Đề cương hướng dẫn học sinh tự ôn tại nhà môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường PTDTBT THCS Nậm Tăm

Định nghĩa về tục ngữ:

- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:

+ Quy luật của thiên nhiên.

+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.

+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.

1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:

a. Nghệ thuật:

- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.

- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.

- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.

b. Ý nghĩa văn bản:

Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương hướng dẫn học sinh tự ôn tại nhà môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường PTDTBT THCS Nậm Tăm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP Môn Ngữ văn 7 Bài/Chủ đề/Nội dung tự học Hướng dẫn của GV Yêu cầu cần đạt Tài liệu học tập Thời gian hoàn thiện Văn học I. Tục ngữ Định nghĩa về tục ngữ: - Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: + Quy luật của thiên nhiên. + Kinh nghiệm lao động sản xuất. + Kinh nghiệm về con người và xã hội. 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: a. Nghệ thuật: - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. 2. Tục ngữ về con người và xã hội. a. Nghệ thuật. - Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc. - Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,... - Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. b. Ý nghĩa văn bản: Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế. * Về kiến thức - Đặc điểm hình thức và nội dung của một số câu: Tục ngữ về thiên nhiên về lao động sản xuất; Tục ngữ về con người và xã hội. * Về kĩ năng - Thuộc một số câu tục ngữ. - Hiểu nghĩa của một số câu tục ngữ. * Thái độ - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, con người. SGK, Sách tham khảo II. Văn bản nghị luận * Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ chí Minh) a. Nghệ thuật: - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: + Lứa tuổi. + Nghề nghiệp. + Vùng miền... - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...) - Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta. b. Ý nghĩa văn bản. Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. * Đức tính giản dị của Bác Hồ. (Phạm Văn Đồng ) a. Nghệ thuật: - Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. - Lập luận theo trình tự hợp lí. b. Ý nghĩa văn bản. - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp , đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. * Về kiến thức - Biết được tác giả, đặc điểm thể loại, giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ. * Về kĩ năng - Nhận diện cách nghị luận trong mỗi văn bản. * Thái độ - Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng kính yêu và tự hào về vị lãnh tụ của đất nước. - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ. III. Truyện hiện đại Việt Nam * Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn) a. Nghệ thuật: + Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kêt thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động. + Lựa chọn ngôi kể khách quan. + Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động. b Ý nghĩa văn bản: Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền Pháp thuộc ; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. * Về kiến thức - Nhớ được cốt truyện, nhân vật, nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của truyện Sống chết mặc bay. - Nhớ được tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp. * Về kĩ năng - Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại. - Chỉ ra một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu về nhân vật, * Thái độ - Cảm thông với số phận của người nông dân và phê phán xã hội thực dân phong kiến. Tiếng việt I. Câu chủ động, câu bị động, câu rút gọn. - Câu chủ động là câu có chủ ngữ hướng tới người khác. Câu bị động là câu có chủ ngữ được người khác hướng vào. + Chuyển từ chỉ đối tượng lên đầu câu thêm từ bị/được sau cụm từ ấy. + Chuyển từ chỉ đối tượng lên đầu câu thêm hoặc không thêm các từ bị/được sau cụm từ ấy. Đồng thời lược bỏ đi từ chỉ chủ thể của hoạt động. - Rút gọn câu: - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh vừa tránh lặp lại ngững từ ngữ xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý đặc điểm, hành động là của chung mọi người (lược bỏ CN). Khi rút gọn câu cần chú ý: - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. - Không biến câu thành câu nói cộc lốc, khiếm nhã. - Thêm trạng ngữ cho câu: - Để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. * Về kiến thức - Khái niệm: câu chủ động, câu bị động, câu rút gọn. - Cách chuyển đổi: câu chủ động, câu bị động - Nắm được đặc điểm, công dụng của trạng ngữ. * Về kĩ năng - Chuyển đổi câu chủ động, câu bị động. - Nhận biết câu rút gọn, thành phần trạng ngữ và công dụng của trạng ngữ trong ví dụ cụ thể. - Khôi phục được câu đã rút gọn. - Biết cách đặt câu có trạng ngữ. * Thái độ Có ý thức sử dụng các kiểu câu, trạng ngữ phù hợp. II. Biện pháp tu từ - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. - Các kiểu liệt kê : a. Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. b. Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến. * Về kiến thức Khái niệm và tác dụng của phép liệt kê. *Về kĩ năng - Nhận biết phép liệt kê và tác dụng của phép liệt kê trong văn cảnh cụ thể - Lấy ví dụ về phép liệt kê. * Thái độ Có ý thức sử dụng các biện pháp liệt kê trong thực tiễn. Tập làm văn Nghị luận chứng minh, giải thích - Lập luận chứng minh là dùng các lí lẽ, chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, được mọi người thừa nhận để khẳng định một luận điểm (ý kiến, nhận định, đánh giá) là đúng hay sai, có lợi hay hại, đáng tin hay không đáng tin.  Trong lập luận chứng minh, dẫn chứng giữ vai trò chính. Dẫn chứng lấy từ thực tế (sự việc, số liệu, con người) hoặc văn học (danh ngôn, tác phẩm, nhân vật..). Dẫn chứng có giá trị khi xuất xứ rõ ràng, được thừa nhận. Như vậy, dẫn chứng dùng cho bài chứng minh cần được lựa chọn, thẩm tra cẩn thận. Dẫn chứng cần đạt các yêu cầu: phù hợp vấn đề, chính xác, tiêu biểu, toàn diện. Dẫn chứng được sắp xếp, trình bày theo một hệ thống nhất định tuỳ theo dụng ý của người viết. Lập luận giải thích trong văn nghị luận là dùng các lí lẽ có sức thuyết phục làm cho người đọc (nghe) hiểu rõ những điều họ chưa biết hoặc còn thắc mắc về lĩnh vực nào đó trong đời sống (các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ). Giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, tư tưởng tình cảm của con người. Trong bài văn giải thích, người viết có thể phối hợp linh hoạt các cách giải thích sau: – Giải thích bằng cách định nghĩa: nêu ý nghĩa của câu chữ, hình ảnh quan trọng trong nhận định ở đề bài. – Kể ra các biểu hiện của vấn đề; so sánh đối chiếu các hiện tượng; giảng giải các mặt lợi hại của vấn đề; những cách giải quyết vấn đề – Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề được nêu ra * So sánh cách giải quyết bài lập luận chứng minh với lập luận giải thích. * Lập luận chứng minh : – Đề Bài : Hãy chứng minh: lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đã được thể hiện tự nhiên trong cuộc sống. – Câu hỏi tìm ý : 1. Câu tục ngữ khuyên điều gì? 2. Lờí khuyên ấy được nhân dân ta the hiện như thế nào trong cuộc sống từ xưa đến nay? 3. Những việc làm của ai, làm gì chứng tỏ đạo lí trong lời khuyên đã được thực hiện? 4. Suy nghĩ về đạo lí đó trong tương lai?. – Dàn ý : I. Mở bài: II. Thân bài: 1. Câu tục ngữ, qua những hình ảnh ẩn dụ đã khuyên: Phải biết giúp đỡ những người khó khăn. 2. Chứng minh đạo lí đó đã được thể hiện trong đời sống và đã phát huy tác dụng tốt đẹp: a. Từ xưa: + Những lời khuyên: Một miếng khi đói bằng một gói khi no; thương người như thể thương thân. + Những việc làm cụ thể: b. Ngày nay: + Đạo lí đó được nhân dân thể hiện tự nhiên, rộng khắp, thành những phong trào. + Tình yêu thương giúp đỡ giữa các vùng miền trong cả nước:  Giúp đỡ bà con vùng lũ lụt, các trường hợp lũ quét, tai nạn giao thông thảm khốc  Giúp đỡ bà con mất mùa hoặc khó khăn vì “được mùa mất giá”  Giúp đỡ trẻ em vùng khó khăn, những hộ nghèo..  Gây quỹ từ thiện “Trái tim cho em”, “Tấm lòng vàng”, “Nối vòng tay lớn” + Tình yêu thương giúp đỡ đã vượt biên giới, giúp nhân dân các nước bị thiên tai 3. Suy nghĩ về việc thực hiện và phát huy hiệu quả của đạo lí đó. III.  Kết bài * Lập luận giải thích : – Đề Bài : Em hiểu như thế nào vê lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách? – Câu hỏi tìm ý :  1. Hiểu thế nào về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu tục ngữ? câu tục ngữ khuyên điều gì? 2. Tại sao con người sống phải yêu thương giúp đỡ người khó khăn? 3. Lời khuyên ấy đã được thực hiện như thế nào trong đời sống? 4. Làm thế nào để lời khuyên đó được thực hiện lâu dài, rộng lớn hơn? – Dàn ý : 1.  Hiểu thế nào về nghĩa gốc, nghĩa chuyển của câu tục ngữ? câu tục ngữ khuyên điều gì? 2.  Tại sao con người sống phải yêu thương giúp đỡ người khó khăn? 3.  Lời khuyên ấy đã được thực hiện như thế nào trong đời sống? * Về kiến thức - Đặc điểm kiểu bài nghị luận, đặc trưng của kiểu bài nghị luận chứng minh, giải thích.. * Về kĩ năng - Viết được đoạn văn (khoảng 70 – 80 chữ) và bài văn nghị luận (khoảng 300 chữ) * Thái độ Có ý thức quan tâm các vấn đề trong cuộc sống.

File đính kèm:

  • docde_cuong_huong_dan_hoc_sinh_tu_on_tai_nha_mon_ngu_van_lop_7.doc
Giáo án liên quan