I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp HS
- Có những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của
người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể
hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, bay bổng với thể thơ lục bát giản dị mà tha
thiết.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị
giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần thơ; thấy
được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả bài thơ này.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu tự do, yêu hòa bình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tìm hiểu về tập thơ “Từ ấy”, chân dung Tố Hữu
2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và nêu nội
dung, nghệ thuật của bài thơ?
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 76: Văn bản "Khi con tu hú" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 7/1/2020
8B- 7/1/2020
Tiết 77: Văn bản
KHI CON TU HÚ
(Tố Hữu)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Giúp HS
- Có những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu.
- Cảm nhận được tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của
người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể
hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, bay bổng với thể thơ lục bát giản dị mà tha
thiết.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị
giam giữ trong ngục tù.
- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần thơ; thấy
được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả bài thơ này.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu tự do, yêu hòa bình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tìm hiểu về tập thơ “Từ ấy”, chân dung Tố Hữu
2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, khăn trải bàn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
H. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và nêu nội
dung, nghệ thuật của bài thơ?
b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
Nhà thơ Tố Hữu không còn xa lạ với các em biết từ những năm học trước các
em đã biết đến một chú bé liên lạc nhanh nhẹn trong bài thơ “Lượm” của ông. Tiết
học này, các em được học bài thơ “Khi con tu hú” một bài thơ được ông sáng tác
trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt ở chốn lao tù. Vậy qua bài thơ này Tố Hữu
muốn giãi bày tâm trạng gì, tình cảm gì, chúng ta đi vào tìm hiểu bài thơ.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả - Văn bản.
- GV giới thiệu chân dung tác giả Tố
Hữu.
H: Nêu những hiểu biết của em về
nhà thơ Tố Hữu?
- GV nhấn mạnh: Ông giác ngộ lí tưởng
cách mạng khi đang học ở trường Quốc
học. Tháng 4/1939, Tố Hữu bị thực dân
Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ
(Huế). Sau đó chuyển sang nhà tù Lao
Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù ở Tây
Nguyên. Sau cách mạng, ông đảm
nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong
Đảng và chính quyền đồng thời vẫn
sáng tác thơ. Ở ông có sự thống nhất
đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc
đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của
thơ ca cách mạng và kháng chiến.
H: Kể tên một số tác phẩm chính của
nhà thơ?
H: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh
nào?
- GV nêu yêu cầu đọc:
+ 6 câu đầu: giọng vui, náo nức, phấn
chấn
+ 4 câu cuối: giọng bực bội, nhấn mạnh
các động từ, các từ ngữ cảm thán: hè ôi!
làm sao, chết uất thôi.
- GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc.
- HS nhận xét cách đọc.
- GV nhận xét, uốn nắn.
H: Em biết gì về loài chim tu hú?
- GV mở rộng:
+ bầy: đàn
+ lúa chiêm: loại lúa cấy vào tháng 11-
12, gặt vào tháng 4-5.
+ rây: chuyển, ngả (màu)
H: Bài thơ được viết theo thể thơ
nào?
H: Xác định phương thức biểu đạt
chính của mỗi đoạn và toàn bài?
- Đ1: Miêu tả
- Đ2: Biểu cảm.
H: Theo em bài thơ được chia làm
a. Tác giả:
- Tố Hữu - Nguyễn Kim Thành (1920 -
2002), quê Thừa Thiên- Huế.
- Là nhà thơ lớn, tiêu biểu của thơ ca
cách mạng Việt Nam.
- Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm
1996.
b. Văn bản:
Sáng tác khi tác giả bị bắt giam ở nhà
lao Thừa Phủ, được in trong tập “Từ ấy”-
tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.
2. Đọc - tìm hiểu chú thích.
a. Đọc.
b. Chú thích (Sgk)
3. Thể thơ: Lục bát
4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết
hợp với miêu tả.
5. Bố cục: 2 phần
mấy phần? Nêu nội dung của từng
phần?
- Phần 1: 6 câu đầu: Cảnh mùa hè.
- Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng người
tù.
- HS đọc lại 6 câu thơ đầu
H: Cảnh mùa hè được nhà thơ phác
họa qua những âm thanh nào?
H: Em có nhận xét gì về những âm
thanh đó?
H: Mùa hè được gợi tả qua những
dấu hiệu điển hình của không gian
nào?
H: Em có nhận xét gì về không gian
đó?
H: Những màu sắc nào được nhắc
tới?
H: Hương vị thiên nhiên được nhà
thơ cảm nhận như thế nào?
Gv: Hình ảnh nào nổi bật trong không
gian bao la thoáng đãng đó là:Đôi con
diều sáo lộn nhào tầng không.
H: Từ loại nào được sử dụng trong
những hình ảnh trên? Tác dụng?
Gv sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn 4phút
H: Cảnh tượng mùa hè có được miêu
tả trực tiếp hay không? Vì sao?
- Không vì người tù trong phòng giam
không thể tiếp xúc với mùa hè nhiều góc
độ như vậy.
H: Vậy nó được cảm nhận bằng giác
quan nào?
- Tác giả cảm nhận sức sống của mùa hè
bằng sự lắng nghe
H: Qua sự cảm nhận đó, em có nhận
xét gì về tâm hồn người tù lúc bấy
giờ?
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Cảnh mùa hè.
- Âm thanh:
+ Tu hú gọi bầy.
+ Ve ngân.
+ Sáo diều.
-> Đặc trưng của mùa hè: rộn rã, tươi vui,
náo nức.
- Không gian: + đầy sân nắng đào
+ Trời xanh – rộng, cao
-> bao la, thoáng đãng.
- Màu sắc:
+ xanh.
+ vàng
-> màu sắc rực rỡ
- Hương vị: Lúa đương chín.
Trái cây ngọt dần.
-> Hương vị ngọt ngào
-> Nghệ thuật: Phép liệt kê, điệp ngữ, sử
dụng động từ, các tính từ chỉ màu sắc
=> Bức tranh mùa hè rộn rã âm thanh,
rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu
trời khoáng đạt, tự do.
- Người tù cách mạng trẻ tuổi có sự cảm
nhận tinh tế, mãnh liệt, một con người có
tình yêu thiên nhiên, yêu tự do tha thiết.
- HS đọc lại khổ thơ cuối.
H: Tâm trạng của người tù được thể
hiện qua những dòng thơ nào?
H: Em có nhận xét gì về nhịp điệu câu
thơ và cách sử dụng từ ngữ của tác
giả trong những câu thơ trên?
H: Qua đó thể hiện tâm trạng và khát
khao gì của người tù?
Gv sử dụng kĩ thuật"Khăn trải bàn" 4
phút
H: Tiếng chim tu hú được nhắc lại
mấy lần? Sự nhắc lại ấy có ý nghĩa gì?
- 2 lần:
+ Tu hú gọi bầy -> báo hiệu mùa hè, gọi
bạn.
+ Tu hú cứ kêu: Thôi thúc giục giã,
tiếng gọi tha thiết của tự do.
- GV: Cứ kêu nghĩa là tiếng gọi tự do
không bao giờ thôi. Nghĩa là ý trí vượt
ngục luôn luôn thường trực trong tâm
hồn người tù cách mạng.
H: Qua đó em cảm nhận như thế nào
về tâm hồn của tác giả?
- Tác giả là người luôn tràn đầy nhiệt
huyết sống, khao khát sống, khao khát
tự do.
H: Nêu những đặc sắc về nghệ thuật
của bài thơ?
H: Từ đó em cảm nhận được điều gì
về nội dung của bài thơ?
- HS đọc ghi nhớ sgk.
H: Bài thơ có ý nghĩa gì?
2. Tâm trạng của người tù.
- Ta nghe..
Muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao chết uất thôi.
-> cách ngắt nhịp bất thường 6/2(câu 8)
3/3 (câu 6). Sử dụng câu cảm thán và các
động từ mạnh.
=> Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt
và niềm khát khao cuộc sống tự do cháy
bỏng của người tù
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
+ Thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt
mà, uyển chuyển.
+ Lựa chọn hình ảnh thơ đầy ấn tượng để
biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi sôi nổi,
mạnh mẽ.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ,
liệt kê,...
2. Nội dung:
Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc
sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng
của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh
tù đày.
3. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lý
tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ
tuổi trong hoàn cảnh ngục tù.
Hs đọc ghi nhớ: sgk
H: Nhan đề bài thơ có ý nghĩa gì?
Hãy đặt cho bài thơ những nhan đề
khác?
- Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ
* Ghi nhớ: sgk/20
VI. Luyện tập.
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ: gợi mở cảm
xúc cho toàn bài thơ; là về phụ của một
câu trọn ý.
- Nhan đề:
Khúc hát tự do
Hè dậy trong lòng
Âm thanh bừng thức
Tiếng chim giục giã.
- Đọc diễn cảm.
* Hoạt động 3: Luyện tập (Tích hợp phần IV)
* Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà)
- Viết một đoạn văn ngắn tả quê hương em vào một ngày mùa hè
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Sưu tầm bài thơ, câu thơ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng của
các chiến sĩ cách mạng. Ví dụ: thơ của Tố Hữu: ''Đời cách mạng từ khi tôi đã
hiểu- Dấn thân ...- Là gươm ...- ... còn một nửa''.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung, nghệ thuật, phân tích lại hình ảnh thơ
trong bài.
- Chuẩn bị: Tức cảnh Pác Bó
Yêu cầu: đọc kĩ bài thơ, phân tích hình ảnh, việc làm, phong thái HCM qua các hình
ảnh thơ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_76_van_ban_khi_con_tu_hu_nam_hoc.pdf