Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 93 đến 98 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Học sinh biết cách dùng cấc kiểu câu để thực hiện hành động nói.

2. Kĩ năng: Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hành động nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

4. Định hướng năng lực.

a, Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu tiếng Việt

b, Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư

duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, tích hợp với Các kiểu câu phân loại theo mục

đích nói, với một số văn bản đã học

2. Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câc câu hỏi trong sgk

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT :

1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra 15 phút

pdf14 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 38 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 93 đến 98 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/5/2020 Ngày giảng: 25/5/2020 Tiết 93 Tiếng việt. HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:Học sinh biết cách dùng cấc kiểu câu để thực hiện hành động nói. 2. Kĩ năng: Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng hành động nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 4. Định hướng năng lực. a, Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu tiếng Việt b, Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, tích hợp với Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, với một số văn bản đã học 2. Học sinh: Đọc văn bản và trả lời câc câu hỏi trong sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra 15 phút 1. Đề bài: Câu 1: Hành động nói là gì? Nêu những kiểu hành động nói thường gặp? Câu 2: Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong những câu sau? a. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy: - Đi thôi con. b. Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ! c. Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: - Bác trai đã khá rồi chứ? 2. Đáp án, biểu điểm: Câu 1: (4đ ) - Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. ( 2đ) - Những kiểu hành động nói thường gặp: (2đ) . + Hỏi, trình bày, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc Câu 2: ( 6 đ) - Chỉ ra được các hành động nói và xác định được mục đích của mỗi hành động nói. Mỗi câu đúng được 2đ + Đi thôi con. -> Hành động điều khiển + Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!-> Hành động bộc lộ cảm xúc + Bác trai đã khá rồi chứ? -> Hành động hỏi 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Cho HS diễn đoạn tiểu phẩm (Lời đối thoại): - Lan: Trời hôm nay nóng quá. Mai mở giúp mình cánh cửa? - Mai: Được thôi... ?Em có nx gì về lời nói của Lan. - Gv giới thiệu bài... HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, hoạt động nhó - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, tư duy... - Cho hs đọc VD trong sgk - YC HS đánh số TT từng câu * TL nhóm: 5 nhóm (5 phút) ? Xác định kiểu câu cho các câu trên ? Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp. ? Từ mục đích nói, hãy xác định các kiểu hành động nói cho từng câu - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Nhận xét chung- Chuẩn xác trên bảng phụ ? Nhận xét về cách thực hiện của các hành động nói trên - GV chốt cách dùng trực tiếp, cách dùng gián tiếp ? Em hiểu thế nào là cách dùng trực tiếp, cách dùng gián tiếp ? Vậy có mấy cách thực hiện hành động nói - Chuẩn xác, chốt ghi nhớ - YC HS đọc * TL cặp đôi: 3 phút. ? Hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết. I. Cách thực hiện hành động nói 1. Ví dụ: - Kiểu câu: câu trần thuật - Mục đích nói Câu Mục đích 1 2 3 4 5 Hỏi - - - - - Trình bày + + + - - Điều khiển - - - + + Hứa hẹn - - - - - Bộc lộ cảm xúc - - - - - - Hành động: + Câu 1,2,3: hành động trình bày + Câu 4,5: hành động điều khiển - Cách thực hiện: + Hành động 1,2,3: được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với nó -> Cách dùng trực tiếp + Hành động 4,5: thực hiện bằng kiểu câu khác -> Cách dùng gián tiếp 2. Bài học C.dùng K. câu Trực tiếp Gián tiếp N. vấn Hỏi Điều khiển, bộc lộ c.xúc C. khiến Điều khiển - Đại diện trình bày, nhận xét - Chuẩn xác trên bảng phụ T. thuật Trình bày Hứa hẹn, điều khiển, bộc lộ cảm xúc C. thán Bộc lộ c.xúc HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập - PP: Vấn đáp, hoạt động nhó - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, tư duy... * TL cặp đôi: 3phút. ? Tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong đoạn trích của chủ tịch Hồ Chí Minh ? ? Hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng. - HS TB – HS khác NX, b/s. - GV NX< chốt KT. ? Cách nói của mỗi nhân vật thường thể hiện quan hệ giữa người nói với người nghe và tính cách của người nói. - Gọi hs đọc và xác định yêu cầu của BT - Gọi hs trả lời, nhận xét - Gv hướng dẫn : nên chọn c (người nói không có mục đích hỏi mà có mục đích nhờ cậy) II. Luyện tập Bài tập 2 a) Cả 4 câu đều là câu trần thuật có mục đích cầu khiến, kêu gọi. b) ''Điều tôi mong muốn ... CM thế giới'' - Việc dùng câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình. Bài tập 3 - Các câu có mục đích cầu khiến: +... hay là anh đào giúp em ... sang... + Thôi, im cái điệu ... ấy đi. - Quan hệ, tính cách của nhân vật được thể hiện qua các HĐ nói: + DC yếu đuối hơn DM nên nói lời đề nghị 1 cách khiêm nhường, nhã nhặn. + DM thì huênh hoang và hách dịch, kiêu ngạo. Bài tập 4 - Có thể dùng cả 5 cách - Nên dùng b,e vì nhã nhặn, lịch sự hơn cả HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Thực hiện một số hành động nói theo cách trực tiếp, gián tiếp. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo * Tham khảo tài liệu về câu phân loại theo mục đích nói. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU * Học thuộc ghi nhớ; Làm bài tập 1, 5 (SGK tr72) - Chuẩn bị bài mới: Hội thoại + Tìm hiểu thế nào là hội thoại và lượt lời trong hội thoại. Ngày soạn: 24/5/2020 Ngày giảng: 26/5/2020 Tiết 94 Tập làm văn: VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận; biết cách viết đoạn văn trình bày một luận điểm theo các cách diễn dịch và quy nạp. 2. Kĩ năng - Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp; lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận; viết một đoạn văn nghị luận trình bày một luận điểm 3. Thái độ: Tích cực học tập. 4. Định hướng năng lực. a, Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập b, Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, tích hợp với văn nghị luận, Đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn. 2. Học sinh: Đọc các VD sgk và trả lời câc câu hỏi trong sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Luận điểm là gì. ? Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề nghị luận; giữa các luận điểm với nhau ntn? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Chơi trò chơi “Truyền hộp quà” (Mỗi hộp quà có một câu hỏi, HS mở hộp quà để trả lời câu hỏi) ? Kể tên các kiểu bài văn đã học? ? Nêu đặc trưng của văn nghị luận? ? Cho biết vị trí của luận điểm trong bài văn nghị luận? - Gv giới thiệu bài... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, tư duy - Y/c hs đọc VD ? Tìm luận điểm trong hai đoạn văn? I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận. 1. Ví dụ: - Luận điểm: ? Luận điểm đó được thể hiện trong câu văn nào? - GV chốt câu chủ đề ? Em hiểu câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận là gì? ? Rút ra được điều gì khi viết đoạn văn nghị luận? ? Vị trí của các câu chủ đề đó? - GV chốt đoạn văn diễn dịch, quy nạp ? Từ đó em rút ra nhận xét gì về vị trí câu chủ đề trong đoạn văn nghị luận. * TL nhóm: 5 nhóm (5 phút). ? Chỉ ra trình tự lập luận trong hai đoạn văn - Nhóm 1,2: Đoạn văn 1? - Nhóm 3,4: Đoạn văn 2? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv nhận xét chung, chốt KT. ? Vậy khi trình bày luận điểm cần chú ý điều gì? ? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. ? Cách lập luận trong đoạn văn trên có tác dụng gì? * TL cặp đôi: 3 phút. ? Nếu tác giả xếp nhận xét ''NQ đừng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu'' lên trên nhận xét ''vợ chồng địa chủ ... gia súc'' thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. ? Những cụm từ ''chuyện chó con'', + Đoạn văn 1: Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất. + Đoạn văn 2: Đồng bào ngày trước. - Luận điểm được thể hiện rõ trong câu: + ĐV1: Thật muôn đời (Câu chủ đề) + ĐV2: Đồng bào ngày trước. => Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung luận điểm trong câu chủ đề - Vị trí của câu chủ đề: + ĐV1 : cuối đoạn. -> Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp + ĐV2: đầu đoạn -> ĐV trình bày theo cách diễn dịch => Câu chủ đề thường đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn - Trình tự lập luận + Đoạn văn 1 . Các câu trên đưa ra các luận cứ về các lợi thế của thành Đại La về vị trí địa lí, địa hình, vị thế chính trị, văn hóa nhằm làm rõ luận điểm . Câu cuối: nêu luận điểm + Đoạn văn 2: . Câu đầu nêu luận điểm . Các câu sau đưa ra các luận cứ về lòng yêu nước của dân ta ở mọi lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền nhằm làm rõ luận điểm => Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận hợp lí để làm rõ luận điểm 2. Ví dụ 2 - Luận điểm: Bản chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế được thể hiện rõ qua việc mua chó. - Lập luận: tương phản-> làm nổi bật bản chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế - Nếu đảo trật tự các luận cứ thì luận điểm mờ nhạt. giọng chó má'', ''chất chó đểu'' được xếp cạnh nhau nhằm mục đích gì? - HS TB _ HS khác NX, b/s, GV NX. ? Từ đó em rút ra nhận xét gì về cách diễn đạt trong bài văn? ? Cần chú ý gì khi trình bày luận điểm trong 1 đoạn văn nghị luận? - Gv chuẩn xác, chốt ghi nhớ - Cho hs đọc ghi nhớ - Làm cho bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra rõ ràng, cụ thể; tăng sức thuyết phục cho luận điểm => Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để việc trình bày luận điểm có sức thuyết phục 2. Bài học -sgk HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tư duy, g/t, hợp tác ? Diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn, rõ. * TL cặp đôi: 3 phút. ? ĐV trình bày luận điểm gì. ? Sử dụng các luận cứ nào. - HS NX, b/s – GV NX, chốt KT. - Cho hs đọc y/c của bài tập ? Tìm luận cứ cho luận điểm? - HS trình bày – HS khác NX, b/s - Gv nhận xét chung - Sắp xếp các luận cứ - Chia lớp làm hai dãy: + Dãy 1: viết đoạn văn diễn dịch + Dãy 2: viết đoạn văn quy nạp - Mời đại diện các dãy đọc đoạn văn II. Luyện tập 1. Bài tập 1 a) Cần tránh lối viết dài dòng, khiến người đọc khó hiểu. b) Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ. 2. Bài tập 2 - Lđ: Tế Hanh là một người tinh lắm - Luận cứ: + Tế Hanh đã ghi được .... quê hương + Thơ Tế Hanh.. trao cho cảnh vật - Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến-> tạo ứng thú cho người đọc 3. Bài tập 4 - Luận cứ: + Văn giải thích viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu(1) + Giải thích càng khó hiểu, người viết càng khó đạt được mục đích(2) + Ngược lại, giải thích dễ hiểu, người đọc dễ lĩnh hội, dễ nhớ, làm theo(3) + Vì thế, văn giải thích nhất thiết phải viết sao cho dễ hiểu(4) + Viết dễ hiểu là phải viết ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với trình độ người đọc - Sắp xếp các luận cứ: 1,2,3,4,5 - Nhận xét, sửa chữa. HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng - Viết một đoạn văn ngắn triển khai luận điểm sau: Ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống của con người. HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tham