I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những
giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm trong bài thơ của nhà thơ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: GD học sinh biết trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: đọc, chuẩn bị bài. Tìm đọc những bài thơ của Vũ Đình Liên, các
bài thơ thuộc phong trào thơ mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định: kiểm tra sĩ số lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
Đọc một đoạn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ? Cho biết nội dung (nghệ
thuật đặc sắc) của đoạn thơ đó?
b. Kiểm tra bài mới: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 75: Văn bản "Ông đồ" - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- /1/2020
8B- 2/1/2020
Tiết 75: Văn bản
ÔNG ĐỒ
(Vũ Đình Liên)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những
giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một.
- Lối viết bình dị mà gợi cảm trong bài thơ của nhà thơ.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ: GD học sinh biết trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung
Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: đọc, chuẩn bị bài. Tìm đọc những bài thơ của Vũ Đình Liên, các
bài thơ thuộc phong trào thơ mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật
- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định: kiểm tra sĩ số lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Kiểm tra bài cũ:
Đọc một đoạn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ? Cho biết nội dung (nghệ
thuật đặc sắc) của đoạn thơ đó?
b. Kiểm tra bài mới: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Bước vào thế kỷ XX, vị thế của Hán học không còn quan trọng, những nhà nho
– những người cầm bút lông đã trở nên lạc lõng trước thời cuộc, họ bị lãng quên.
Đồng cảm với số phận của những ông đồ, với một nét đẹp văn hóa Việt đang dần mai
một ... chúng ta cũng tìm hiểu bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
H: Nêu những hiểu biết của em về
tác giả?
H: Nêu xuất xứ của bài thơ?
- Hướng dẫn học sinh đọc bài: Giọng
buồn thương, nuối tiếc, u sầu, tha thiết.
Nhấn giọng ở các câu hỏi, từ ngữ miêu
tả.
- Đọc 1 đoạn.
- 3 HS đọc nối tiếp bài thơ đến hết.
- GV: Giải thích “ Ông đồ” -> Người
dạy chữ nho xưa.
H: Bài thơ được viết theo thể thơ
nào?
H: Xác định bố cục của bài thơ và
nêu nội dung chính của mỗi đoạn?
- Khổ 1, 2: Hình ảnh ông đồ xưa.
- Khổ 3, 4 : Hình ảnh ông đồ hiện tại.
- Khổ 5: Nỗi lòng tác giả.
H: Bài thơ có phương thức biểu đạt
như thế nào?
HS đọc khổ thơ 1.
H: Ý chính của khổ thơ này là gì?
-> Giới thiệu ông đồ.
H: Ông đồ thường xuất hiện vào thời
điểm nào?
H: Thời điểm đó có ý nghĩa gì?
-> Báo hiệu mùa xuân đến, mùa đẹp,
mùa vui, hạnh phúc.
H: Từ “mỗi năm”, “lại thấy” diễn tả
điều gì?
-> Thời gian lặp lại -> Viết chữ nho đã
trở thành phong tục.
H: Nhận xét về phong tục đó?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG VB
1. Tác giả - Văn bản.
a. Tác giả:
- 1913 - 1996, quê gốc Hải Dương.
- Là nhà thơ thuộc lớp trên của phong trào
thơ mới.
- Sáng tác thơ, nghiên cứu, dịch giả, giảng
dạy văn học.
b. Tác phẩm:
- Viết 1936 là bài thơ nổi tiếng nhất của
ông.
2. Đọc, tìm hiểu từ khó.
3. Thể thơ: Ngũ ngôn
4. Bố cục: 3 phần
5. PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với tự sự và
miêu tả
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
1. Hình ảnh ông đồ thời xưa.
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già...
-> Phong tục văn hoá đẹp.
H: Hình ảnh ông đồ xuất hiện giữa
mùa xuân gợi lên cảnh tượng như
thế nào?
- HS: Đọc khổ thơ thứ 2, nêu ý chính.
-> Ông đồ viết chữ.
H: Tài viết chữ của ông được gợi tả
qua các chi tiết nào?
H: Tác giả sử dụng NT gì?
H: Em hình dung như thế nào về nét
chữ của ông đồ?
H: Nét chữ đó cho thấy ông đồ là
người ntn?
H: Mọi người có biểu hiện như thế
nào đối với nét chữ của ông đồ?
H: Biểu hiện đó nói lên thái độ gì của
mọi người đối với ông đồ?
H: Qua 2 khổ thơ em cảm nhận
được ông đồ và chữ nho có vị trí như
thế nào ở thời xưa?
H: Em cảm nhận được cảm xúc của
tác giả đối với ông đồ và nét văn hoá
phong tục Việt Nam.
- Đọc khổ thơ thứ 3.
H: Biện pháp nghệ thuật nào đã
được sử dụng ở đây?
H: NT ấy cho thấy cảnh tượng lúc
này ntn?
GV: Thời gian cứ trôi: Một sự biến đổi
lớn đã xảy ra. Ông đồ mất khách, thú
chơi câu đối, chơi chữ Hán cứ giảm
dần giảm dần theo mỗi năm.
H: Cảnh tượng ấy tiếp tục được tác
giả diễn tả qua những hình ảnh nào?
H: BPNT nào được tác giả sử dụng ở
đây?
H: Nhận xét của em về hình ảnh ông
đồ lúc này?
-> Cảnh tượng hài hoà giữa thiên nhiên và
con người có sức gợi niềm vui.
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
-> NT: So sánh.
-> Chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng, sinh
động, cao quý.
=> Là người tài hoa, khéo léo, say mê viết
chữ.
- Bao nhiêu..khen tài.
-> Ông đồ được nhiều người quý trọng,
mến mộ.
-> Ông đồ được mọi người trọng vọng
mến mộ, yêu quý.
-> Chữ Nho được quý trọng, mến mộ. Chữ
Nho là nét đẹp văn hoá dân tộc.
2. Hình ảnh ông đồ hiện tại.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
-> NT: điệp ngữ, câu hỏi tu từ
-> Cảnh tượng vắng vẻ, thê lương.
- Giấy đỏ buồn không thắm.
- Mực đọng trong nghiên sầu
- Ông đồ vẫn ngồi đấy
- Qua đường không ai hay
-> NT: Nhân hoá.
-> Ông đồ đã bị lãng quên trong con mắt
mọi người, lúc này ông trở nên cô đơn, lạc
Hs thảo luận Nhóm bàn đôi 4 phút
GV: Giấy đỏ cả ngày, cả tuần phơi mặt
ra phố hứng bụi mà chẳng 1 lần nhận
lấy những nét bút tung hoàng nên buồn
bã, nhợt nhạt đi. Mực mài sẵn đã lâu
không được động bút vào đã đọng
thành khối. Đó là bao nỗi sầu tủi kết
đọng, hoà cùng với mực mài nước mắt.
Đó cũng chính là nỗi sầu tủi của giấy
của mực, của nghiên, của bút và của
ông đồ.
Đường phố vẫn đông người qua lại
nhưng không còn ai biết đến sự có mặt
của ông đồ, ông vẫn cố bám lấy cuộc
đời, vẫn muốn có mặt với cuộc đời
nhưng cuộc đời đã lãng quên ông.
H: Hai câu thơ: “Lá vàng.bụi
bay” tả cảnh hay tả tình?
H: Lá vàng rơi gợi lên cảnh tượng
gì?
H: Mưa bụi bay gợi lên điều gì?
H: 2 câu thơ gợi lên điều gì?
GV: Lá vàng rơi mà lại rơi trên giấy
dành để viết câu đối của ông đồ. Vì
ông ế khách và bỏ mặc không có nhu
cầu nhặt lá vàng. Mưa bụi, mưa xuân
nhè nhẹ, phân phất li ti chứ không phải
mưa to gió lớn hay mưa dầm rả rích
vậy mà vẫn ảm đạm lạnh lùng buốt giá.
- HS: Đọc đoạn 5.
H: Tác giả gọi ông đồ bằng những từ
ngữ nào?
H: Em có nhận xét gì về cách thay
đổi, cách gọi?
H: Cách mở đầu và kết thúc bài thơ
có gì đặc biệt?
H: Ông đồ xưa với ông đồ già có gì
khác nhau và giống nhau?
“Những người muôn năm cũ” là
những ai?
H: Nghệ thuật gì được sử dụng trong
2 câu cuối? Thể hiện nỗi niềm gì của
lõng và trơ trọi giữa dòng đời tấp nập.
- Lá vàng.bụi bay.
->NT: Tả cảnh ngụ tình.
+Lá vàng rơi gợi sự tàn tạ.
+Ngoài trời.bay: Sự lạnh lẽo buốt giá.
=> Sự sụp đổ, tàn tạ, ảm đạm, buồn bã, thê
lương của ông đồ.
3. Nỗi lòng tác giả.
- L1: Ông đồ già.
- L2: Ông đồ.
- L3: Ông đồ xưa.
- > Hình ảnh ông đồ thay đổi, biến thiên
theo thời gian.
- Mỗi năm hoa đào nở >< năm nay đào lại
nở.
- Lại thấy ông đồ già >< không thấy ông
đồ xưa.
Những nười muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
-> NT: Câu hỏi tu từ.
tg?
H: Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ?
H: Nội dung chính của bài thơ?
H: Ý nghĩa của bài thơ?
Hs đọc ghi nhớ sgk.
-> Nỗi niềm nuối tiếc sâu xa.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật.
+ Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại.
+ Xây dựng những hình ảnh đối lập, gợi
cảm.
+ Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả.
2. Nội dung.
- Khắc họa hình ảnh ông đồ, bài thơ thể
hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của
ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương
chân thành trước một lớp người đang tàn
tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của
nhà thơ.
3. Ý nghĩa văn bản
- Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể
hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn
hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
* Ghi nhớ: sgk/10
* Hoạt động 3: Luyện tập
Học sinh đọc diễn cảm bài thơ
* Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ thời quá khứ và thời
điểm hiện tại
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Sưu tầm các bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn và các bài thơ có kết cấu đầu
cuối tương ứng ở trong chương trình Ngữ văn THCS.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc bài thơ, nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Quê hương (Tế Hanh)
+ Đọc tìm hiểu về tác giả văn bản
+ Tìm hiểu nội dung theo câu hỏi sgk.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_75_van_ban_ong_do_nam_hoc_2019_20.pdf