Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

Tiết 74 - Phần Văn học

Văn bản: NHỚ RỪNG ( Tiết 2)

Thế Lữ

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

* Đối với học sinh khá- giỏi:

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán

ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ.

* Đối với học sinh đại trà:

- Hình tượng con hổ và hai cảnh đối lập.

- Giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

2. Kỹ năng:

* Đối với học sinh khá- giỏi:

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

* Đối với học sinh đại trà:

- Đọc tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Bước đầu phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu tự do, hòa bình.

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu tài liệu liên quan tới nội dung bài.

2. Học sinh:

- Soạn theo hướng dẫn.

C. Tổ chức hoạt động trên lớp:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra đầu giờ:

a. Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc lòng khổ thơ 1, 4. Cho biết tâm trạng và thái độ của hổ khi bị

nhốt ở trong vườn Bách Thú?

b. Kiểm tra bài mới:

? Nêu nội dung khái quát của khổ 2 và khổ 3?

3. Bài mới:

Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về tâm trạng của con hổ khi bị giam cầm trong

lồng sắt. Khi nhớ đến chốn rừng xanh, về kí ức của mình thì con hổ có tâm trạng

như thế nào? .

pdf220 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II Ngày giảng: 30/12/2019: 8A4; 31/12/2019: 8A2 Tiết 73 - Phần Văn học Văn bản: NHỚ RỪNG (Tiết 1) Thế Lữ A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: * Đối với học sinh khá- giỏi: - Sơ giản về phong trào thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ. * Đối với học sinh đại trà: - Hình tượng con hổ và hai cảnh đối lập. - Giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. 2. Kỹ năng: * Đối với học sinh khá- giỏi: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. * Đối với học sinh đại trà: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Bước đầu phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu tự do, hòa bình. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Tìm hiểu về phong trào thơ mới. 2. Học sinh: - Soạn theo hướng dẫn. C. Tổ chức hoạt động trên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Cùng với Lưu Trọng Lư, Vũ Đình Liên, Phạm Huy Thông Thế Lữ cũng là một trong những cây bút dồi dào tài năng, đã có công đem lại chiến thắng cho thơ mới trong cuộc đấu tranh quyết liệt với thơ cũ. Bài thơ “Nhớ rừng” là một bài thơ hay, tiêu biểu nhất, có tiếng vang lớn trong phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng được Hoài Thanh nhận định “đọc bài thơ ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được...”. Vậy vì sao lại như vậy? Bài học hôm nay cô trò ta sẽ tìm hiểu điều đó. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả? GV: Bút danh Thế Lữ là có ngụ ý: Ông tự nhận mình là lữ khách trên trần thế, chỉ biết săn tìm cái đẹp: “Tôi là người bộ hành phiêu lãng Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi Không chuyên tâm, không chủ nghĩa Nhưng cần chi Tôi chỉ là một khách tình si Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ” Tuy tuyên bố: "Đường vui chơi” song thơ Thế Lữ vẫn mang nặng tâm sự về thời thế, đất nước. GV: Mở rộng về phong trào thơ mới. ? Bài thơ sáng tác vào thời gian nào? GV: Hướng dẫn cách đọc: - Đ1,4: Giọng u uất, ngao ngán - Đ2,3: Giọng dũng mãnh, tự hào GV đọc mẫu - HS đọc (4 HS) - GT các từ khó SGK ? Bài thơ có bố cục như thế nào? Nội dung tương ứng với từng phần? - P1: Đoạn 1,4: Tâm trạng con hổ trong cũi sắt. - P2: Đoạn 2,3: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng. - P3: Đoạn 5: Lời nhắn nhủ. ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả -Văn bản a. Tác giả: - Thế Lữ (1907-1989), tên thật Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh. Là nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới. b. Văn bản - Sáng tác năm 1934, in trong “Mấy vần thơ” 1935. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc: b. Chú thích 3. Bố cục: 3 phần 4. Thể thơ, PTBĐ Ưu điểm của thể loại thơ này? K-G GV: Thơ 8 chữ, một sự sáng tạo của thơ mới: Cách ngắt nhịp, tự do, linh hoạt - Vần: Gieo vần liền, chân, bằng - trắc nối tiếp -> Đây chính là sự khác biệt của thơ mới so với thơ cũ ? Phương thức biểu đạt của VB là gì? HS: Đọc đoạn 1 trong bài thơ. ? Tìm câu thơ diễn tả hoàn cảnh của con hổ. ? “Gậm” có nghĩa như thế nào? -> Gặm: Cắn dần, kiên trì. ? Cụm từ “khối căm hờn” có ý như thế nào. -> Nỗi căm hờn uất ức dồn nén tích tụ đóng thành khối, thành tảng đè nặng trong lòng không thể giải thoát. ? Nằm dài là ntn? -> Thả mình ngao ngán ? Trong giam cầm nó cảm nhận được điều gì? - Khinh lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ. ? Hổ phải chịu nỗi buồn nào? K-G ? Vì sao hổ cảm nhận được điều đó. -> Hổ là chúa tể sơn lâm, cả muôn loài khiếp sợ, nay phải làm trò lạ mắt và thứ đồ chơi cho con người. Thảo luận nhóm đôi (3’) 2 câu hỏi sau: ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ? Em hiểu tâm trạng con hổ lúc này như thế nào? ? Thái độ căm hờn đó thể hiện thái độ đối với cuộc sống như thế nào? K- G ? Tâm trạng đó thể hiện khát vọng gì của hổ? ? Tâm trạng của hổ trong hoàn cảnh ấy gợi cho em liên tưởng đến điều gì? - Thể thơ: 8 chữ - PTBĐ: Biểu cảm + Tự sự II. Đọc - Hiểu văn bản. 1. Tâm trạng và thái độ của hổ trong cũi sắt ở vườn Bách thú. * Tâm trạng của hổ. Khổ 1 Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua - Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi -> NT: Nhân hóa, động từ => Tâm trạng chán ngán, bất lực căm giận, nhức nhối không lối thoát. - Chán ghét cuộc sống thực tại tù túng tầm thường. - Khát vọng sống tự do, tung hoành. GVMR: Đây cũng là tâm trạng chung của những người dân đang sống trong cảnh nô lệ, lầm than. HS: Đọc khổ thơ 4 ? Nhận xét về cách ngắt nhịp? ? Từ ngữ và cách ngắt nhịp ấy thể hiện thái độ gì của hổ? ? Tại sao hổ lại có thái độ đó? Hãy phân tích làm rõ tâm trạng của con hổ trong vườn Bách thú? Thảo luận nhóm đôi -> Đó chỉ là những cảnh giả dối tầm thường, những cảnh không đời nào thay đổi, đơn điệu và nhàm tẻ, chỉ là những cảnh nhân tạo do con người tỉa tót nên chứ đâu phải là cảnh hoang dã của tự nhiên. Sự tỉa tót ấy chỉ càng làm cho cảnh vật trở nên tẻ nhạt, trơ trẽn, mất đi cái lớn lao phi thường đầy bí ẩn, sinh động của tự nhiên. * Thái độ của hổ trước thực tại (Khổ thơ 4) -> Nhịp thơ ngắn, gấp, từ ngữ có sắc thái giễu nhại. => Sự bực dọc, chán ghét cao độ những cảnh tầm thường, giả dối xung quanh. 4. Củng cố - Dặn dò: 4.1. Củng cố: ? Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng và thái độ của hổ trong cũi sắt ở vườn Bách thú. 4.2. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung, - Chuẩn bị: Nhớ rừng ( Tiết 2) Yêu cầu: Tìm hiểu hình ảnh giang sơn và Hổ trong kí ức. Những nỗi niềm của hổ trong khổ cuối. Nhứng nét chính nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của văn bản. _________________________________________ Ngày giảng: 31/12/2019: 8A2; 3/1/2020: 8A4 Tiết 74 - Phần Văn học Văn bản: NHỚ RỪNG ( Tiết 2) Thế Lữ A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: * Đối với học sinh khá- giỏi: - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ. * Đối với học sinh đại trà: - Hình tượng con hổ và hai cảnh đối lập. - Giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. 2. Kỹ năng: * Đối với học sinh khá- giỏi: - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. * Đối với học sinh đại trà: - Đọc tác phẩm thơ 8 chữ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Bước đầu phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu tự do, hòa bình. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu liên quan tới nội dung bài. 2. Học sinh: - Soạn theo hướng dẫn. C. Tổ chức hoạt động trên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng khổ thơ 1, 4. Cho biết tâm trạng và thái độ của hổ khi bị nhốt ở trong vườn Bách Thú? b. Kiểm tra bài mới: ? Nêu nội dung khái quát của khổ 2 và khổ 3? 3. Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về tâm trạng của con hổ khi bị giam cầm trong lồng sắt. Khi nhớ đến chốn rừng xanh, về kí ức của mình thì con hổ có tâm trạng như thế nào? . Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức - GV khái quát nội dung tiết 1. Minh họa bức tranh sgk, dẫn dắt nội dung tiết 2 Đọc diễn cảm khổ 2, 3. TL cặp bàn các câu hỏi sau: ? Những hình ảnh giang sơn nào đã hiện ra trong kí ức hổ khi ở trong cũi sắt? - Bóng cả, cây già, gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội, lá gai, cỏ sắc, đêm vàng bên bờ suối, mưa chuyển 4 phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca, chiều lênh láng máu sau rừng. ? Nhận xét về cách dùng từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? ? Em cảm nhận được điều gì về cảnh rừng núi qua bút pháp NT ấy? ? Trong cảnh đó, hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên như thế nào? - Ta: bước dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn, vờn bóng âm thầm, mắt thần khi đã quắc mọi vật đều im hơi. ? Nhận xét về cách xưng hô của hổ? -> Bề trên kiêu hãnh. ? Tác giả sử dụng NT gì? ? Việc sử dụng BPNT, từ ngữ nhịp thơ có tác dụng như thế nào? ? Qua khổ thơ, giúp em hiểu gì về hình ảnh của hổ trong quá khứ? Đoạn 3 mới là đoạn tuyệt bút của bài thơ, với vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình. Trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện len bốn cảnh, cảnh nào cũng hùng vĩ, dữ dội mà tráng lệ, thơ mộng. ? Tìm những chi tiết nói lên điều đó? 2. Hình ảnh giang sơn và hổ trong kí ức Khổ 2: * Hình ảnh giang sơn -> Sử dụng động từ mạnh với bút pháp liệt kê. => Núi rừng đại ngàn, lớn lao, hoang vu, bí ẩn, dữ dội nhưng có sức sống mạnh mẽ và rất thơ mộng, rực rỡ, huy hoàng. * Hình ảnh hổ. -> NT: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, động từ, tính từ, từ ngữ giàu hình ảnh, nhịp thơ ngắn gọn, thay đổi giọng điệu linh hoạt. => Ngang tàn lẫm liệt, uy nghi, kiêu hãnh đầy uy lực và dũng mãnh. * Khổ thơ 3: ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ? Em có nhận xét gì về khung cảnh đó? ? Giữa thiên nhiên ấy chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào? ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? ? Điệp từ “đâu” kết hợp câu cảm thán “Than ôi!.......đâu? ” có ý nghĩa gì? GVMR: Đó là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. HS: Đọc đoạn 5. ? Giấc mộng của hổ hướng về không gian nào? ( Thể hiện qua câu thơ nào?) ? Trong khổ thơ tác giả sử dụng NT gì? ? Đoạn thơ thể hiện nỗi niềm gì của hổ? ? Qua lời con hổ ở vườn bách thú, tác giả muốn gửi gắm điều gì? K-G - Niềm khát khao tự do cháy bỏng, sự chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường của người dân mất nước, + Cảnh đêm trăng vàng bên bờ suối + Cảnh những ngày mưa chuyển.. ngàn + Cảnh “bình minh...gợi” + Cảnh “Những chiều lênh láng...” -> NT: Bút pháp lãng mạn Giàu hình ảnh, màu sắc. => Cảnh vô cùng thơ mộng, huy hoàng, mãnh liệt, dữ dội, đầy bí ẩn. Ta: - Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? - Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? - Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng. - Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt. -> NT: Đại từ: ta, câu hỏi tu từ. => Cuộc sống tự do, vùng vẫy, oanh liệt. => Nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi nuối tiếc cuộc sống tự do vùng vẫy, nuối tiếc quá khứ hào hùng oanh liệt. 3. Nỗi niềm của hổ Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ - Hỡi mảnh rừng nghê gớm của ta ơi! -> NT: Nhân hoá, câu cảm thán => Khát vọng mãnh liệt được sống tự do, khao khát hướng tới cái cao cả, phi thường, cái chân thực của núi rừng tự nhiên. nỗi nhớ tiếc một thời oanh liệt của lịch sử đất nước. ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài? ? Nêu nội dung chính của bài? ? Bài thơ có ý nghĩa gì? ? Đọc thuộc một đoạn thơ mà em thích nhất. ? Phát biểu cảm nghĩ của em về tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú? III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Đối lập, nhân hóa, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm. - Bút pháp lãng mạn. - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. - Có âm điệu thơ biến hóa, nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng. 2. Nội dung - Mượn lời con hổ diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại, tầm thường, tù túng, niềm khát khao tự do mãnh liệt và khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân. 3. Ý nghĩa - Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ. IV. Luyện tập 4. Củng cố - Dặn dò: 4.1. Củng cố: ? Em cảm nhận được gì sau khi học xong bài thơ này? 4.2. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung, NT của bài thơ, tập phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu của bài. - Chuẩn bị bài: Ông đồ Yêu cầu: Học thuộc lòng bài thơ. Tìm hiểu hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm: Xưa và nay. Nét nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản. _______________________________________________ Ngày giảng: 3/1/2020: 8A3; 6/1: 8A4 Tiết 75 - Phần Văn học Văn bản: ÔNG ĐỒ - Vũ Đình Liên- A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: * Đối với học sinh khá- giỏi: - Giúp học sinh cảm nhận được sự thay đổi trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị mai một được thể hiện qua hình ảnh ông Đồ. - Cảm nhận được sức truyền cảm của bài thơ thể hiện ở sự đối lập tương phản, ngôn từ bình dị, cô đọng chứa dựng nhiều cảm xúc. * Đối với học sinh đại trà: - Hình tượng ông đồ và hai cảnh đối lập. - Giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. 2. Kỹ năng: * Đối với học sinh khá- giỏi: - Đọc diễn cảm thể thơ ngũ ngôn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. * Đối với học sinh đại trà: - Đọc. - Bước đầu phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu. 3. Thái độ: - Ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Câu đối viết bằng chữ nho + Tranh ảnh về Ông đồ, Bảng phụ, chân dung tác giả 2. Học sinh: - Soạn theo hướng dẫn. C. Tổ chức hoạt động trên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc bài thơ "Nhớ rừng”. Nêu nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ? b. Kiểm tra bài mới: - Treo bức tranh vẽ chân dung Ông Đồ, (Tranh sơn dầu của Họa sĩ Bùi Xuân Phái), câu đối chữ nho - Ông Đồ là ai? Giới thiệu hiểu biết của em về Ông Đồ? 3. Bài mới: Khi chữ nho thịnh hành (trước 1915), tết đến mọi người thường sắm câu đối để trang hoàng nhà cửa và gửi lời chúc tốt lành. Sau 1915 chữ quốc ngữ thay thế - chữ nho bị lãng quên, rồi hết thời. Sự thay đổi đó đã được Vũ Đình Liên phản ánh tương đối rõ nét qua bài thơ “Ông đồ”. Bài thơ là sự nuối tiếc quá khứ và hình ảnh Ông Đồ là dấu tích tiều tụy đáng thương? Tại sao? Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV: Treo tranh chân dung tác giả ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? ? Nêu xuất sứ của bài thơ? GV: Hướng dẫn HS đọc bài: Giọng buồn thương, nuối tiếc, u sầu, tha thiết. Nhấn giọng ở các câu hỏi, từ ngữ miêu tả. - GV: Đọc mẫu 1 đoạn. 3 HS đọc nối tiếp bài thơ đến hết. ? Xác định bố cục của bài thơ và nêu nội dung chính của mỗi đoạn? ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? ? Bài thơ có phương thức biểu đạt? HS: Đọc khổ thơ 1. ? Ông đồ thường xuất hiện vào thời điểm nào? ? Thời điểm đó có ý nghĩa gì? - Báo hiệu mùa xuân đến, mùa đẹp, mùa vui, hạnh phúc. ? Từ “mỗi năm”, “lại thấy” diễn tả điều gì? - Thời gian lặp lại nhiều lần, đều đặn, liên tục. Cứ tết đến là xuất hiện ông I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Tác giả - Văn bản a. Tác giả: - Vũ Đình Liên (1913 - 1996), quê gốc Hải Dương. - Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới. - Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. b. Văn bản: - Viết 1936 là bài thơ nổi tiếng nhất của ông. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích. a. Đọc b. Chú thích SGK 3. Bố cục: - Khổ 1,2: Hình ảnh ông đồ xưa. - Khổ 3,4: Hình ảnh ông đồ hiện tại. - Khổ 5: Nỗi lòng tác giả. 4. Thể thơ: - Ngũ ngôn 5. PTBĐ: - Biểu cảm + MT và tự sự II. Đọc - hiểu văn bản 1. Hình ảnh ông đồ thời xưa. Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già... qua. - Ông đồ xuất hiện vào dịp tết “Hoa đào nở” đồ trên đường phố. ? Ông đồ xuất hiện vào những dịp tết đến để làm gì? - Ông viết câu đối chúc tế “ Bày mực tàu giấy đỏ” ? Nhận xét về phong tục đó? - Phong tục văn hoá đẹp. GV: Bình ? Thái độ của mọi người với ông đồ ntn? (Được thể hiện qua câu thơ nào?) - Mọi người ưa chuộng, khen ngợi tài viết chữ của ông. ? Tại sao ông đồ được khen ngợi? ?Tài viết chữ của ông được gợi tả qua các chi tiết nào? - GV giải thích “hoa tay” ? “Phượng múa rồng bay” là hình ảnh ntn? ? Tác giả sử dụng NT gì? Tác dụng? ? Nét chữ đó cho thấy ông đồ là người như thế nào? HS: Đọc khổ thơ thứ 3 ? Ở khổ thơ thứ 3, ông đồ xuất hiện trong hoàn cảnh nào? ? Em có cảm nhận gì về khung cảnh hiện lên trong hai câu thơ này? ? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng ở đây? ? Qua nghệ thuật đó, em có cảm nhận gì về thái độ của mọi người với ông đồ, với chữ nho? GV: Thời gian cứ trôi: Một sự biến đổi lớn đã xảy ra. Ông đồ mất khách, - Việc làm: Viết câu đối ngày tết. - Thái độ của mọi người: Tấm tắc khen tài Hoa tay thảo nét chữ Như phượng múa rồng bay. -> NT: So sánh => Chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng, sinh động và có hồn. => Là người tài hoa, khéo léo, say mê viết chữ. Ông góp phần làm đẹp cho cuộc đời, một nét đẹp văn hóa của dân tộc. => Đây là thời kỳ vàng son, đắc ý của ông đồ. 2. Hình ảnh ông đồ hiện tại Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu - Khung cảnh hiu hắt, quạnh vắng. - NT: + Điệp từ: Mỗi năm, mỗi vắng + Câu hỏi tu từ: Người thuê viết nay đâu? => Mọi ngươi hững hờ, dửng dưng, lạnh lùng dần với ông đồ và thú chơi chữ ngày tết. thú chơi câu đối, chơi chữ Hán cứ giảm dần giảm dần theo mỗi năm. - Như Tú Xương đã viết “ Nào có ra gì cái chữ Nho/ Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co” - Mọi người dần quay lưng với Hán học và thú chơi chữ ngày tết. ? Trước hoàn cảnh đó, tâm trạng của ông đồ hiện lên như thế nào? - Hoạt động nhóm đôi (2P) - Đại diện các nhóm báo cáo -> Nhận xét ? Trong hai câu thơ ‘‘Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu’’, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. - Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri, vô giác cũng như buồn lây. Mực sầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm. Biện pháp nhân hóa góp phần nhấn mạnh sự buồn tủi, cô đơn, lạc lõng, đáng thương của ông đồ. Đồng thời thể hiện nỗi xót xa, đồng cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ. HS: Đọc khổ thơ 4. ? Hình ảnh ông Đồ xuất hiện trong đoạn này có gì khác với đoạn thơ đầu? - HS các nhóm báo cáo - GV chốt kiến thức HS: Đọc đoạn 5 ? Tác giả gọi ông đồ bằng những từ ngữ nào? - L1: Ông đồ già. - L2: Ông đồ. - L3: Ông đồ xưa. => Hình ảnh ông đồ thay đổi, biến thiên theo thời gian. Giấy đỏ buồn không thắm. Mực đọng trong nghiên sầu -> NT: Nhân hoá ( Buồn, sầu) -> Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri, vô giác cũng như buồn lây. => Ông đồ đã bị lãng quên trong con mắt mọi người, lúc này ông trở nên cô đơn, lạc lõng và trơ trọi giữa dòng đời tấp nập. Ông đồ dần chìm vào sự quên lãng. 3. Nỗi lòng tác giả. ? Cách mở đầu và kết thúc bài thơ có gì đặc biệt? (Hô ứng, đối lập) Xưa Hiện tại Mỗi năm hoa đào nở năm nay đào lại nở Lại thấy ông đồ già không thấy ông đồ xưa ? Nỗi lòng của tác giả với ông đồ được thể hiện qua câu thơ nào? ? Câu thơ sử dụng nghệ thuật nào? ? Thể hiện nỗi niềm gì của tác giả? ? Hình ảnh ông đồ phản ánh điều gì của thực tại? - Sự mai một những giá trị truyền thống là vấn đề của đời sống hiện đại được phản ánh trong những lời thơ tự nhiên và đầy cảm xúc. ? Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ? ? Nội dung của bài thơ? ? Văn bản có ý nghĩa gì? Giáo viên: Thực tế mấy chục năm gần đây trong phong trào đổi mới toàn diện ở thủ đô Hà Nội và một số nơi khác người ta lại triển lãm thư pháp. Ngày tết lại xuất hiện các ông đồ già, các anh đồ trẻ viết chữ. GV sử dụng bảng phụ vẽ sơ đồ câm - HS lên bảng điền hình ảnh đối lập về ông Đồ. - GV khái quát lại bài Những nười muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? -> NT: Câu hỏi tu từ => Nỗi niềm nuối tiếc sâu xa, đồng cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại. - Xây dựng hình ảnh đối lập. - Kết hợp giữa biểu cảm với kể, tả. - Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc. 2. Nội dụng: - Thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với một lớp người hết thời bị người đời lạnh nhạt và lãng quên. 3. Ý nghĩa: - Khắc họa hình ảnh ông đồ - Thể hiện sự tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị phai tàn. IV. Luyện tập 4. Củng cố - Dặn dò: 4.1. Củng cố: ? Sự đối lập hình ảnh ông đồ tại hai thời điểm? 4.2. Dặn dò: - Học thuộc lòng hai bài thơ, nắm được nội dung, nghệ thuật của bài, tập phân tích một số hình ảnh thơ tiêu biểu. - Chuẩn bị bài: Quê hương Yêu cầu: Đọc thuộc lòng thơ Soạn theo hướng dẫn. ____________________________________________ Ngày giảng: 4/1/2020: 8A3 ; 8/1: 8A4 Tiết 76 - Phần Văn học Văn bản: QUÊ HƯƠNG - Tế Hanh- I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức * Đối với học sinh khá- giỏi: - Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: Tình yêu quê hương đằm thắm. - Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết. * Đối với học sinh đại trà: - Bức tranh làng quê của vùng biển. - Giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. 2. Kỹ năng * Đối với học sinh khá- giỏi: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ 8 chữ. - Phân tích các hình ảnh nghệ thuật, các chi tiết miêu tả và biểu cảm ; * Đối với học sinh đại trà: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Bước đầu phân tích được những hình ảnh nghệ thuật, các chi tiết miêu tả và biểu cảm đặc sắc trong bài thơ. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước. 4. Đinh hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Bồi dưỡng năng lực thuộc và cảm thụ thơ ca, cảm nhận về tình yêu quê hương. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Soạn bài và đọc thêm tài liệu tham khảo l lấy ví dụ ngoài thực tế. 2. Học sinh: - Đọc thuộc trước bài thơ, tìm hiểu về tác giả, văn bản, thể loại..... III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi giao nhiệm vụ, động não... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc bài thơ "Ông đồ”. Nêu nghệ thuật, ý nghĩa bài thơ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV: Nêu vấn đề: ? Em hãy nêu cảm nhận ngắn gọn của mình về quê hương? Khi nhớ về quê hương, em thường nhớ tới điều gì nhất? HS: Trả lời cá nhân GV: Cho HS nghe bài hát về quê hương GV: “Quê hương” là đề tài được nhà thơ Tế Hanh chọn làm đề tài chủ đạo trong thơ của mình và được ông thể hiện rất thành công. Ông được mệnh danh là hồn thơ của quê hương..... Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Nêu vài nét hiểu biết của em về tác giả? ? Nêu xuất xứ bài thơ? Giáo viên hướng dẫn đọc (Giọng trìu mến, thân thương, tự hào) -> đọc mẫu. Học sinh đọc - nhận xét.. ? Giải thích phần chú thích lồng trong phần khai thác. ? Bài thơ bố cục như thế nào? ? Theo mạch thơ nội dung bài thơ chia làm mấy phần? (KG) - Hình ảnh quê hương. - Nỗi nhớ quê hương. I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản. 1. Tác giả - văn bản: a. Tác giả: - Trần Tế Hanh (1921-2009), quê ở làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi. - Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới. - Quê hương là nguồn cảm hứng lớn hơn trong suốt đời thơ của Tế Hanh. b. Văn bản: - In trong tập “Nghẹn ngào” 1939. Sau đó được in lại trong tập "Hoa niên" (1945) 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc b. Chú thích 3. Bố cục: 3 phần - P1: 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng. - P2: 6 câu tiếp: Cảnh dân chài ra khơi. - P3: 8câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. - P4: 4 câu cuối: Tình cảm của tác giả với quê hương. ? Tìm hiểu thể thơ (8 tiếng/1câu, 2 hoặc 4, 6, 8 câu/ khổ). ? Nhịp thơ có gì đặc biệt (3/ 2/ 3; 3/ 5). Vần thơ? (vần chân, liền, sông-hồ, cá- mã, giang-làng, gió-đổ, về-nhớ, vôi- khơi). ? Nội dung biểu đạt theo phương thức biểu đạt chính nào? HS; Đọc 2 câu đầu. ? Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu về quê hương như thế nào? ? Vị trí địa lý tác giả giới thiệu như thế nào? K- G - Là làng chài như một đảo được bao vây giữa trời nước. ? Thời gian và không gian ở đây như thế nào? HS: Đọc 6 câu tiếp. ? 6 câu thơ tiếp theo giới thiệu về cảnh gì của làng chài? ? Khung cảnh trước lúc ra khơi được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? ? Em liên tư

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019_20.pdf