khảo tài liệu về cách viết đoạn văn, đoạn văn nghị luận V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ, hoàn thành các bài tập. - Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm, chuẩn bị phần ở nhà SGK tr82 + Ôn tập lại lí thuyết + Làm các bài tập SGK Ngày soạn: 24/5/2020 Ngày giảng: 26/5/2020 Tiết 95 Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh củng cố chắc chắn hơn nữa những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm theo phương pháp diễn dịch và quy nạp. Vận dụng trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Nhận biết sâu hơn về luận điểm; tìm luận cứ, trình bày luận điểm thành thục hơn. 3. Thái độ: Tích cực học tập 4. Định hướng năng lực. a, Năng lực chung: Tự tin, tự chủ, tự lập b, Năng lực đặc thù: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Tích hợp với văn nghị luận. 2. Học sinh: Đọc các VD sgk và trả lời câc câu hỏi trong sgk III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: KT trong giờ 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: khởi động. - GV nêu tình huống có vấn đề: Có ý kiến rằng: Trong văn nghị luận có thể có luận điểm, có thể không. ? Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? -> GV dẫn vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm * Củng cố kiến thức - PP: Vấn đáp - KT: Đặt câu hỏi - NL: nhận thức, tư duy ... - Cho HS hoạt động cá nhân. ? Thế nào là luận điểm ? Hệ thống luận điểm và cách sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận ntn - HS TB – HS khác NX, b/s - GV chốt lại. I. Lý thuyết - Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm chủ trương mà người viết nêu ra trong bài. - Hệ thống luận điểm: + Luận điểm chính + Luận điểm phụ - Cách sắp xếp luận điểm: + Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, tư duy ... - YC HS đọc đề bài ? Bài làm cần làm sáng tỏ vấn đề gì ? - Cho hs đọc hệ thống luận điểm tr83 * TL nhóm: 5 nhóm (5 phút): ? Nhận xét về hệ thống luận điểm trên ? Cách sửa? - Mời một số nhóm trình bày - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV NX, chốt KT. ? Có thể dùng câu nào để giới thiệu luận điểm e? Vì sao - Cho hs trao đổi theo bàn, trả lời ? Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm được rành mạch, chặt chẽ. luận điểm nêu sau + Luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận. II. Luyện tập Đề bài: Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn. 1. Xây dựng hệ thống luận điểm - Vấn đề nghị luận: Cần phải chăm học hơn. - Nhận xét hệ thống luận điểm: + Có chỗ còn chưa chính xác: Luận điểm (a) có nội dung không phù hợp với vấn đề (lao động tốt) + Luận điểm chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ + Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí - Sửa: + Bỏ “ lao động tốt” ở luận điểm a + Thêm phương tiện liên kết ở luận điểm b: Việc chểnh mảng học tập của các bạn khiến + Bổ sung thêm luận điểm: . Đất nước rất cần những người tài, giỏi, có trình độ.(g) . Để tài giỏi, có trình độ thì cần phải chăm chỉ học tập.(h) + Sắp xếp lại: g, h, a,c, b, e, d 2. Trình bày luận điểm a. Giới thiệu luận điểm - Câu thứ hai xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm cần trình bày với luận điểm đứng trên. Hai luận điểm ấy không có quan hệ nhân - quả để có thể nối bằng ''do đó''-> Không thể sử dụng - Có thể thích câu 1 vì đơn giản, dễ làm theo hoặc câu 3 vì có giọng điệu gần gũi, thân thiết. b. Sắp xếp luận cứ - Sắp xếp như SGK là hợp lí vì các luận cứ làm rõ dần luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm - GV NX, Chuẩn xác KT. ? Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng 1 câu hỏi giống câu kết đoạn trong ''Hịch tướng sĩ'': ''Lúc bấy giờ ... ?'' theo em nên viết như thế nào. - YC HS lên viết câu kết đoạn theo hướng của bạn học sinh đó - Nhận xét ? Ngoài cách đó em có thể kết đoạn bằng cách nào nữa. - YC HS đọc một số cách kết đoạn khác - Nhận xét - YC HS viết đoạn văn quy nạp trình bày luận điểm e - Gọi một số HS đọc - Nhận xét ? Có thể đổi đoạn văn diễn dịch thành qui nạp và ngược lại không? Cần làm ntn? - YC HS về nhà chuyển đoạn văn trên thành đoạn diễn dịch rõ hoàn toàn. c. Viết kết đoạn. - VD: Lúc bấy giờ các bạn muốn vui chơi liệu có được không? d. Viết thành đoạn văn. 3. Chuyển đoạn văn diễn dịch thành quy nạp và ngược lại - Thay đổi vị trí câu chủ đề, sửa lại những câu văn sao cho mối liên kết trong đoạn trong bài không bị mất đi. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết một đoạn văn nghị luận nói về đức tính khoan dung của mẹ. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tập Viết đoạn văn nghị luận V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc bài đọc thêm trong SGK tr84 - Xem lại các bài tập đã làm kể trên. - Làm bài tập 4 SGK tr84; - Chuẩn bị viết bài số 6 - văn nghị luận. + Ôn lại văn nghị luận. + Chuẩn bị kiến thức về văn nghị luận viết bài Ngày soạn: 28/5/2020 Ngày dạy: 30/5/2020 Tiết 98 Tiếng việt. HỘI THOẠI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm vai xã hội trong hội thoại và mối quan hệ giữa các vai trong quá trình hội thoại. - Hiểu khái niệm lượt lời trong hội thoại và cách vận dụng chúng trong giao tiếp. 2. Kĩ năng: HS có kỹ năng xác định và phân tích các vai trong hội thoại 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng vai xã hội phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, Tích hợp với VB "Trong lòng mẹ", "Lão Hạc", bảng phụ, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc các VD sgk và trả lời câc câu hỏi trong sgk III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ. ? Có mấy cách thực hiện hành động nói? Là những cách nào? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động - Gv gọi 2 HS lên nói 1đoạn hội thoại. ? Tìm từ ngữ xưng hô? Nhận xét về cách xưng hô của các nhân vật trong đoạn hội thoại? - GV giới thiệu bài.... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV &HS Nội dung kiến thức trọng tâm - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, tư duy, ngôn ngữ - Cho hs đọc VD, hoạt động cá nhân. ? Đoạn trích có mấy nhân vật tham gia hội thoại ? ? Ai là vai trên, ai là vai dưới? I. Tìm hiểu khái niệm vai xã hội trong hội thoại 1. Ví dụ: a. VD1 - Trong cuộc thoại: + Vị trí của người cô với bé Hồng: vai trên + Vị trí của bé Hồng với người cô là vai - GV chốt ? Vai xã hội là gì - Chuẩn xác, chốt ghi nhớ ? Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là gì? - GV lấy thêm ví dụ: Trên một chuyến xe khách từ Hà Nội về Hưng Yên, một chàng trai quay sang hỏi một cô gái: - Xin lỗi bạn, mấy giờ rồi? - Ba giờ anh ạ. ? Xác định quan hệ giữa các nhân vật trong cuộc thoại trên ? Vậy vai xã hội được xác định bằng các quan hệ nào? Căn cứ vào đâu để xác định các mối quan hệ đó - Chuẩn xác, chốt ghi nhớ - Cho hs thảo luận theo bàn ? Cách cư xử của người cô có gì đáng chê trách? ? Phản ứng của bé Hồng ntn? ? Tìm chi tiết cho thấy nhân vật bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép ? ? Vì sao Hồng phải làm như vậy? - Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv nhận xét ? Khi tham gia hội thoại cần lưu ý gì? - Chốt ghi nhớ ? Qua tìm hiểu, cho biết vai xã hội là gì? Vai xã hội được thể hiện qua những quan hệ nào? Cần làm gì khi giao tiếp - YC HS đọc toàn bộ ghi nhớ - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: nhận thức, ngôn ngữ, tư duy - Gọi học sinh đọc ví dụ dưới -> Vị trí của người cô với bé Hồng và vị trí của bé Hồng với người cô trong cuộc đối thoại trên gọi là vai xã hội * Ghi nhớ ý 1 b. VD2 - Quan hệ giữa người cô với bé Hồng: + Quan hệ trên- dưới + Quan hệ thân thiết (cùng gia tộc) - Quan hệ giữa chàng trai và cô gái: + Quan hệ ngang hàng + Quan hệ xã giao( sơ giao) * Ghi nhớ ý 1 c. VD3 - Người cô : cư xử thiếu thiện chí, không phù hợp với quan hệ ruột thịt, không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới -> Đáng chê trách - Bé Hồng : kìm nén sự bất bình, cố giữ thái độ lễ phép vì biết mình là vai dưới phải tôn trọng người trên. * Ghi nhớ ý 2 2. Bài học: Ghi nhớ II. Lượt lời trong hội thoại 1. Ví dụ GV sử dụng phiếu học tập, HĐ nhóm ? Trong cuộc hội thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt. - Giáo viên treo bảng phụ ghi các lượt lời sau khi học sinh đã phát biểu. - Yêu cầu học sinh bổ sung. - Gv chốt ? Em hiểu thế nào là lượt lời? - Chuẩn xác, chốt ghi nhớ ? Tại sao Hồng không cắt lời người cô? ? Em rút ra được điều gì khi tham gia hội thoại? - Chuẩn xác, chốt ghi nhớ ? Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói. ? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng như thế nào? ? Khi tham gia hội thoại, nhiều khi sự im lặng cũng thể hiện điều gì? - Chuẩn xác, chốt ghi nhớ - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - Số lần nói của các nhân vật: Bà cô (6 lần) Bé Hồng (2 lần) - Hồng! Mày có muốn ... - Sao lại không vào.. - Mày dại quá ... - (cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe) - Vậy mày hỏi ... - Mấy lại rằm ... - Không! Cháu không muốn vào ... - Sao cô biết ... -> Mỗi lần bà cô hay bé Hồng nói được 1 lần trong cuộc thoại gọi là một lượt lời * Ghi nhớ ý 1- sgk - Hồng không cắt lời cô vì em muốn giữ thái độ lễ phép, sự lịch sự khi giao tiếp * Ghi nhớ ý 2 - Những lần Hồng không nói khi đến lượt mình: + Lần 1: sau lượt lời 2 của bà cô + Lần 2,3,4: sau lượt lời 4,5,6 của bà cô -> Hồng im lặng thể hiện thái độ bất bình trước lời nói thiếu thiện chí của bà cô * Ghi nhớ ý 3 2. Bài học. Ghi nhớ- sgk Hoạt động 3: Luyện tập - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tư duy, giao tiếp, hợp tác... - Cho hs đọc và xác định yêu cầu của bt - Cho hs làm việc cá nhân, trả lời - Nhận xét - Cho hs đọc và xác định yêu cầu của bt - Cho hs trao đổi trong nhóm đôi, trả lời - Nhận xét II. Luyện tập Bài tập 1 : - Nghiêm khắc: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn - Khoan dung: Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này...biết bụng ta. Bài tập 2 : a, Xét về địa vị xã hội, ông giáo có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc - Xét về tuổi tác : Lão Hạc lại có vị trí cao hơn b, Cách xưng hô : - Ông giáo : Lời lẽ ôn tồn, thân mật (nắm lấy vai ông lão, mời thuốc, uống nước, ăn khoai) Gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp 2 người: Ông con mình đó là thể hiện sự kính trọng người già, xưng tôi (quan hệ bình đẳng) c, Lão Hạc: Xưng hô: ông giáo, dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”, thể hiện sự tôn trọng, xưng hô gộp 2 người là chúng mình, cách nói xuề xoà (nói đùa thế) - sự thân tình -> Qua đó ta thấy lão Hạc có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách → phù hợp với tâm trạng và tính khí của lão Hạc Hoạt động 4: Vận dụng - Đọc lại đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, cho biết : Tại sao trong cuộc đối thoại giữa chị Dậu với tên cai lệ có sự thay đổi về vai xã hội (ông cháu, ông - tôi, mày - bà) cùng với cử chỉ “nghiến chặt 2 hàm răng”. Nhận xét vài xã hội trong đoạn trích - Từ bài học này, em rút ra được những kinh nghiệm gì khi tham gia giao tiếp Hoạt đông 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý thưởng sáng tạo - Sưu tầm những câu tục ngữ nói về kĩ năng giao tiếp - Tìm hiểu về hội thoại ; tham gia hội thoại trong đời sống. Viết đoạn hội thoại xác định: + Vai xã hội trong hội thoại + Quan hệ vai xã hội + Sử dụng lượt lời trong hội thoại + Xây dựng lượt lời khi tạo lập văn bản tự sự. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập 3, 4 (SGK tr107) - Xem trước bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu. + Đọc ví dụ + Trả lời các câu hỏi

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_93_den_98_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf