I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Khái niệm nói giảm nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong các câu văn, đoạn văn
đơn giản.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hành thành thạo nói giảm nói tránh.
+ Trình bày (viết và nói) được nói giảm nói tránh phù hợp với yêu cầu cần đạt
trong giao tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết nói giảm nói tránh trong văn bản. Sử dụng nói giảm nói tránh phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: SGK, SGV, (máy chiếu), bảng phụ, phiếu học tập, bài tập tham khảo.
2. Học sinh:
- Sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Sãn sàng hợp tác thực hiện nhiệm vụ
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
14 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 43 đến 46 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 16/11/2020 (8A1)
Tiết 43
Tiếng Việt: NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Khái niệm nói giảm nói tránh.
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh trong các câu văn, đoạn văn
đơn giản.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hành thành thạo nói giảm nói tránh.
+ Trình bày (viết và nói) được nói giảm nói tránh phù hợp với yêu cầu cần đạt
trong giao tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết nói giảm nói tránh trong văn bản. Sử dụng nói giảm nói tránh phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: SGK, SGV, (máy chiếu), bảng phụ, phiếu học tập, bài tập tham khảo.
2. Học sinh:
- Sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Sãn sàng hợp tác thực hiện nhiệm vụ
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là nói quá? Nêu tác dụng của nói quá?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Gv: Đưa tình huống khi ta chê một người nào đó ta sẽ dùng cách nào để người
đó bị chê mà không cảm thấy khó chịu như: khi ta muốn chê một bạn không học tốt
ta có thể dùng các cách sau:
Cách 1: Bạn không học tốt lắm.
Cách 2: Bạn còn học kém.
Lời nói ấy thể hiện ý khen hay chê? Nhưng lời nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn?
Cách nói trên được gọi là gì? Tác dụng cách nói này còn gì nữa? Sử dụng như thế
nào? Có phải lúc nào cũng nói thế được không để trả lời câu hỏi này cô trò ta cùng đi
tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: vấn đáp, đặt vấn đề
- KT: Đặt câu hỏi, trình bày
- Gv treo bảng phụ (Máy chiếu) có ghi ví
dụ/ sgk
- Gv gọi hs đọc ví dụ 1.
Hs: Chú ý cách từ in đậm
H: Những từ ngữ in đậm trong các đoạn
trích sau có nghĩa là gì ?
Hs: Đều nói về cái chết nhưng bằng các
cách diễn đạt khác nhau.
H: Tìm những từ khác cũng có chung nét
nghĩa là chết?
Hs: Từ trần, quy tiên, băng hà, toi, ngỏm...
H: Cùng chỉ cái chết nhưng tại sao tác giả
lại dùng cách nói như trên?
- Hs đọc ví dụ 2:
a. Bác sĩ đang khám tử thi.
b. Bác sĩ đang mổ xác chết.
H: Tử thi là gì?
Hs: Tử thi: xác chết - Từ Hán Việt.
Gv: Hai cách nói trên giống nhau về ý
nghĩa.
H: Nhưng cách nào khi đọc lên chúng ta
không cảm thấy ghê sợ, nặng nề? Vì sao?
- Cách 2: (sử dụng từ Hán Việt).
H: Cách diễn đạt trên có tác dụng gì?
- Gv gọi học sinh đọc VD 3/sgk.
H: Tại sao tác giả lại dùng từ “bầu sữa”
mà không dùng từ ngữ khác có nghĩa
tương đương là “bầu vú”?
H: Như vậy trong các ví dụ ở trên người ta
đã dùng những từ có ý nghĩa như thế nào
để tránh đi sự đau buồn, ghê sợ, nặng nề,
thô tục, thiếu lịch sự?
Hs: Dùng từ đồng nghĩa để thay thế các từ
ngữ khác, đặc biệt hay dùng từ Hán Việt.
- Hs đọc VD 4/sgk.
I. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC
DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
1. Ví dụ/ sgk 107
* VD 1:
a. Đi gặp cụ các Mác, cụ Lê-nin.
b. Đi.
c. Chẳng còn.
-> Cả 3 từ trên đều có nghĩa là chết.
-> Tác dụng: để giảm nhẹ, tránh đi
phần nào sự đau buồn.
* VD 2:
- Bác sĩ đang khám tử thi.
-> Tránh sự ghê sợ, nặng nề.
* VD 3:
- Bầu sữa: tránh sự thô tục, thiếu lịch
sự.
* VD 4:
H: Cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối
với người nghe?
Gv: Như vậy ở ví dụ trên chúng ta hiểu
rằng khi chê trách điều gì để người nghe
dễ tiếp nhận, người ta thường dùng cách
nói phủ định điều ngược lại với điều đánh
giá. (phủ định từ trái nghĩa). Tuy nhiên có
phải lúc nào ta cũng dùng cách nói này
cho mọi trường hợp không? (không)
H: Khi nào không nên dùng?
Hs: Đứa trẻ đã nhiều lần bị nhắc nhở mà
không chịu sửa.
Gv: Những cách nói như trên là biện pháp
tu từ nói giảm nói tránh
H: Thế nào là nói giảm nói tránh? Tác
dụng của nói giảm nói tránh?
H: Lấy ví dụ có sử dụng cách nói giảm nói
tránh?
- Hs đọc ghi nhớ sách giáo khoa.
HS lấy thêm số ví dụ:
- Người ta đưa ông ấy đi mai táng rồi.
- Người ta mang ông ấy đi chôn rồi.
- Bạn hay đi học muộn
- Bạn còn đi học chưa được sớm lắm.
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Nêu yêu cầu của bài tập.
HĐ cá nhân
H: Điền các từ nói giảm, nói tránh sau
đây vào chỗ trống thích hợp?
Gv cho Hs giải thích các từ đó (đi ngủ, bị
mù, ly hôn - bỏ nhau, có tuổi - đã già, đi
lấy chồng - tái hôn)
Học sinh điền.
Gv nhận xét và đưa ra đáp án.
Gv treo bảng phụ. Hãy đánh dấu + vào câu
có sử dụng phép nói giảm nói tránh, đánh
dấu - vào câu không sử dụng phép nói
giảm nói tránh.
- Gv gọi hs đọc bài tập 3.
H: Dùng cách nói giảm, nói tránh để đặt
câu.
- Thảo luận cặp đôi
- Hs làm giáo viên khái quát lại.
- Cách nói 2 nhẹ nhàng, tế nhị hơn với
người tiếp nhận.
-> Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn,
ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu
lịch sự.
2. Bài học: Ghi nhớ/sgk trang 108
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1: Điền các từ nói giảm nói
tránh sau vào chỗ trống.
a. Đi nghỉ c. Khiếm thị
b. Chia tay nhau d. Có tuổi
e. Đi bước nữa
2. Bài tập 2: sgk/ 109
Câu sử dụng phép nói giảm nói tránh
là: a1, b2,c1,d1,e2
3. Bài tập 3: sgk/109
- Cái áo này xấu quá -> Cái áo này
không được đẹp lắm.
- Gv nhận xét chung
Gv: Yêu cầu hs đọc bài tập 4.
Thảo luận cặp đôi nêu ý kiến nhận xét
Gv: Chuẩn kiến thức
- Bài văn anh làm dở lắm -> Bài văn
anh làm chưa được hay lắm.
- Chị xấu quá!....-> Chị không được
đẹp lắm.
- Anh già quá!....-> Anh không còn trẻ
nữa.
- Giọng hát chua loét!......-> Giọng hát
chưa được ngọt lắm.
- Cấm cười to!......> Xin cười nho nhỏ
một chút.
4. Bài tập 4: cho ví dụ về trường hợp
không nên dùng phép nói giảm nói
tránh.
- Cần nói thẳng với loại người không
tế nhị, không giữ phép lịch sự:
VD: Ở nhà người khác chơi quá lâu
khiến gây phiền đến chủ nhà, chủ nhà
đã nói giảm nói tránh vẫn không chịu
hiểu.
- Người mắc khuyết điểm nhiều lần,
nói nhiều vẫn không chịu sửa: lười học
bài...
* HĐ4: VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn 5 đến 7 dòng có sử dụng nói giảm, nói tránh.
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Sưu tầm đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng phép nói giảm nói tránh và chỉ ra tác dụng.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị bài: Câu ghép (Tiết 1)
+ Đọc ngữ liệu sgk, trả lời các câu hỏi gợi ý, xác định thành phần câu.
+ Yêu cầu ôn lại kiến thức câu ghép học ở lớp 5.
+ Đặc điểm của câu ghép?
+ Cách nối giữa các vế trong câu ghép?
Ngày dạy: 17/11/2020 (8A1)
Tiết 44
Tiếng Việt: CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm của câu ghép, nắm được 2 cách nối các
vế trong câu ghép.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hành thành thạo câu ghép.
+ Trình bày (viết và nói) được câu ghép phù hợp với yêu cầu cần đạt trong giao
tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết câu ghép và cách nối giữa các vế trong câu ghép trong văn bản. Sử
dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: SGK, SGV, (máy chiếu), bảng phụ, phiếu học tập, bài tập tham khảo.
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào nói giảm nói tránh? Cho ví dụ?
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV sử dụng kĩ thuật động não:
? Kể các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp mà em đã học?
Đáp án: Câu trần thuật đơn, câu đặc biệt, câu rút gọn, câu đơn mở rộng thành
phần
? Cho câu sau: “Trời xanh, mây trắng muốt.”
Cho biết câu trên có thuộc một trong những kiểu câu em vừa kể không?
- HS trả lời.
- GV: Vậy câu trên thuộc kiểu câu gì, có cấu tạo như thế nào, cô và các em sẽ
cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL, PC: tự học, ngôn ngữ, tư duy, hợp
tác, tự tin..
HĐ nhóm bàn 3 phút:
- GV sử dụng phiếu học tập 1
- Các nhóm trình bày ý kiến -> nhận xét,
bổ sung.
H’: Từ phân tích ví dụ trên, em hãy cho
biết đặc điểm của câu ghép?
HS HĐ cá nhân
Thực hành đặt câu ghép.
Mỗi HS đặt ít nhất 1 câu
HĐ nhóm 4 (5P)
- GV sử dụng phiếu học tập số 2
- Kỹ thuật phòng tranh
H’: Xác định cấu trúc cú pháp trong câu
trên, các vế câu được nối với nhau bằng
cách nào?
H’: Vậy, em nhận xét có mấy cách nối
các vế trong câu ghép? Đó là những cách
nào?
Thực hành tìm câu ghép.
- Làm bài tập 1 ý a, b trang 113
- HS thực hiện theo yêu cầu
- 1 nhóm lên bảng thực hiện
I. Đặc điểm của câu ghép
1. Ví dụ:
-> Câu ghép là câu do hai hay nhiều
cụm C – V không bao chứa nhau tạo
thành. Mỗi cụm c-v tạo thành một vế
câu.
2. Bài học:
II. Cách nối các vế câu ghép
1. Ví dụ:
Bài tập 1
a. U van Dần, u lạy Dần! (nối bằng dấu
phẩy)
- Dần hãy để chị đi với u... (nối bằng dấu
phẩy)
- Sáng ngày người ta ... thương không?
(nối bằng dấu phẩy)
- Nếu Dần không buông ... nữa đấy. (nối
bằng dấu phẩy)
b. - Cô tôi chưa ... không ra tiếng (nối
bằng dấu phẩy)
- Giá những cổ tục ... mới thôi (nối bằng
dấu phẩy)
2. Bài học:
Có 2
cách
nối
các vế
câu
ghép
Dùng từ có tác dụng
nối: quan hệ từ, cặp
quan hệ từ, cặp phó
từ, đại từ
Không dùng từ nối:
Giữa các vế câu dùng
dấu phẩy, chấm phẩy,
hai chấm.
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
HS HĐ nhóm (3p) kết hợp bài tập 2 +3: ( Mỗi nhóm làm 1 ý)
Đặt câu với cặp quan hệ từ và chuyển câu ghép bằng hai cách?
a. Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
Chuyển bằng cách 1:
- Trời mưa to nên đường rất trơn.
Chuyển bằng cách 1:
- Đường rất trơn vì trời mưa to.
* HĐ4: VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn 5 đến 7 dòng về tình học tập có sử dụng câu ghép
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
? Tìm trong các văn bản thơ, đoạn văn có sử dụng câu ghép.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Soạn bài : Câu ghép (Tiếp)
+ Đọc nội dung sgk
+ Tìm hiểu về mối quan hệ ý nghĩa các vế câu ghép
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:.
Phân tích cấu trúc cú pháp (tìm chủ ngữ và vị ngữ) của các câu sau, cho biết
đặc điểm của mỗi câu?Chúng thuộc kiểu câu gì?
Câu Đặc điểm Kiểu câu
1. Mẹ đi chợ.
2. Mẹ về khiến em rất vui.
3. Mẹ đi chợ, bố đi làm còn
em đi học.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm:.
Xác định vế câu ghép, cách nối giữa các vế câu ghép? Nhận xét có mấy cách
nối các vế câu ghép? Đó là cách nào?
Xác định vế câu trong câu ghép Cách nối giữa các vế câu ghép
a.Mẹ đi chợ, bố đi làm còn em đi học.
b. Vì trời mưa to nên đường rất trơn.
c. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi:
hôm nay tôi đi học.
d. Tôi đi đâu nó đi đấy.
e. Bạn cần bao nhiêu tôi cho bấy nhiêu.
g. Cốm không phải là thức quà của người
vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả
và ngẫm nghĩ.
* Nhận xét:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày dạy: 17/11/2020 (8A1)
Tiết 45
Tiếng việt: CÂU GHÉP (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS nắm được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
- Hiểu được cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hành thành thạo câu ghép và quan hệ ý nghĩa giữa các
vế trong câu ghép.
+ Trình bày (viết và nói) được câu ghép phù hợp với yêu cầu cần đạt trong giao
tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép trong văn bản. Sử
dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: SGK, SGV, (máy chiếu), bảng phụ, phiếu học tập, bài tập tham khảo.
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là câu ghép? Có mấy cách để nối các vế của câu ghép?
- Đặt hai câu ghép có các cặp quan hệ từ : Vì...nên...; Nếu...thì....
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Câu ghép là câu có 2 cụm C - V trở lên, mỗi cụm C - V là một vế câu, giữa các
vế được nối kết bằng từ ngữ, bằng dấu câu. Vậy về ý nghĩa thì giữa các vế có mối
quan hệ như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
Chép ví dụ ra bảng phụ (Máy chiếu)
Gv gọi học sinh đọc ví dụ
H: Hãy xác định các vế của câu ghép?
H: Xác định các thành phần câu trong
các vế câu đó?
H: Chỉ rõ mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa
gì?
Gv chốt: Vế 1 có ý là một lời khẳng
định, một kết luận. Vì thế nó trình bày
kết quả. Vế 2 đi làm rõ nguyên nhân
của kết luận ở vế 1.
Gv: Đưa ví dụ
H: Hãy chỉ ra các vế của câu ghép
trên và nêu quan hệ ý nghĩa của các
vế đó?
1. Ví dụ:
* VD1:
- Vì trời/mưa to nhiều ngày nên đồng
ruộng/bị ngập hết.
+ Vế 1: Vì trời mưa to nhiều ngày
+ Vế 2: Đồng ruộng bị ngập hết.
- Vế 1: nguyên nhân
- Vế 2 : kết quả
=> Quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân - kết
quả.
* VD 2:
- Nếu tôi lười học bài thì tôi/ sẽ bị điểm
kém.
- Giá tôi nghe lời mẹ thì tôi không bị mắng.
-> Quan hệ điều kiện - kết quả
* VD 3:
- Mặc dù nó/vẽ bằng những nét to tướng
nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một
miếng/cũng trở nên ngộ nghĩnh.
- Mặc dù nhà tôi xa nhưng tôi vẫn đến lớp
đúng giờ.
-> Quan hệ tương phản
* VD 4:
- Càng gió/ to thì lửa/càng bốc cao.
- Mẹ càng dỗ thì em tôi lại càng khóc to.
-> Quan hệ tăng tiến.
* VD 5:
- Địch/ phải đầu hàng hoặc chúng/ sẽ bị
tiêu diệt.
- Anh ở lại hay anh đi.
-> Quan hệ lựa chọn.
* VD 6:
- Chị/ không nói gì nữa và chị khóc.
- Tôi không những đi học và tôi còn đi lao
động nữa.
-> Quan hệ bổ sung.
* VD 7:
- Lan vừa học giỏi, vừa hát hay.
H: Em có nhận xét gì về mối quan hệ
ý nghĩa giữa các vế câu?
Hs: Khá chặt chẽ.
H: Qua phần phân tích ví dụ cho biết
các vế của câu ghép có các quan hệ ý
nghĩa nào?
Kĩ thuật động não
H: Để xác định được quan hệ ý nghĩa
giữa các vế câu chúng ta phải dựa vào
đâu?
Hs: Quan hệ từ, cặp quan hệ từ, văn
cảnh, hoàn cảnh giao tiếp.
Gv gọi học sinh trình bày - giáo viên
khái quát ra bảng phụ.
Hs đọc ghi nhớ SGK - giáo viên khái
quát lại.
* HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
Gọi học sinh đọc bài tập 1.
H: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các
vế câu?
HS thảo luận cặp đôi (2 phút)
Gv: Ý b giáo viên thay ví dụ khác cho
học sinh dễ hiểu.
- Các nhóm báo cáo kết quả
- HS tương tác, bổ sung
- Giáo viên nhận xét- chốt kiến thức.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập 2
- Học sinh thảo luận nhóm bàn 3
phút
- Báo cáo, nhận xét
- Tôi vừa đi, tôi vừa hát.
-> Quan hệ đồng thời.
* VD8:
- Bé Lan/ phụng phịu rồi Lan/ bỗng òa
khóc.
- Bạn Hoa đang đi rồi bỗng nhiên bạn quay
ngược lại.
-> Quan hệ tiếp nối.
* VD 9:
- Tớ đau bụng, từ sáng tới giờ tớ chưa ăn
gì.
- Không nghe thấy tiếng súng bắn trả: địch
đã rút chạy.
-> Quan hệ giải thích.
=> Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép
khá chặt chẽ.
+ Một số mối quan hệ thường gặp: nguyên
nhân, điều kiện, tương phản, tiếp nối, đồng
thời, giải thích, bổ sung
+ Mối quan hệ được đánh dấu bằng quan
hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng ;muốn
biết chính xác ta phải dựa vào văn cảnh,
hoàn cảnh giao tiếp.
2. Bài học: SGK/ 123
II. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1
a) Vế 1, 2 -> Nguyên nhân - kết quả.
- Vế 2, 3 -> Giải thích.
b) Nếu nó lười học thì nó sẽ bị điểm kém.
- Quan hệ: Giả thiết- kết quả.
c) Quan hệ tăng tiến.
d) Quan hệ tương phản.
e) C1 quan hệ nối tiếp.
- C2: Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
2. Bài tập 2:
a. Có thể giả định các câu ghép như sau:
(khi) trời xanh thẳm (thì) biển cũng xanh
thẳm
- Gv hướng dẫn, nhận xét, chốt kiến
thức.
- Khi trời rải mây trắng nhạt (thì) biển mơ
màng dịu hơi sương.
Khi trời âm u mây mưa thì biển xám xịt
nặng nề.
- Khi trời âm thầm giông gió thì biển đục
ngầu giận giữ.
-> Quan hệ : Điều kiện - kết quả. (câu
2,3,4,5)
b. Đều có quan hệ nguyên nhân– kết quả.
(câu 2, 3)
c. Không nên tách các vế câu thành một
câu đơn. Vì ý nghĩa của các vế câu có quan
hệ chặt chẽ với nhau.
* HĐ4: VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép và chỉ rõ mối quan hệ ý nghĩa của các vế
trong câu ghép.
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
? Tìm trong các văn bản thơ, đoạn văn có sử dụng câu ghép tìm hiểu mối quan
hệ ý nghĩa của các vế trong câu ghép.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị bài: Luyện tập câu ghép làm bài tập 3,4 sgk trang 125
+ Yêu cầu trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
+ Ôn tập khái niệm câu ghép, cách nối các vế câu.
+ Làm bài tập 5/sgk trang 114
Ngày dạy: 19/11/2020 (8A1)
Tiết 46
Tiếng Việt: LUYỆN TẬP CÂU GHÉP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về đặc điểm của câu ghép; cách nối các vế câu ghép và
quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu.
2. Phẩm chất.
- Chăm chỉ: học sinh có ý thức tích cực, chăm học, ham học.
3. Năng lực.
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu kiến thức theo định hướng của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: học sinh tích cực trong trao đổi, thảo luận, phản
hồi đánh giá về các vấn đề trong bài học và trong thực tế cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ
thực tế.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Năng lực sử dụng tiếng Việt thể hiện qua các hoạt động:
đọc, viết, nói, nghe.
- Năng lực văn học:
+ HS thực hiện và thực hành thành thạo câu ghép và quan hệ ý nghĩa giữa các
vế trong câu ghép.
+ Trình bày (viết và nói) được câu ghép phù hợp với yêu cầu cần đạt trong giao
tiếp trước một vấn đề nào đó đặt ra trong văn bản hay từ thực tế đời sống.
+ Nhận biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép trong văn bản. Sử
dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: SGK, SGV, (máy chiếu), bảng phụ, phiếu học tập, bài tập tham khảo.
2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết học
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Để củng cố kiến thức về câu ghép, ......
* HĐ 2 + 3: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI, LUYỆN TẬP
Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến
thức bằng
Kỹ thuật động não.
- Đặc điểm của câu ghép
I. Lý thuyết
1. Đặc điểm của câu ghép:
- Nếu cách nối...
- Giữa các vế trong câu ghép có những
quan hệ ý nghĩa nào?
- Hs đọc, xác định yêu cầu bài tập
HS hoạt động cá nhân
- HS dọc đoạn văn
- GV, HS nhận xét, bổ sung, KL
- GV dùng phiếu học tập
- HS thảo luận bài tập trên phiếu
- Đổi phiếu cho nhóm bàn- bổ sung chấm
điểm
2. Cách nối các vế: 2 cách:
- Dùng từ có tác dụng nối: 1 QHT, cặp
QHT, chỉ từ, đại từ, phó từ...
- Không dùng từ ngữ nối: dấu phẩy, dấu
chấm phẩy; hai chấm
3. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế
- Nguyên nhân-kết quả
- Quan hệ giả thiết.
- Quan hệ tương phản.
- Quan hệ tăng tiến.
- Quan hệ bổ sung.
- Quan hệ nối tiếp.
- Quan hệ đồng thời.
- Quan hệ lựa chọn.
- Quan hệ giải thích.
II. Luyện tập
1. Bài tập 5 (114): Viết đoạn văn ngắn
về một trong các đề tài sau:
a) Thay đổi thói quen sử dụng bao ni lông
b) Tác dụng của việc lập dàn ý trước khi
viết bài TLV.
2. Bài tập 3 (125):
- Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình
bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo.
Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép
thành một câu đơn thì không đảm bảo
được tính mạch lạc của lập luận.
- Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết
câu dài để tái hiện cách kể lể “dài dòng
của” lão Hạc.
3. Bài tập 4 (114)
a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu
ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Để thể
hiện rõ mqh này, không nên tách mỗi vế
câu thành một câu đơn.
b) Trong câu ghép còn lại, nếu tách mỗi
vế câu thành một câu đơn (Thôi! U van
con. U lạy con. Con thương thầy, thương
u, Con đi ngay bây giờ cho u) thì hàng
loạt câu ngắn đặt cạnh nhau như vậy có
thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát
gừng hoặc nghẹn ngào. Trong khí đó
cách viết của NTT gợi ra cách nói kế lể,
van vỉ thiết tha của chị Dậu.
C V
4. Bài tập 4:
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm bàn 5'/phiếu
- Đổi chéo phiếu cho bạn và chấm điểm
a. Với mỗi cặp quan hệ từ sau đây hãy đặt
một câu ghép (vì.....nên; tuy...nhưng,
nếu....thì)
b. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7
dòng) trong đó có sử dụng một trong ba
câu ghép em vừa đặt.
Gợi ý trả lời
a. VD:
- Vì chăm chỉ nên bạn Hoa đạt danh hiệu
học sinh giỏi.
- Tuy nhà ở xa trường nhưng bạn Lan
luôn đến lớp đúng giờ
- Nếu trời mưa thì tôi sẽ nghỉ học.
* HĐ4: VẬN DỤNG
- Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép và chỉ rõ mối quan hệ ý nghĩa của các vế
trong câu ghép.
* HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Tìm hiểu thêm về đặc điểm của câu ghép trong sách” Ngữ pháp tiếng Việt”- Diệp
Quang Ban
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Soạn bài : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
+ Đọc nội dung sgk
+ Trả lời các câu hỏi: Công dụng hai loại dấu.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_8_tiet_43_den_46_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf