Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm của từ láy.

- Nắm được các loại từ láy.

- Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.

2. Phẩm chất :

- Yêu nước: Yêu gia đình, yêu quê hương, thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập

- Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm với lời nói của mình.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ láy

một cách hợp lí khi giao tiếp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ

thực tế của bản thân.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học:

+ Dùng từ láy khi giao tiếp

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Bảng phụ, tài liệu tham khảo.

2. Học sinh:

- Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm

2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não

pdf18 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngay giảng: 21/9/2020( 7A2) TIẾT 9 - BÀI 3: TỪ LÁY I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm của từ láy. - Nắm được các loại từ láy. - Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy. 2. Phẩm chất : - Yêu nước: Yêu gia đình, yêu quê hương, thiên nhiên. - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập - Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm với lời nói của mình. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ láy một cách hợp lí khi giao tiếp. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự đưa ra được các tình huống liên hệ thực tế của bản thân. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học: + Dùng từ láy khi giao tiếp II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Bảng phụ, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, HĐ cá nhân, nhóm 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các loại từ ghép? Lấy ví dụ. - Làm bài tập 3 sgk. 3. Bài mới. * HĐ 1: Khởi động Chúng ta đã được biết từ phức gồm hai loại là từ ghép và từ láy. Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về từ ghép, nắm được đặc điểm của từ ghép. Để giúp các em hiểu sâu sắc về từ láy và các khái niệm phân biệt từ ghép đẳng lập có tiếng giống nhau phụ âm đầu hoặc vần. Chúng ta sẽ đi sâu vào bài hôm nay * HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm Học sinh đọc hai câu văn trong bảng phụ. ? Tìm từ láy trong câu văn? - Đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu. ? Các từ láy có đặc điểm âm thanh gì giống và khác nhau? ? Phân loại các từ láy? -> láy toàn bộ “đăm đăm” -> mếu máo, liêu xiêu => láy bộ phận ? Vì sao người ta không gọi các từ láy“ bần bật, thăm thẳm “ là “ bật bật, thẳm thẳm”? - Các từ có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối -> để dễ nói xuôi tai GV: Không viết và nói được như vậy vì mất đi tính hài hoà trong ngữ điệu của câu văn cũng như giá trị biểu cảm, và viết như vậy để xuôi tai, dễ nói, và khi ngữ điệu hài hoà sẽ tạo nên tính biểu cảm . ? Theo em các từ bần bật, thăm thẳm thuộc loại từ láy nào? - Láy hoàn toàn GV: Thực chất đây là những từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối là do sự hoà phối âm thanh cho nên chỉ có thể nói : bần bật, thăm thẳm GV giới thiệu quy luật biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối: ngang hỏi sắc, huyền ngã nặng I. CÁC LOẠI TỪ LÁY 1. Ví dụ. - Đăm đăm: các tiếng lặp lại hoàn toàn - Mếu máo: các tiếng giống nhau phụ âm đầu(m) - Liêu xiêu: các tiếng giống nhau phần vÇn (iêu) => Có 2 loại từ láy - Bần bật, thăm thẳm -> Láy toàn bộ do có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối. ? Hãy tìm một số từ láy có cấu tạo tương tự bần bật và thăm thẳm? - Đo đỏ, đèm đẹp. ? Có mấy loại từ láy? Đặc điểm của từng loại? Học sinh đọc ghi nhớ. ? Lấy ví dụ? ? Hãy nêu nghĩa của các từ láy : ha hả, oa oa, tích tắc. - Tiếng cười, tiếng trẻ khóc, tiếng đồng hồ ? Tại sao em lại hiểu được nghĩa của các từ láy đó như vậy? ? Nêu thêm một vài ví dụ ? K- G - kính coong , tiếng chuông xe đạp - róc rách - tiếng suối chảy, tiếng nước chảy - líu lo - tiếng chim hót . ? Từ việc tìm hiểu trên em nhận thấy nghĩa của từ láy trước hết được tạo nên nhờ đặc điểm nào ? ? Các từ láy lí nhí, li ti, ti hí có mô phỏng âm thanh không ? các từ đó có đặc điểm gì chung ? HS - Những từ đó không mô phỏng âm thanh, nó có chung khuôn vần i. ? Nghĩa của những từ láy này trong từng nhóm có gì giống nhau ? - khuôn vần i : gợi sự nhỏ bé ? Các từ láy lí nhí, li ti, ti hí có đặc điểm chung gì về âm thanh và nghĩa? - Tạo nghĩa dựa vào khuôn vần có nguyên âm i -> độ mở nhỏ nhất, âm lượng nhỏ nhất -> biểu thị tính chất nhỏ bé, nhỏ nhẹ ? Các từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có đặc điểm gì chung về âm thanh và nghĩa? - Nhóm từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng sau, tiếng đứng trước lặp lại 2. Bài học. II. NGHĨA CỦA TỪ LÁY. 1. Ví dụ. - Nghĩa của các từ : ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh. -> Nghĩa của từ láy được tạo thành do sự mô phỏng âm thanh. - Những từ láy có chung khuôn vần , có chung nghĩa . ví dụ: li ti , ti hí , tỉ ti - Nghĩa nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh được tạo thành dựa vào nghĩa tiếng gốc và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng phụ âm đầu của tiếng gốc -> nghĩa biểu thị trạng thái vận động khi nhô lên khi hạ xuống khi phồng khi xẹp, khi nổi khi chìm) ? So sánh nghĩa của các từ láy “ mềm mại”, “đo đỏ” với nghĩa các tiếng gốc “ mềm” và “đỏ”? - mềm: dễ bị biến dạng dưới tác dụng cơ học - Mềm mại: có ST biểu cảm rõ: mềm gợi cảm giác dễ chịu khi sờ tay vào, có dáng nét lượn cong tự nhiên, đẹp mắt, âm điệu uyển chuyển nhẹ nhàng, dễ nghe GV rút ra kết luận : ? Đặc điểm về nghĩa của từ láy? - Học sinh đọc ghi nhớ. - Giáo viên khái quát. ? Lấy một ví dụ và nêu đặc điểm nghĩa của từ láy đó? * HĐ 3: Luyện tập Học sinh đọc đoạn văn Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. Hs1. tìm từ láy toàn bộ. Hs2. Tìm từ láy bộ phận. HS nhận xét bài làm của bạn? Giáo viên nhận xét, sửa chữa. ? Hãy xác định yêu cầu bài tập? - Gọi 3 học sinh lên bảng mỗi em làm 1 phần ? Hãy nhận xét bài làm của bạn? Giáo viên sửa chữa. ? Hãy xác định yêu cầu bài tập? - Gọi 3 học sinh điền tại chỗ. ? Hãy nhận xét bài làm của bạn? Giáo viên chữa bài làm của học sinh. - Mỗi học sinh đặt một câu có sử dụng từ láy cho trước. Hãy nêu bài làm của mình? - Từ láy có tiếng gốc: nghĩa của từ láy có sắc thái riêng so với tiếng gốc 2. Bài học. III. LUYỆN TẬP. 1. Bài tập 1: Tìm từ láy và phân loại Từ láy toàn bộ bần bật, thăm thẳm, chiêm chếp Từ láy bộ phận nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề 2. Bài 2: Điền thêm các tiếng láy để tạo thành từ láy - Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách 3. Bài 3: 1. a. nhẹ nhàng b. nhẹ nhàng 2.a. xấu xa b. xấu xí 3.a. tan tành b. tan tác 4. Bài 4: Đặt câu. Hãy nhận xét bài làm của bạn? Chữa bài làm của học sinh. Bổ sung kiến thức cho học sinh khá giỏi. Học sinh thảo luận nhóm bàn. Đại diện các nhóm báo cáo. ? Hãy nhận xét câu trả lời của nhóm bạn? chữa bài của học sinh bằng cách nêu ra phương pháp giải quyết. 5. Bài 5. - Các từ máu mủ, mặt mũi, tóc tai, râu ria, khuôn khổ, ngọn ngành, tươi tốt, nấu nướng, ngu ngốc, học hỏi, mệt mỏi, nảy nở là từ ghép đẳng lập * HĐ 4: Vận dụng: - Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các loại từ láy, chỉ rõ các từ láy đó? * HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tham khảo tài liệu về từ láy V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau: - Chuẩn bị “ Quá trình tạo lập văn bản”: + Đọc kĩ các VD và trả lời câu hỏi sgk ********************************************************** Ngày giảng: 24/9/2020( 7A2) TIẾT 10 - BÀI 3: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Nắm được các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn. - Củng cố kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao. - Chăm chỉ: chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai. - Trung thực: thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của bản thân trước các vấn đề. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn, dặn dò của GV. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước nhóm/tổ/lớp; tham gia trao đổi, thảo luận để tìm hiểu bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, chọn lọc nguồn thông tin để tìm ra nội dung bài học. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kiến thức tiếng Việt để đọc-hiểu ngữ liệu tìm ra nội dung bài học; biết trình bày trước lớp cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được đề cập trong tiết học. - Năng lực văn học: Nhận biết được đặc trưng của kiểu văn bản; trình bày suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc của bản thân khi tạo lập văn bản II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tài liệu, soạn bài, phiếu học tập... 2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao, sưu tầm tài liệu tham khảo, tranh ảnh, tra cứu thông tin. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: ? Mạch lạc trong văn bản là gì? Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc? 3. Bài mới * HĐ 1: Khởi động - Ở lớp 6, khi làm một bài tập làm văn, em thường thực hiện qua những bước nào? - Gv giới thiệu bài: Ở lớp 7 chúng ta đã được học về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. Vậy chúng ta học những kiến thức và kĩ năng ấy làm gì? Có phải chỉ để biết thêm về văn bản hay là để sử dụng tạo lập văn bản. Để hiểu rõ hơn điều này chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. * HĐ 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Hoạt động của GV- HS Nội dung ? Khi muốn viết thư cho bạn điều gì đã thôi thúc em? - thăm hỏi, báo tin. ? Khi cô giáo yêu cầu em viết bài văn miêu tả để nộp thì em làm gì? - Viết bài ? Vậy theo em khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản? I. CÁC BƯỚC TẠO LẬP VĂN BẢN 1. Nhu cầu tạo lập văn bản. - Khi có nhu cầu giao tiếp (viết thư, phát biểu, viết bài) thì ta tạo lập văn bản. ? Nếu cần viết thư cho bạn em sẽ xác định những điều gì trước khi viết? - Viết cho ai ( bạn) -> xác định đối tượng để xưng hô cũng như chọn nội dung phù hợp. - Viết để làm gì? Mục đích viết thư -> định hướng nội dung - Viết cái gì -> xác định nội dung cần viết - Viết như thế nào? -> hình thức viết như thế nào để đạt được mục đích đề ra. * Xét văn bản "Mẹ tôi" ? Bố viết thư cho ai? (En- ri- cô) Viết để làm gì? ( giáo dục con) Viết về cái gì?(tấm lòng người mẹ) Viết như thế nào?(rõ ràng, mạch lạc) ? Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản? - Tìm, sắp xếp các ý theo bố cục. ? Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn bản thì đã tạo được một văn bản chưa? - Chỉ có ý và dàn bài thì chưa đủ mà phải diễn đạt thành câu, đoạn ... đạt yêu cầu, đúng chính tả. đúng ngữ pháp. dùng từ chính xác, có bố cục có liên kết, mạch lạc, Lời văn trong sáng, nếu là văn tự sự có cả nội dung kể chuyện hấp dẫn. ? Để đánh giá văn bản về nội dung và hình thức ta phải làm gì? - Kiểm tra. ? Qua các bài tập trên em hãy cho biết để tạo lập văn bản cần tiến hành theo các bước như thế nào? - Học sinh đọc ghi nhớ. - Giáo viên chốt. ? Lấy ví dụ thực tế? K-G * HĐ 3: Luyện tập 2. Các bước tạo lập văn bản. a. Ví dụ. Viết thư - Viết cho ai ( đối tượng) - Viết để làm gì (mục đích) - Viết cái gì? (nội dung) - Viết như thế nào? (hình thức) -> Định hướng (bước 1) - Cần tìm ý, sắp xếp ý để có bố cục hợp lí, đúng định hướng. (bước 2) - Phải diễn đạt thành câu, đoạn văn chính xác, mạch lạc , liên kết chặt chẽ, bố cục rõ ràng. -> Viết văn bản (bước 3) - Kiểm tra văn bản ( về nội dung và hình thức) (bước 4) b. Bài học SGK II. LUYỆN TẬP - HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài. ? Khi tạo nên các văn bản, điều mà em muốn nói có thực sự cần thiết không ? - Ý b: HS trả lời theo suy nghĩ + Quan tâm: xác định cách xưng hô phù hợp, lựa chọn được nội dung đúng đối tượng mình muốn viết -> Hình thức viết phù hợp + Không: có sự thiếu thống nhất về cách xưng hô -> ảnh hưởng đến hình thức Em có lập dàn bài trước khi làm văn không? - Có ? Việc xây dựng bố cục có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả bài làm? ? Em có kiểm tra sau khi làm không? Việc kiểm tra có tác dụng như thế nào? - Hãy xác định yêu cầu bài tập? - Học sinh làm bài cá nhân. ? Hãy nêu bài làm của mình? ? Hãy nhận xét bài làm của bạn? - Chữa bài làm của học sinh ? Hãy xác định yêu cầu bài tập? - Học sinh làm bài cá nhân ? Hãy nêu bài làm của mình? ? Hãy nhận xét bài làm của bạn? - Chữa bài làm của học sinh Ví dụ: - Mục lớn nhất kí hiệu số la mã - Ý nhỏ hơn lần lượt được kí hiệu bằng số thường, chữ cái thường Sau mỗi phần, mục phải xuống dòng - Các phần, mục có ý ngang bậc phải 1. Bài tập 1 - Khi tạo lập văn bản điều muốn nói là thật sự cần thiết - Xây dựng bố cục giúp bài văn đảm bảo được nội dung và sắp ý hợp lí. - Việc kiểm tra giúp phát hiện những nội dung chưa phù hợp, các lỗi về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp 2. Bài tập 2. Báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường. a. Nếu chỉ kể việc mình đã học thế nào và thành tích đạt được là chưa đủ điều quan trọng là phải từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn học tốt hơn. b. Bạn không xác định đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này được trình bày với học sinh chứ không phải thầy cô 3. Bài tập 3. a. Dàn bài cần rõ ý, ngắn gọn. Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết là những câu văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ b. Trong dàn bài: các phần, mục phải được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu - Các phần, mục phải rõ ràng viết thẳng hàng nhau. Ý nhỏ hơn viết lùi so với ý lớn hơn. - HS đóng vai En-ri-cô viết bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì đã nói lời thiếu lễ độ với mẹ ? Để viết bức thư đó em phải làm gì? - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà . - Xác định đối tượng giao tiếp: bố - xưng con - Mục đích: thể hiện sự ân hận. - Nội dung: nỗi ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ. - Hình thức viết: thư. 4. Bài tập 4. * HĐ4: VẬN DỤNG Y/c HS đọc phần đọc thêm SGK/ 47 * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm hiểu về quá trình sáng tác một tác phẩm văn học V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Soạn bài: Luyện tập tạo lập văn bản + Ôn lại kiến thức đã học + Tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài cho đề bài : Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình. ****************************************************** Ngày giảng: 25/9/2020( 7A2) Tiết 11: LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao. - Chăm chỉ: chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai. - Trung thực: thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của bản thân trước các vấn đề. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn, dặn dò của GV. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước nhóm/tổ/lớp; tham gia trao đổi, thảo luận để tìm hiểu bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, chọn lọc nguồn thông tin để tìm ra nội dung bài học. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kiến thức tiếng Việt để đọc-hiểu ngữ liệu tìm ra nội dung bài học; biết trình bày trước lớp cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được đề cập trong tiết học. - Năng lực văn học: Nhận biết được đặc trưng của kiểu văn bản; trình bày suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc của bản thân khi tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Tình huống trong sách giáo khoa. - Viết một số đoạn văn theo nội dung tình huống. 2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Để tạo lập một văn bản, người viết cần trải qua các bước như thế nào? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Các em đó nắm khá rõ về các bước tạo lập văn bản. Bốn bước đó sẽ được áp dụng trong quá trình tạo lập một văn bản bất kỳ. Để hiểu sâu hơn và có khái niệm tạo lập văn bản chúng ta cùng học bài hôm nay. * ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV- HS Nội dung Học sinh đọc đề bài ? Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản? - Định hướng chính xác: viết cho ai? viết để làm gì? viết cái gì và viết như thế nào? I. ĐỀ BÀI Em cần viết thư để tham gia cuộc thi viết thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) tổ chức với đề tài: Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình. - Tìm ý và sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lí thể hiện đúng định hướng trên - Diễn đạt các ý thành câu, đoạn - Kiểm tra và sửa chữa ? Đề thuộc thể loại gì? ? Nội dung của đề là gì? Giới hạn của đề như thế nào? ? Để tạo lập văn bản chúng ta phải làm gì? ? Việc định hướng ở đề này có những nhiệm vụ cụ thể nào? + Nội dung viết về những vấn đề gì? + Đối tượng là ai? + Mục đích là gì? ? Bước 2 của tạo lập văn bản là gì? ? Bức thư trên gồm mấy phần? - Ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối. ? Phần đầu thư em định nêu những ý chính nào? ? Em sẽ viết những gì trong phần * Yêu cầu của đề: - Thể loại: viết thư. - Nội dung: giúp bạn hiểu về đất nước mình - Giới hạn: viết cho một người bạn II. XÁC LẬP CÁC BƯỚC ĐỂ TẠO LẬP VĂN BẢN 1. Bước 1: Định hướng cho văn bản. a. Nội dung: chọn một trong ba nội dung - Truyền thống lịch sử. - Cảnh đẹp. - Đặc sắc văn hoá phong tục của đất nước. b. Viết cho ai - Phải viết thư cho một người cụ thể có tên, là trẻ em người nước ngoài c. Viết để làm gì: - Để bạn hiểu về đất nước mình cho nên không phải nhắc lại các bài học về địa lý, lịch sử mà phải từ đó gây được cảm tình của bạn đối với đất nước mình góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa hai nước. 2. Bước 2: Tìm ý và sắp xếp ý. - Phần đầu: Do nhận được thư bạn hỏi về tổ quốc mình nên viết thư đáp lại hoặc do đọc sách báo, xem truyền hình về nước bạn mà em liên tưởng đến đất nước mình và muốn bạn cùng biết, san sẻ - Phần chính bức thư: Có thể giới thiệu chính của bức thư? ? Giới thiệu về truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc em sẽ nói những gì? ? Hãy nhận xét câu trả lời của bạn? Giáo viên chốt các ý chính. ? Phần cuối em định nêu những nội dung gì? GV: Lưu ý HS có thể viết về nội dung khác như có thể viết về phong tục tập quán hay cảnh sắc thiên nhiên VD: Em sẽ giới thiệu với bạn về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam trong 4 mùa. - Mùa hạ: Cây lá xanh tươi, tràn căng nhựa sống, hoa phượng đỏ rực và có cả những cơn mưa rào bất chợt (cả những trận bão khủng khiếp hay những ngày nắng cháy da "cua ngoi lên bờ"). - Mùa Thu: Những ngày tựu trường với những cặp sách căng phồng ổi, sấu; đêm trăng rằm trung thu với.....Hoa cúc vàng tươi, nắng vàng tươi, lá thu vàng rơi. - Mùa Đông: Cây cối trơ trụi, khẳng khiu ủ sức sống cho mùa xuân tới. (Riêng cây bàng chậm chạp đợi tận lúc này mới khoác áo màu đỏ thắm để khi có từng đợt gió bấc tràn về thì rung lên từng đợt, trút lá trải đầy -> liên tưởng tới rừng phong đỏ ở nước Nga. Và sau sự chia ly đau đớn ấy là cuộc sống của những chồi non "khoác áo màu xanh biếc" bật dậy giữa trời xuân. - Mùa Xuân: là mùa đẹp nhất... về truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc ta. + Hơn 1000 năm đô hộ cuối cùng độc lập là do lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết quý báu của nhân dân ta + Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu đến Lê Lợi, Quang Trung nhân dân đã ghi nhiều chiến công hiển hách... + Sau này nhân dân ta đã anh dũng chiến thắng hai đế quốc sừng sỏ Pháp, Mĩ - Phần cuối: Lời chúc, lời mời bạn thăm đất nước mình. ? Sau khi đã xây dựng được bố cục thì chúng ta phải tiếp tục công việc gì? ? Sau khi đã viết xong văn bản chúng ta phải làm gì ? - Giáo viên giao việc cho học sinh. + HS trung bình, yếu viết phần đầu và phần cuối. + HS khá, giỏi viết phần chính Thời gian: 20 phút Học sinh đọc bài viết của mình. Hãy nhận xét bài viết của bạn? Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh và nội dung cần sửa. - Gọi một, hai học sinh khả, giỏi đọc bài hoàn chỉnh đã viết ở nhà. ? Hãy nhận xét bài viết của bạn? Chữa bài viết của học sinh. - Giáo viên đọc đoạn văn tham khảo. - Học sinh đọc bài tham khảo sách giáo khoa. GV: Em hãy chỉ ra ba phần của bức thư trong bài tham khảo? Hãy nhận xét câu trả lời của bạn? Chốt các nội dung trong các phần. 3. Bước 3: Viết các đoạn, văn bản. 4. Bước 4: Kiểm tra sửa chữa. 5. Đọc bài tham khảo. * HĐ4: VẬN DỤNG Chia sẻ với các bạn những điều em rút ra được sau tiết học? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Hoàn thiện bức thư ở phần luyện tập. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Soạn bài: Những câu hát về tình cảm gia đình + Khái niệm ca dao, dân ca + Nghiên cứu nội dung bài ca 1 và 4. ****************************************************** Ngày giảng: 25/9/2020( 7A2) TIẾT 12 – BÀI 3: VĂN BẢN NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Khái niệm ca dao, dân ca. - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của bài ca dao 1, 4 về tình cảm gia đình. 2. Phẩm chất - Yêu nước: Có ý thức hăng say học tập, có lí tưởng sẵn sàng cống hiến vì mục tiêu phát triển làng bản, quê hương, đất nước. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao. - Nhân ái: Quan tâm chia sẻ với mọi người, những người gặp khó khăn. Thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi niềm của người thân và mọi người xung quanh. - Chăm chỉ: chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập; tích cực rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai. - Trung thực: thẳng thắn trong việc thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của bản thân trước các vấn đề. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà theo hướng dẫn, dặn dò của GV. - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết chia sẻ, bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trước nhóm/tổ/lớp; tham gia trao đổi, thảo luận để tìm hiểu bài. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, chọn lọc nguồn thông tin để tìm ra nội dung bài học; trải nghiệm bản thân (biết mình cần làm gì...) b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kiến thức tiếng Việt để đọc-hiểu văn bản; phân tích những tín hiệu nghệ thuật; biết trình bày trước lớp cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về những vấn đề được đề cập trong tiết học. - Năng lực văn học: Nhận biết được thể loại văn bản; đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản, tư tưởng, tình cảm của tác giả khi sáng tác; trình bày suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc của bản thân II. CHUẨN BỊ 1. GV: - Bảng phụ. - Một số câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình. 2. HS: Hoàn thành nhiệm vụ về nhà của giáo viên giao. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích tổng hợp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, trình bày một phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu tâm trạng của Thành và Thủy khi phải chia tay nhau? ? Qua câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nhắn gửi lại điều gì? 3. Bài mới * HĐ 1: Khởi động - Cho hs nghe bài hát dân ca “ Ru em”. ? Cảm nhận của em về tình cảm chị em qua làn điệu dân ca trên? - Gv giới thiệu bài: Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, ai cũng được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Khúc tâm tình đó thấm sâu vào tiềm thức mỗi người mà năm tháng không thể phai mờ. Đó chính là những làn điệu dân ca Việt Nam được lưu truyền trong dân gian mà nhiều hơn cả là tình cảm gia đình, con người. Để hiểu rõ về ca dao dân ca và những câu hát về tình cảm gia đình, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV - HS Nội dung Học sinh đọc chú thích * ? Thế nào là ca dao, dân ca? GV: Ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Gv mở rộng: Phân biệt ca dao và dân ca. - Ca dao lời thơ dân gian, cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với bài thơ dân ca. - Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. - Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chú ý dấu câu, ngữ điệu. G

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_3_nam_hoc_2020_2021_truong_ptdtbt.pdf
Giáo án liên quan