Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 56: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức:

HS nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

2. Kĩ năng:

- Biết sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết văn bản.

- Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

3. Thái độ:

Có ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong tạo lập văn bản.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung

Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn sgk.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật

- Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ.

a. Kiểm tra bài cũ:

H: Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào? Đặt 2 câu

ghép?

What are the relationship between the sentences in the compound sentence?

Put 2 compound sentences?

b. Kiểm tra bài mới:

Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 56: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8A- 14/11/2019 8B- 15/11/2019 Tiết 56: Tiếng Việt DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: HS nắm được công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm trong khi viết văn bản. - Sửa lỗi về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong tạo lập văn bản. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù Năng lực đọc, nói, nghe, viết, tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn sgk. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra đầu giờ. a. Kiểm tra bài cũ: H: Giữa các vế trong câu ghép có những mối quan hệ ý nghĩa nào? Đặt 2 câu ghép? What are the relationship between the sentences in the compound sentence? Put 2 compound sentences? b. Kiểm tra bài mới: Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Trong khi viết đôi khi các em thường sử dụng các dấu câu như: Dấu chấm, dấu phấy, dấu hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép. Vậy công dụng của dấu ngoặc đơn là gì? Dấu hai chấm có công dụng gì cô trò ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm Hs: Đọc ví dụ SGK H: Ở ví dụ a, phần trong dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? H: Như vậy dấu ngoặc đơn ở đây có công dụng gì? H: VD b phần trong dấu ngoặc đơn dùng để làm gì? Hs: Thuyết minh một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi tên một con kênh... giúp người đọc hình dung rõ đặc điểm của con kênh này. H: Phần trong dấu ngoặc đơn ở ví dụ C có ý nghĩa gì? H: Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì nghĩa cơ bản trong những đoạn trích có thay đổi không? Hs: Nội dung ý nghĩa không thay đổi. →Tuy nhiên có công dụng nhấn mạnh ý giúp người nghe, người đọc hiểu rõ hơn. H: Vậy phần trong dấu ngoặc đơn được gọi chung là gì? H: Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết dấu ngoặc đơn có công dụng gì trong khi tạo lập văn bản? Hs: Trình bày Gv: Khái quát nội dung ghi nhớ Hs: Đọc ghi nhớ 1. Bài tập nhanh: Phần nào trong các câu sau có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn? Tại sao? a. Nam, lớp trưởng lớp 8B có 1 giọng hát thật tuyệt vời. b. Mùa xuân - mùa đầu tiên trong một năm - cây cối xanh tươi mát mắt c. Bộ phim Trường Chinh do Trung Quốc sản xuất rất hay. H: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong mỗi đoạn trích? Hs: Trình bày ý kiến a. Giải thích. b. Thuyết minh. c. Bổ sung. GV lưu ý cho học sinh: + Dấu ngoặc đơn tương đương với dấu I. DẤU NGOẶC ĐƠN 1. Ví dụ: SGK/134 - Ví dụ a: (những người bản xứ) -> làm rõ ngụ ý, họ: chỉ ai. -> Đánh dấu phần giải thích. - Ví dụ b: (ba khía là... rất ngon) -> Đánh dấu phần thuyết minh. - Ví dụ c: (701- 762) -> bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của Lý Bạch. -> Đánh dấu phần bổ sung. => Phần trong dấu ngoặc đơn là phần chú thích. 2. Ghi nhớ 1: SGK/134. . gạch ngang, dấu phẩy khi đánh dấu phần chú thích. Gv: Gọi học sinh đọc ví dụ. H: Dấu hai chấm ở mỗi VD được dùng để làm gì? H: Nhận xét cách trình bày phần sau dấu hai chấm ? Cách đọc ? Có thể bỏ phần sau dấu 2 chấm được không? Vì sao? -> Viết hoa khi báo trước 1 lời thoại (đi kèm dấu gạch ngang), lời dẫn trực tiếp (đi kèm dấu ngoặc kép) - Có thể không viết hoa khi giải thích 1 nội dung - đọc nhấn mạnh, ngắt hơi. - Phần lớn là không bỏ được vì phần sau là ý cơ bản (so sánh với dấu ngoặc đơn). H: Qua tìm hiểu VD, em hãy cho biết dấu hai chấm có những công dụng gì trong khi viết? Hs: Trình bày GV: Khái quát lại. HS: Đọc ghi nhớ. Bài tập nhanh: Thêm dấu hai chấm vào các câu sau cho đúng ý định của người viết. a. Nam khoe với tôi rằng ''Hôm qua nó được điểm 10'' → thêm sau rằng: b. Người Việt Nam nói ''Học thầy không tày học bạn'' → nói: II. DẤU HAI CHẤM. 1. Ví dụ: Sgk/135 - VD(a): đánh dấu, báo trước sự xuất hiện của lời đối thoại. - VD(b): đánh dấu, báo trước sự xuất hiện của lời dẫn trực tiếp. - VD(c): đánh dấu báo trước phần giải thích. 2. Ghi nhớ 2: Sgk/135 * Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: Sgk /135 Hs: Đọc xác định yêu cầu bài tập Hs làm bài cá nhân, trình bày ý kiến. Hs: Trình bày ý kiến, nhận xét. Gv: Chuẩn xác. a. Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư. b. Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn. c. Dấu ngoặc đơn được dùng ở hai chỗ ở vị trí thứ nhất đánh dấu phần bổ sung,ở vị trí thứ hai đánh dấu phần thuyết minh những phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì? Bài 2: Sgk/136 HS: Đọc - Nêu yêu cầu bài tập 2. Hs: Thảo luận nhóm bàn-> trả lời miệng. Hs nhận xét. Gv: Nhận xét -> kết luận. a. Báo trước phần giải thích: họ thách nặng quá. b. Báo trước lời đối thoại (của dế Choắt với dế Mèn) và phần thuyết minh (Nội dung mà dế Choắt khuyên dế Mèn) c. Báo trước phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào Bài 3: sgk/137 HS: Đọc - Nêu yêu cầu bài tập 3. Hs: Thảo luận nhóm bàn-> trả lời miệng. Hs nhận xét. Gv: Nhận xét -> kết luận. Có thể bỏ dấu hai chấm ở đoạn trích ở SGK được, nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không được nhấn mạnh bằng. Bài 4: Sgk/137 H: Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao? Hs làm bài cá nhân Hs trình bày, nhận xét. Gv nhận xét. a. Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được. Khi thay như vậy nghĩa của câu cơ bản không thay đổi nhưng nếu người viết đặt trong dấu ngoặc đơn thì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng kèm thêm chứ không thuộc phần nghĩa cơ bản của câu như khi phần này đặt sau dấu hai chấm (:). b. Nếu viết lại “Phong Nha gồm: Động khô và Động nước” thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích. Chỉ trong những trường hợp bỏ phần do dấu hai chấm đánh dấu mà phần còn lại vẫn có sự hoàn chỉnh về nghĩa thì dấu hai chấm mới có thể thay được bằng ngoặc đơn. Bài 5: sgk/137: Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm. a. Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn là sai vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp. b. Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu. Bài 6: sgk/137 H: Hs viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm phù hợp. - 2 HS lên bảng. - HS còn lại làm ra nháp. - HS nhận xét -> sửa. - GV kết luận, cho điểm. Một trong những vấn đề thời sự nóng hổi hiện nay là sự gia tăng dân số. Khi tìm hiểu việc tăng dân số của các nước (qua) Hội nghị Cai-rô ở Ai Cập, ta thấy với tốc độ sinh đẻ như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa con người không còn chỗ ở, không thể đảm bảo được đời sống (vì thiếu lương thực, thực phẩm). Vì vậy, mọi người phải hiểu sâu sắc một điều: sinh đẻ có kế hoạch là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. Đây là một vấn đề sống còn của nhân loại. * Hoạt động 4: Vận dụng (ở nhà) - Gọi hs lên bảng đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc đơn. - Gọi hs lên bảng đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm. - Viết một đoạn hội thoại, trong đó có sử dụng dấu hai chấm. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (ở nhà) * Tìm trong các văn bản đã học các câu, đoạn, bài văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học thuộc ghi nhớ. - Nắm chắc công dụng của 2 loại dấu. - Soạn bài: Dấu ngoặc kép. + Đọc các ví dụ SGK và trả lời câu hỏi. + Làm các bài tập phần luyện tập ra nháp.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_56_dau_ngoac_don_va_dau_hai_cham.pdf
Giáo án liên quan