Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 48 đến 56 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS hiểu được sự bùng nổ dân số và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của

sự phát triển loài người.

- Thấy được sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu

bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn.

2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu một văn bản đề cập đến vấn đề xã hội bức thiết.

- Bước đầu biết tích hợp với tập làm văn. Vận dụng KT đã học vào bài

thuyết minh để đọc hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự.

3. Thái độ

- Ý thức được sự cần thiết của công tác kế hoạch hóa gia đình.

- Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ

4. Đinh hướng năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Bồi dưỡng năng lực ý thức tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình,

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Soạn bài và đọc thêm tài liệu tham khảo l lấy ví dụ ngoài thực tế.

- Máy chiếu. (Nếu có)

2. Học sinh

- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn ở bài trước.

- Tìm hiểu thực trạng dân số ở địa phương, gia đình (Ghi chép vào sổ)

pdf33 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 48 đến 56 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THEO MẪU MỚI Ngày giảng: 01/11/2019: 8 Tiết 48- Văn bản: BÀI TOÁN DÂN SỐ (Theo Thái An - Báo GD-TĐ) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu được sự bùng nổ dân số và gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. - Thấy được sự chặt chẽ, khả năng thuyết phục của cách lập luận bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng mà hấp dẫn. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu một văn bản đề cập đến vấn đề xã hội bức thiết. - Bước đầu biết tích hợp với tập làm văn. Vận dụng KT đã học vào bài thuyết minh để đọc hiểu, nắm bắt được vấn đề có ý nghĩa thời sự. 3. Thái độ - Ý thức được sự cần thiết của công tác kế hoạch hóa gia đình. - Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ 4. Đinh hướng năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Bồi dưỡng năng lực ý thức tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Soạn bài và đọc thêm tài liệu tham khảo l lấy ví dụ ngoài thực tế. - Máy chiếu. (Nếu có) 2. Học sinh - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn ở bài trước. - Tìm hiểu thực trạng dân số ở địa phương, gia đình (Ghi chép vào sổ) III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, động não, kĩ thuật khăn trải bàn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Qua văn bản “Ôn dịch thuốc lá” em nhận thức được điều gì? Là học sinh, em cần phải làm gì trước thực trạng đó? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV chuyển giao nhiệm vụ ? Các em hãy nêu thực trạng vấn đề dân số ở địa phương nơi mình sinh sống? - Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ - Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết GV: Hiện nay, con người chúng ta còn đang đứng trước nguy cơ nữa đó là sự bùng nổ về dân số. Vậy con người đã nhận thức được điều này từ bao giờ và đã làm gì để điều đó không xảy ra Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức trọng tâm GVHD cách đọc: rõ ràng chú ý những câu cảm thán, những số liệu, những phiên âm nước ngoài. - Giáo viên đọc mẫu đoạn: Từ đầu → sáng mắt - Gọi hai học sinh đọc đoạn còn lại. - HS nhận xét cách đọc của bạn. - GV nhận xét, khen những HS đọc tốt. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong sách giáo khoa. - Chú ý chú thích (3) cấp số nhân là ntn. - Dãy số trong đó từ số 2 trở đi mỗi số bằng số đứng trước nó nhân với một hằng số (số không đổi) gọi là công bội. - Nói thêm về 2 nhân vật Ađam và Eva đây là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa sai xuống trần gian hình thành và phát triển loài người (minh hoạ chú thích 4). ? Nêu xuất xứ của văn bản? - Trích từ báo giáo dục và thời đại chủ nhật số 28. 1995 của tác giả Thái An * Hoạt động nhóm đôi (2P) - Đại diện 1 nhóm báo cáo -> Lấy ý kiến góp ý của các nhóm khác. ? Văn bản trình bày một vấn đề xã hội vậy văn bản này thuộc kiểu văn bản nào? phương thức biểu đạt chủ yếu là gì? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc văn bản b. Tìm hiểu chú thích 2. Thể loại - Văn bản nhật dụng - Phương thức biểu đạt: Thuyết minh, lập luận ( Nghị luận) một vấn đề xã hội ? Văn bản được chia thành mấy phần? Nội dung từng phần là gì? + Phần mở đầu: Từ đầu→sáng mắt ra (giới thiệu vấn đề DS và KHHGĐ) + TB tiếp→ ô thứ 34 của bàn cờ: CM - GT vấn đề đã nêu ở mở bài + KB: lời khuyến cáo của tác giả ? Em có nhận xét gì về bố cục của bài? - Bố cục hợp lí→phù hợp với đặc trưng văn bản nghị luận - HS đọc đoạn 1 ? Vấn đề về dân số được đặt ra khi nào? - Từ thời cổ đại ? Thái độ của tác giả về vấn đề dân số này ntn? ? Điều gì đã khiến tác giả sáng mắt ra? - Tác giả sáng mắt vì tác giả hoàn toàn tin vấn đề dân số được đặt ra từ thời cổ đại. ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? ? Qua cách lập luận đó cho chúng ta biết điều gì? HS theo dõi phần 2 * HS thảo luận nhóm đôi 2’ - Các nhóm báo cáo -> tương tác ? Để chứng minh sự gia tăng dân số, tác giả đưa ra mấy luận điểm? Là những luận điểm nào? Cho học sinh phát biểu →giáo viên đưa ra bảng phụ (bảng chiếu) - 3 luận điểm tương ứng với 3 đoạn văn + Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ. + Bài toán dân số theo kinh thánh. + Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người. GV: Gọi HS đọc đoạn văn1(luận điểm 1) - Giáo viên tóm tắt câu chuyện→gọi học sinh tóm tắt bài toán cổ. + Có 1 bàn cờ 64 ô 3. Bố cục - 3 phần II. Đọc- hiểu văn bản 1. Giới thiệu về sự gia tăng dân số - Thái độ của tác giả về vấn đề dân số: + Không tin > < “Sáng mắt ra -> Lập luận tương phản, bất ngờ, lôi cuốn sự chú ý của người đọc. => Sự gia tăng dân số hiện nay đã được đặt ra từ rất lâu đời 2. Vấn đề gia tăng dân số + Đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt 2 hạt thóc. Các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi. + Tổng số thóc thu được nhiều vô kể- phủ khắp bề mặt trái đất * Thảo luận nhóm 4 (3P) - Các nhóm làm vào phiếu - Trình bày bằng phiếu nhóm - GV chốt trên bảng phụ ? Để chứng minh dân số tăng nhanh, tác giả đã lập luận ntn qua bài toán cổ và bài toán dân số theo kinh thánh? ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? (Tác giả lập luận bằng cách nào?) ? Từ cách lập luận như vậy tác giả muốn khảng định điều gì? ? Thực tế vấn đề gia tăng dân số ở địa phương em ntn? Nó có ảnh hưởng gì đến chất lượng của cuộc sống? - Học sinh liên hệ thực tế. ? Để làm sáng tỏ dân số tăng rất, tác giả đưa ra những con số nào để chứng minh? - Châu Á: Ấn độ, Nêpan,Việt Nam - Châu Phi: Ru an đa, Tadania ? Qua các con số đó, em có nhận xét gì về khả năng sinh sản của phụ nữ ? ? Em hiểu gì về tình hình kinh tế, văn hoá các nước này? - Tình trạng lạc hậu, nghèo nàn được xếp vào những nước chậm phát triển GV: Kể những câu chuyện liên quan đến dân số các nước ( Đặc biệt là châu phi) ? Để làm nổi bật thực tế sinh sản của con người, tác giả lập luận bằng cách nào? * Câu chuyện kén rể Bài toán dân số Bài toán theo kinh thánh - Khởi điểm: 1 hạt thóc - Số thóc tăng theo cấp số nhân -> Phủ kín bề mặt trái đất - Ban đầu: Chỉ có 2 người - Đến 1995: 5,63 tỉ người ô thứ 30 của bàn cờ - > Đưa ra con số cụ thể, so sánh để làm nổi bật vấn đề: gia tăng dân số là rất nhanh * Thực tế sinh sản của con người - Tỉ lệ sinh con ở phụ nữ là rất cao. -> NT: Số liệu chính xác cụ thể, lập luận chặt chẽ, thuyết phục người đọc. ? Qua đó em có nhận xét gì về thực trạng dân số thế giới và Việt Nam hiện nay? * Thảo luận nhóm 4 (3P): thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn - Các nhóm báo cáo -> tương tác ? Theo em, dân số tăng nhanh sẽ tác động như thế nào đến sự phát triển của xã hội? - KT kém phát triển -> Nghèo nàn lạc hậu -> Dân trí thấp -> Ô nhiễm môi trường ? Liên hệ địa phương của em? GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh. - Gọi học sinh đọc kết bài ? Tại sao tác giả cho rằng đó là vấn đề tồn tại hay không tồn tại của chính loài người? - Vì muốn sống con người phải có đất đai. Đất không thể sinh sôi, con người ngày một nhiều hơn, do đó muốn sống con người phải điều chỉnh hạn chế sự gia tăng dân số, đây là yếu tố sống còn của nhân loại. ? Trước tình hình bùng nổ gia tăng dân số hiện nay, tác giả đã đưa ra lời kiến nghị gì? * Hoạt động nhóm 4 (4P): Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn - Các nhóm báo cáo và tương tác. ? Đảng và nhà nước ta có những biện pháp nào hạn chế sự gia tăng dân số? - Kêu gọi mọi người thực hiện chương trình kế hoạch hoá gia đình mỗi gia đinh dừng lại ở 2 con - Ban hành pháp lệnh dân số ? Nhận xét về cách lập luận của tác giả? => Thực trạng dân số thế giới và Việt Nam: Phát triển nhanh, mất cân đối ảnh hưởng đến tương lai của các dân tộc và nhân loại. * Hậu quả của bùng nổ dân số - Nghèo đói, bệnh tập, lạc hậu 3. Lời kiến nghị của tác giả - Kêu gọi, khuyến cáo mọi người, muốn tồn tại phải hạn chế bùng nổ và gia tăng dân số. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng, kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích. ? Vấn đề mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì? ? Nêu ý nghĩa của văn bản? HS: Đọc ghi nhớ Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS ? Nêu thực trang dân số của Việt Nam hiện nay? Là học sinh các em cần phải làm gì? - HS làm việc cá nhân -> HS lên bảng trả lời -> Học sinh tương tác. - Lập luận chặt chẽ. - Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục. 2. Nội dung - Nguy cơ bùng nổ dân số của thế giới - Hạn chế tốc độ gia tăng dân số, ngăn chặn sự bùng nổ dân số để bảo vệ cuộc sống của chính mình 3. Ý nghĩa - Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại. IV. Luyện tập HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi vận dụng: Câu hỏi: Từ thực tế dân số ở địa phương, em hãy nêu các giải pháp nhằm giảm tỉ lệ tăng dân số? Em hãy kể tên một số việc làm của địa phương em để góp phần hạn chế sự gia tăng dân số? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm của học sinh và cho điểm HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV nêu nhiệm vụ cho HS về nhà làm việc cá nhân. Câu 1: Sưu tầm những cuốn sách nói về vấn đền dân số. Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về vấn đề dân số Việt Nam hiện nay? Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu ghép? Hãy gạch chân dưới câu ghép? - HS làm việc cá nhân - Học sinh có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hoặc đem về nhà làm hôm sau nộp kết quả. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm của học sinh và cho điểm V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nắm vững nội dung ý nghĩa văn bản, chú ý cách lập luận của tác giả. - Chuẩn bị bài: “ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh”. Yêu cầu: + Soạn theo câu hỏi SGK. + Xem trước khái niệm thuyết minh. + Sưu tầm một vài đoạn văn có sử dụng phương pháp thuyết minh. + Xem phần bài tập SGK. -------------------------------------- Ngày giảng: 01/11/2019: 8 Tiết 49 - Phần Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Đặc điểm của văn bản thuyết minh. - Ý nghĩa phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh. - Yêu cầu của bài văn thuyết minh (nội dung, ngôn ngữ...) 2. Kỹ năng - Nhận biết được văn bản thuyết minh và phân biệt được văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản đã học trước đó. - Trình bày các tri thức có tính khách quan, khoa học thông qua những tri thức của môn Ngưc văn và các môn khác. 3. Thái độ - Học sinh có ý thức tìm hiểu về văn thuyết minh đối với đời sống. 4. Đinh hướng năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng để tạo lập văn bản thuyết minh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Soạn bài và đọc thêm tài liệu tham khảo l lấy ví dụ ngoài thực tế. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn ở bài trước. - Sưu tầm một số ví dụ có sử dụng phương thức thuyết minh III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, động não... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Kể tên các thể loại văn bản đã học từ lớp 6 thuộc phân môn tập làm văn? đặc điểm của từng thể loại? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV chuyển giao nhiệm vụ ? Khi các em đến những khu du lịch để tham quan và hiểu được tất cả các danh thắng ở đó thì phải làm ntn? - Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ - Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết GV: Cuốn sách hướng dẫn du lịch, nhãn thuốc, giới thiệu tác giả là văn bản thuyết minh. Vậy loại văn bản này có vai trò, vị trí và đặc điểm như thế nào? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS: Đọc các văn bản SGK. ? Mỗi văn bản trình bày những vấn đề gì, giới thiệu, giải thích điều gì? * Hoạt động nhóm đôi (3p) - HS các nhóm báo cáo. - HS khác nhận xét. - GV: Nhận xét, chốt ? Vậy em thấy các văn bản này có đặc điểm chung như thế nào? ? Mục đích của các loại VB này là gì? * Thảo luận nhóm bàn (3p): - Giáo viên phát phiếu học tập. - GV đưa kết quả chuẩn và yêu cầu các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. ? Em thường gặp các loại văn bản đó ở đâu? - Trong thực tế cuộc sống khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện ...) ? Kể tên 1 số văn bản cùng loại mà em đã học, đã đọc? - Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử. I. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh 1. Ví dụ SGK - VD1: Trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định, gắn bó với dân Bình Định. - VD2: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh. - VD3: Giới thiệu Huế là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng. * Đặc điểm - Cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân về một sự vật, hiện tượng trong đời sống - Phương thức: trình bày, giới thiệu, giải thích. * Mục đích - Giúp người đọc, người nghe hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn, chính xác về sự vật, sự việc, hiện tượng - Thông tin về ngày trái đất năm 2000. - Ôn dịch thuốc lá. Hoặc: Các tờ giấy thuyết minh đồ vật, bài giới thiệu về 1 tác phẩm VH... ? Nhận xét về ngôn ngữ, cách diễn đạt? * Hoạt động nhóm bàn (2P) - Đại diện một nhóm báo cáo -> Các nhóm khác nhận xét. - Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn (có thể sử dụng số liệu) GV: Chốt: Các văn bản trên là văn bản thuyết minh ? Vậy em hiểu thế nào là văn bản thuyết minh? Đặc điểm của văn bản thuyết minh? - Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK ? Lấy 1 số ví dụ thực tế trong cuộc sống thuộc văn bản thuyết minh? - Hướng dẫn sử dụng của hộp thuốc, cách sử dụng máy tính, máy bơm ? Các văn bản này khác với văn bản miêu tả ở chỗ nào? * Hoạt động nhóm bàn (2P) - Đại diện một nhóm báo cáo -> Các nhóm khác nhận xét. - Văn bản miêu tả trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người. - Các văn bản này chủ yếu làm cho người ta hiểu. GV: Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay cái đẹp như tác phẩm VH. Tuy nhiên nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập * Ngôn ngữ: Chính xác, rõ ràng. 2. Bài học SGK II. Luyện tập - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS từng bài tập - HS đọc 2 văn bản SGK. * Hoạt động nhóm đôi (3P) - Đại diện một nhóm báo cáo -> Các nhóm khác nhận xét. ? Các văn bản đã cho (trong SGK trang 117) có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao? ? Văn bản ''Thông tin về ... '' thuộc loại văn bản nào? ? Phần nội dung thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì? 1. Bài tập 1 - Cả 2 văn bản đều là văn bản thuyết minh: + Văn bản a: Cung cấp kiến thức lịch sử. + Văn bản b: Cung cấp kiến thức sinh vật. 2. Bài tập 2 - Văn bản nhật dụng, thuộc kiểu văn nghị luận. - Có sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao ni lông, làm cho đề nghị có sức thuyết phục cao. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi vận dụng: Câu hỏi : Viết một đoạn văn thuyết minh về chất liệu, màu sắc của chiếc bút bi? - HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè. - HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm của học sinh nộp và cho điểm. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo GV: Nêu nhiệm vụ cho HS về nhà làm. ? Sưu tầm một số bài viết trên báo có sử dụng thể loại thuyết minh? - HS làm theo nhóm 4 ( Mỗi nhóm 1 bài) - GV nhận xét dựa trên sản phẩm của học sinh nộp và cho điểm. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Nhắc lại khái niệm văn bản thuyết minh? đặc điểm của văn bản thuyết minh. - Chuẩn bị bài: Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3 - Xem trước bài: “Phương pháp thuyết minh”. Yêu cầu: + Đọc các văn bản + Tìm ra các phương pháp thuyết minh của từng văn bản. + Đọc tiếp cận trước phần ghi nhớ Ngày giảng: 05/11/2019: 8 Tiết 50- Phần Tập làm văn PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận biết các đặc điểm, tác dụng của phương pháp thuyết minh 2. Kỹ năng - Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng. - Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật. - Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống. - Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu. - Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. 3. Thái độ - Có ý thức học hỏi các phương pháp thuyết minh vào trong đời sống hàng ngày. Có thể vận dụng một cách linh hoạt. 4. Đinh hướng năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng để tạo lập văn bản thuyết minh. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án, Phiếu học tập. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn ở bài trước. - Sưu tầm một số đoạn văn có sử dụng phương thức thuyết minh III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật - Chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào về văn bản thuyết minh? 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV chuyển giao nhiệm vụ ? Em hãy nhắc lại các cách khi làm bài văn miêu tả? - Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ - Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết GV: Vậy làm thế nào để xây dựng được một văn bản thuyết minh? Xây dựng một văn bản thuyết minh cần đến những phương pháp nào?..... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức trọng tâm ? Đọc các văn bản thuyết minh vừa học cho biết các văn bản ấy sử dụng loại tri thức ở các lĩnh vực nào? - Sự vật (Cây dừa) - Văn hoá (Huế) - KH về Sinh vật (Vì sao lá cây...) - Tri thức LS (KN Nông Văn Vân) ? Muốn làm tốt một bài văn thuyết minh về một đối tượng ta cần phải có điều kiện gì? - Có tri thức. ? Để có được tri thức ở các lĩnh vực đó ta cần phải làm gì? - Thảo luận nhóm bàn 3’ - Các nhóm báo cáo -> tương tác ? Quan sát là gì? Quan sát để làm gì? - Quan sát tìm hiểu đối tượng về màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất→Tức là nhìn ra sự vật có những đặc trưng gì ,có mấy bộ phận. ? Học tập những tri thức đó từ đâu? - Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tư liệu→Đọc sách, học tập tra cứu, biến tri thức trong sách báo trở thành vốn tri thức riêng của mình. ? Thế nào là tích luỹ tri thức? Tích luỹ để làm gì? - Tích luỹ: ghi chép những tài liệu cần thiết làm cơ sở để tham khảo chọn lọc. ? Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn TM được không? Vì sao? - Không, vì tri thức trong VBTM đòi hỏi sự xác thực ? Vậy muốn có tri thức tốt để làm bài văn thuyết minh ta phải làm gì? I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh 1. Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm trong văn bản thuyết minh - Muốn có tri thức để làm một bài văn thuyết minh ta phải quan sát, tìm hiểu Đọc các câu văn SGK ? Trong những câu văn trên ta thường gặp từ nào? - Thường gặp từ là ? Sau từ là người ta cung cấp kiến thức như thế nào? - Sau từ là: chỉ ra những đặc điểm công dụng riêng. sử dụng từ là biểu thị sự phán đoán (cung cấp kiến thức về văn hoá, nguồn gốc, thân thế) * Đối tượng + là + tri thức - Thảo luận nhóm đôi (2P) - Các nhóm báo cáo -> tương tác ? Dạng câu như thế này thường được dùng để làm gì? - Định nghĩa, giải thích về sự vật ? Như vậy phương pháp thứ nhất dùng để thuyết minh đó là phương pháp gì? - Thảo luận nhóm bàn (2P) - Các nhóm báo cáo -> tương tác GV nêu vấn đề : Khi muốn thuyết minh về cuốn sách, em dùng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích ntn ? -> Sách là phương tiện giữ gìn và truyền hoá kiến thức, là đồ dùng cần thiết của học sinh để học tập GV: HS quan sát SGK các ví dụ b, c, d,e Yêu cầu: Học sinh đọc và trả lời các câu hỏi sau cho mỗi đoạn văn * Thảo luận nhóm 4 ( 5’) - Đại diện các nhóm báo cáo. - HS các nhóm nhận xét. - GV: Chốt ? Đoạn văn thuyết minh vấn đề gì? ? Thuyết minh bằng cách nào? Tác dụng? sự vật, hiện tượng. 2. Phương pháp thuyết minh a) Nêu định nghĩa, giải thích. - Thường dùng từ “là” b) Phương pháp liệt kê - Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó. - Tác dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc và toàn diện, có ấn tượng về nội dung thuyết minh c) Phương pháp nêu ví dụ - Dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào nội dung bài thuyết minh. d) Phương pháp dùng số liệu (con số) - Cung cấp các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thức. e) Phương pháp so sánh - GV: HS quan sát SGK nội dung tóm tắt của VB “ Huế” ? VB đã trình bày các đặc điểm của TP Huế theo những mặt nào? - Thiên nhiên, kiến trúc, những mảnh vườn, món ăn, tinh thần đấu tranh ? Nhận xét về cách TM trong VB này? - Chia ĐT ra từng mặt, từng vấn đề để phân tích ? Vậy thế nào là phương pháp phân loại phân tích? ? Tác dụng của phương pháp này? ? Vậy khi thuyết minh chúng ta thường sử dụng phương pháp nào? - Học sinh đọc ghi nhớ. Lưu ý: Không nên tách rời từng phương pháp trong thuyết minh mà phải kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp. (Đối với học sinh K- G, GV hỏi và yêu cầu học sinh phân tích) GV: Chiếu ví dụ phân tích thông qua văn bản Huế. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS từng bài tập - Học sinh thảo luận nhóm bàn 3 p - Các nhóm báo cáo -> Tương tác ? Trong bài "Ôn dịch, thuốc lá'' đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết (bài viết thể hiện những tri thức nào) - Là đưa ra hai đối tượng cùng loại hoặc khác loại so sánh nhằm nổi bật các đặc điểm tính chất của đối tượng. g) Phương pháp phân loại, phân tích - Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề để phân tích. - Giúp cho ta đọc, hiểu từng mặt của đối tượng một cách có hệ thống. * Ghi nhớ SGK II. Luyện tập 1. Bài tập 1 - Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ (khói thuốc lá vào phổi tác hại ntn, tác hại tới hồng cầu và động mạch ntn) - Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội (hiểu một nét tâm lí, cho rằng hút thuốc lá là văn minh, hút thuốc lá ảnh hưởng đến người không hút thuốc, kể cả cái thai trong bụng mẹ! Tỉ lệ người hút thuốc lá rất cao, hút thuốc lá ảnh hưởng tới bữa ăn trong gia đình => 1 người tâm huyết với vấn đề xã hội bức xúc. * Hoạt động nhóm đôi (3P) - Một nhóm lên bảng làm bài tập -> Các nhóm khác nhận xét. ? VB sử dụng những PP nào để TM? - HS làm cá nhân. - Hs thảo luận nhóm đôi 2’ - Các nhóm báo cáo -> tương tác ? Bài viết đòi hỏi phải có kiến thức ở những lĩnh vực nào? ? Bài viết ấy đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? - Hs đọc yêu cầu. ? Cách phân loại của bạn lớp trưởng hợp lí không? Vì sao? 2. Bài tập 2 - Phương pháp thuyết minh: So sánh đối chiếu phân loại, phân tích số liệu. 3. Bài tập 3 - KT: Cụ thể về Địa lí và Lịch sử - PP: Dùng số liệu, sự kiện cụ thể 4. Bài tập 4 - Cách phân loại của bạn lớp trưởng là hợp lí vì bạn đã chỉ ra những nhóm nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học yếu của các bạn trong lớp. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng - GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi vận dụng ? Em viết một đoạn văn (6-8 câu) thuyết minh tác hại của thuốc lá theo cách diễn dịch ở tiết 43, hãy chỉ ra phương pháp thuyết minh em đã sử dụng trong đoạn văn? - HS làm việc cá nhân ngay tại lớp nếu có thời gian, hay về nhà làm hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm của học sinh nộp và cho điểm. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo GV: Nêu nhiệm vụ: Sưu tập mỗi em một đoạn văn thuyết minh và chỉ ra đoạn văn đó sử dụng phương pháp thuyết minh nào? - HS làm việc cá nhân ở nhà hôm sau nộp. - GV nhận xét dựa trên sản phẩm của học sinh

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_tiet_48_den_56_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf