cơ bản. ? Qua đó em thấy tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương mình như thế nào. HS: Độc lập phát biểu. GV chốt lại. ? Sau khi học xong bài thơ này, nhớ về quê hương của mình em nhớ nhất hình ảnh nào? Tình cảm của em đối với quê mình ra sao. HS: Trả lời tự do GV liên hệ giáo dục thêm. *Hoạt động 4: Thảo luận 3’ GV chiếu câu hỏi Câu 1: Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình? Câu 2: Nhà thơ Tế Hanh đã tái hiện bức tranh trong sáng về miền biển – quê hương ông. Vậy muốn bảo vệ được bức tranh tươi đẹp ấy chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với môi trường biển của Việt Nam? Sau khi thảo luận xong, các nhóm đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt Trả lời: Câu 1 -Lời thơ bình dị, gợi cảm, sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hoá, ẩn dụ sáng tạo và độc đáo -Phương thức biểu cảm trữ tình Câu 2: Môi trường biển hiện nay đang bị ô nhiễm bởi ý thức của con người. Chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên giàu có của biển cả. Ngay bây giờ, bằng những hành động thực tiễn hãy cùng nhau bảo vệ môi trường biển ngày càng trong lành hơn * Hoạt động 5. ? Em hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. HS: Khái quát theo ý hiểu. - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ. I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả -tác phẩm a.Tác giả - Tế Hanh ( 1921 – 2009 ), quê ở Quảng Ngãi. - Thơ của ông trước và sau Cách mạng tháng Tám gắn bó tha thiết với làng quê. Ông viết về quê hương bằng tình cảm chân thành, đằm thắm nhất. - Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật. b. Tác phẩm: - Bài thơ Quê hương được rút trong tập nghẹn ngào ( 1939 ), đây là sáng tác mở đầu đầy ý nghĩa. 2. Thể thơ: - Thể thơ tám chữ. 3.Chú thích II- Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc 2. Bố cục. Chia làm 3 phần: - Phần 1: 8 câu thơ đầu :Giới thiệu chung về làng quê và cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. - Phần 2: 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá trở về bến. - Phần 3: còn lại: Nỗi nhớ làng quê biển. 3.Phân tích a. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá. -Nghề của làng:Chài lưới -Vị trí của làng: Cửa sông gần biển àKhông gian bát ngát, thời gian tính bằng “ngày sông” àBình dị, chân thật như bản chất dân làng óTình cảm trong trẻo. thiết tha, đằm thắm với quê hương -Cảnh ra khơi: Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng à Thiên nhiên đẹp, hứa hẹn chuyến ra khơi may mắn. -Dân trai tráng: Khỏe mạnh, vạm vỡ - Chiếc thuyền được so sánh với “con tuấn mã” àThể hiện khí thế ra khơi mạnh mẽ, hăng hái. - “Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” à Cánh buồm đã trở thành hình ảnh ẩn dụ độc đáo, hồn làng vốn trừu tượng trở nên cụ thể. è Khổ thơ đầu sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ đã vẻ lên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng hòa cùng không khí lao động khẩn trương, thể hiện khát vọng về ấm no và hạnh phúc của người dân chài. 2. Cảnh thuyền cá trở về bến: - Cảnh dân làng đón thuyền cá trở về bến: Ồn ào, tấp nập à diễn tả không khí đông vui, náo nhiệt. Hình ảnh “cá đầy ghe” à Cho thấy chuyến ra khơi may mắn, thuận lợi. - Người dân chài: “làn da ngăm rám nắng”. “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” àToát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi, mộc mạc, đặc trưng của người dân chài. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” - Con thuyền được nhân hóa độc đáo, trở thành một tâm hồn tinh tế, đang nằm lắng nghe chất mặn mòi của biển. è Khổ thơ vẽ lên một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui của bà con làng chài khi đón đoàn thuyền trở về. 3. Nỗi nhớ làng quê biển - Nhớ: Màu nước xanh; màu cá bạc, màu vôi của cánh buồm; mùi mặn nồng…Nỗi nhớ đa dạng: màu sắc, cảnh vật, thấp thoáng con thuyền kết đọng lại mùi vị đặc trưng của làng chài è Tình cảm gắn bó sâu lặng với quê hương III. Tổng kết. Quê hương Nội dung Nghệ thuật Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đặc sắc Dùng từ ngữ điêu luyện, giọng văn giản dị, trong sáng Bức tranh quê hương tươi sáng Tình cảm quê hương thiết tha của tác giả III. Kiểm tra hoạt động nhận thức.( 5’) Tiến hành bằng hình thức trắc nghiệm BÀI TẬP 1 Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người quê hương ông. ( Hãy chọn đáp án đúng nhất) A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương. C. Gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông. D. Cả A, B, C đều sai. BÀI TẬP 2 Nghệ thuật tiêu biểu nào được sử dụng trong bài thơ ? ( Hãy chọn đáp án đúng nhất) A. So sánh, sử dụng từ ngữ có chọn lọc. B. Ẩn dụ kết hợp với miêu tả. C. Nhân hoá kết hợp với biểu cảm. D. So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, miêu tả kết hợp cách sử dụng từ ngữ giản dị, lời thơ trong sáng. IV. Hướng dẫn về nhà, ( 3’) a.Bài cũ : 1. Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ. 2. Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 3. Sưu tầm một số bài thơ nói về chủ đề quê hương. b.Chuẩn bị bài mới. 1. Đọc hiểu văn bản :Khi con tu hú 2. Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu

File đính kèm:

  • docGIAO AN DU THI -LƠP 8- QUE HƯƠNG.doc
  • pptGIAO AN DỰ THI-văn Nhàn.ppt