Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Ôn tập kiến thức về: Rút gọn câu, Câu đặc biệt, Trạng ngữ.

2. Kĩ năng:

- Dùng câu có sử dụng trạng ngữ trong giao tiếp.

- Biết rút gọn câu và dùng câu đặc biệt phù hợp với ngữ cảnh.

3. Thái độ:

- Có ý thức dùng câu có trạng ngữ, câu rút gọn, câu đặc biệt khi viết bài tập làm

văn để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn.

4. Năng lực, phẩm chất cần đạt

a. Năng lực chung

- Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Hệ thống hóa kiến thức / bảng phụ.

2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày.

pdf14 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 25/ 5/ 2020 (7B) Tiết 99 - TV ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn tập kiến thức về: Rút gọn câu, Câu đặc biệt, Trạng ngữ. 2. Kĩ năng: - Dùng câu có sử dụng trạng ngữ trong giao tiếp. - Biết rút gọn câu và dùng câu đặc biệt phù hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ: - Có ý thức dùng câu có trạng ngữ, câu rút gọn, câu đặc biệt khi viết bài tập làm văn để bài văn thêm phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống hóa kiến thức / bảng phụ. 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động GV gợi cho HS nhớ lại các đơn vị kiến thức học từ đầu HK II... vào bài ôn. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV chia 3N / 3 ND lí thuyết (5p) - HS báo cáo - nhận xét, GV sửa. ? Thế nào là câu rút gọn? ? Mục đích việc dùng câu rút gọn? I. Rút gọn câu. 1. Ôn tập lí thuyết * Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần câu tạo thành câu rút gọn. * Mục đích: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh hơn vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (Khi lược bỏ CN) ? Đặt một câu đối thoại trong đó có sử dụng câu rút gọn? ? Tìm câu rút gọn có trong bài tập 1 và cho biết mục đích của việc dùng câu rút gọn đó? - Nhóm đôi - 2p ? Viết đoạn đối thoại ngắn có sử dụng câu rút gọn? - Cá nhân - 2p ? Thế nào là câu đặc biệt? cho VD? ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt? ? Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn có trong bài tập 1 và cho biết mục đích của việc dùng câu rút gọn và câu đặc biệt đó? - Nhóm đôi - 2p ? Nêu đặc điểm của trạng ngữ? * VD: - Bài kiểm tra Toán bạn được điểm mấy? - Tám. 2. Luyện tập. * Bài tập 1 (trang 16) Câu rút gọn: - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. -> Ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người. * Viết đoạn đối thoại: VD: - Bao giờ cậu đi nhận giải thưởng? - Ba hôm nữa. - Đi mấy ngày? - Hai. II. Câu đặc biệt. 1. Ôn tập lí thuyết * KN: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. VD: Một đêm mùa xuân. - Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. * Tác dụng của câu đặc biệt: - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn văn. - Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp. 2. Luyện tập. * Bài 1 (tr. 29 phần c, e) + Câu đặc biệt: - Một hồi còi. -> Thông báo sự tồn tại của sự vật - Lá ơi! -> Gọi + Câu rút gọn: - Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! -> Tránh lặp từ - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. -> Tránh lặp từ III. Thêm trạng ngữ cho câu. 1. Ôn tập lí thuyết. * Đặc điểm của trạng ngữ: + Về ý nghĩa: trạng ngữ thêm vào câu để bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, ? Trạng ngữ có những công dụng gì trong câu? - HS thi làm nhanh (3p) - cá nhân - 2p - Đổi chéo, chấm điểm. nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc đã nêu trong câu. + Về vị trí: trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ hơi khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. * Công dụng của trạng ngữ: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. - Nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. 2. Luyện tập. * Đặt câu có sử dụng trạng ngữ và cho biết công dụng của trạng ngữ đó. - Mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun. TN -> Tác dụng: Chỉ thời gian. - Ngoài sân, các bạn đang tập thể dục. TN -> Tác dụng: Chỉ nơi chốn/ địa điểm. Hoạt động 4: Vận dụng ? Viết đoạn văn (3 - 5 câu) có sử dụng trạng ngữ? Gạch chân và cho biết tác dụng của trạng ngữ. ? Viết đoạn văn ngắn chue đề tự chọn có ít nhất 2 loại trạng ngữ? Gạch chân và phân loại trạng ngữ. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) GV mở rộng KT về trạng ngữ V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - GV khái quát nội dụng đã ôn tập - Học kĩ phần lí thuyết vừa ôn tập, làm lại các bài tập sgk. - Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng việt. Yêu cầu: Ôn tập kiến thức về Câu chủ động, câu bị động và Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. + Học thuộc phần lí thuyết, làm lại các bài tập sgk. Ngày giảng: 25/ 5/ 2020 (7B) Tiết 100 - TV ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Ôn tập về: Câu chủ động và câu bị động; Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các kiểu câu và phân tích câu tạo ngữ pháp của câu. 3. Thái độ: - Thận trọng khi sử dụng câu trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung - Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hệ thống hóa kiến thức. 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức đã học, chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động Tiếp tục ôn: Câu chủ động và câu bị động; dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HĐ cá nhân ? Phân biệt và gọi tên 2 câu sau? ? Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho VD minh họa? I. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 1. Câu chủ động và câu bị động VD: Người lái đò đẩy thuyền ra xa. Thuyền được người lái đò đẩy ra xa. * Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người hoặc vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). * Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. - HĐN 4 (3p) ? Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Nêu các cách chuyển đổi? GV: HD HS làm lại bài tập 1, 2 sgk HS: Đặt câu chủ động và chuyển thành câu bị động. - HĐ cá nhân ? Thế nào là dùng cụm C- V để mở rộng câu? ? Những thành phần nào của câu có thể được cấu tạo là một cụm C - V? - Thi ai nhanh hơn. ? Tìm cụm C - V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ trong các câu sau? 2. Các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. a. Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỷ XIII. -> Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII. -> Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ XIII. b. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. - Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. - Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào. * Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hạy được vào sau từ (cụm từ) ấy * Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 3. Luyện tập. * Bài tập 1, 2 sgk (tr. 65) * Đặt câu CĐ và chuyển thành câu bị động. - Thầy giáo khen Nam. -> Nam được thầy giáo khen. - Gió làm đổ cây đào trước ngõ. -> Cây đào trước ngõ bị gió làm đổ. II. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. 1. Ôn tập lí thuyết. * Khái niệm: Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. * Các trường hợp dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: - Các thành phần của câu như CN, VN, và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C - V 2. Luyện tập. a. Chiếc xe máy này // phanh / hỏng rồi. c v C V -> Cụm c-v làm vị ngữ b. Chị Ba /đến // khiến tôi / rất vui và vững tâm. c v c v C V -> Cụm c-v 1 làm chủ ngữ -> Cụm c-v 2 làm phụ ngữ c. Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt // chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám / thành công. -> Cụm c-v làm phụ ngữ trong cụm DT Hoạt động 4: Vận dụng Đặt câu có cụm C - V làm thành phần của câu hoặc của cụm từ. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) ? Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu? ? Các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Ôn tập toàn bộ kiến thức TV đã học để chuẩn bị làm bài KT học kì II. - Ôn tập kiến thức TLV nghị luận. - Đọc lại toàn bộ các văn bản đã học: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ; Sống chết mặc bay. Học thuộc nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của từng văn bản. Ngày giảng: 27/5/2020 (7B) Tiết 101 - TLV: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (MỤC I) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm đã học. - Làm bài văn biểu cảm. 3. Thái độ: - Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung: Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Soạn bài, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình... 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Chúng ta đã học văn biểu cảm ở học kì I, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các thể loại văn này để các em nắm kĩ hơn về cách làm bài. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Em hãy nhắc lại thế nào là văn biểu cảm? ? Điền tên các văn bản biểu cảm đã được học và đọc trong chương trình Ngữ Văn 7? - HĐN 8 (10 p), theo bảng bên dưới - Các nhóm báo cáo kết quả - GV: Đưa bảng chuẩn kiến thức -> đối chiếu, nhận xét I. Văn biểu cảm. * Khái niệm: Là loại văn bản viết ra nhằm thể hiện những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người về thế giới xung quanh. Các VB BC đã học (Văn Xuôi) Tên VB biểu cảm Đặc điểm Vai trò của yếu tố MT và TS trong văn BC Phương tiện tu từ trong văn BC 1. Cổng trường mở ra 2. Mẹ tôi 3. Một thứ quà của lúa non: Cốm 4. Mùa xuân của tôi - Mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học. - Cách thức: Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình. - Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người nhằm bộc lộ tình cảm và đánh giá của mình. - Về bố cục: Theo mạch tình cảm, suy nghĩ. - Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xảm xúc tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, hay chân dung VD: Phong cảnh đầm nước và chân dung các nhân vật trong đoạn trích: Bài học... tiên - So sánh - Đối lập - Tương phản - Câu cảm, hô ngữ trực tiếp biểu hiện tâm trạng. - Câu hỏi tu từ - Điệp ngữ * Điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây: - HĐN nhóm 8 (4 p), theo bảng bên dưới - Các nhóm báo cáo kết quả - GV: Đưa bảng chuẩn kiến thức -> đối chiếu, nhận xét Nội dung văn biểu cảm Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết. Mục đích biểu cảm - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết. Phương tiện biểu cảm - Câu cảm thán, so sánh, tương phản, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc tâm trạng, điệp ngữ. ? Nêu bố cục chung của một văn bản biểu cảm? Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá. Thân bài - Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm. - Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng quát. Kết bài - Ấn tượng sâu đậm nhất còn đọng lại trong lòng người viết. * Củng cố - Dặn dò: - GV khái quát lại nội dung kiến thức đã ôn tập. - Học thuộc kiến thức vừa ôn tập về văn biểu cảm. - Chuẩn bị bài: Ôn tập (mục II) văn nghị luận theo câu hỏi SGK Ngày giảng: 27/5/2020 (7B) Tiết 102 - TLV: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (MỤC II) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản nghị luận đã học. - Làm bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung: Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ và tạo lập văn bản. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: GV giúp HS khái quát, hệ thống các văn bản nghị luận đã học... Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Em hãy nhắc lại thế nào là văn nghị luận? ? Hãy ghi lại tên các văn bản nghị luận đã được học và đọc trong chương trình Ngữ văn 7? - HS trình bày miệng. - GV chốt ghi bảng ? Có những dạng nghị luận nào? Nêu đặc điểm của từng dạng? II. Văn nghị luận 1. Khái niệm: Nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó. 2. Tên VB nghị luận - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giàu đẹp của TV - Đức tình giản dị của Bác Hồ - Ý nghĩa văn chương 3. Các dạng nghị luận a. Nghị luận nói: Ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết, ý kiến trao đổi, phỏng vấn, chương trình thời sự, thể thao ? Trong văn nghị luận có những yếu tố cơ bản nào? ? Luận điểm là gì? GV: Cho HS làm bài tập sgk ? Trong các câu dẫn ở sgk a, b, c, d (tr. 140) đâu là câu mang luận điểm, đâu là câu giải thích? ? Trong văn chứng minh chỉ cần luận điểm và dẫn chứng đã đủ chưa? Vì sao? ? Nêu vai trò của từng yếu tố? ? Yêu cầu về lí lẽ và lập luận trong bài văn nghị luận? ? Dựa vào 2 đề bài sgk (mục 6 tr.140), cho biết cách làm 2 đề bài này có gì giống và khác nhau? Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau ntn? b. Nghị luận viết Các bài xã luận, bình luận, đọc sách, phê bình văn học, nghiên cứu văn học, các luận văn, luận án 4. Các yếu tố cơ bản: - Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận. - Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu. * Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. Là những bộ phận, những khía cạnh, bình diện của luận đề. Một luận đề có thể có nhiều luận điểm nhưng cũng có thể chỉ có 1 luận điểm. + Câu a, d là luận điểm + Câu b chỉ là câu cảm thán. + Câu c chưa đầy đủ, chưa rõ ý * Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, còn phải biết lập luận. - Dẫn chứng trong bài băn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ, được phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, thống kê dẫn chứng hàng loạt. - Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng, và đó mới là chủ yếu. - Yêu cầu lí lẽ và lập luận: Phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng - Lí lẽ và lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc * Sự khác nhau giữa văn giải thích và văn chứng minh: - Với 2 đề văn trên, chỗ giống nhau là: Chung 1 luận đề, cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. - Khác nhau: Giải thích Chứng minh - Thể loại (Kiểu VB) - Vấn đề (giả thiết là) chưa rõ - Lí lẽ là chủ yếu - Là rõ bản chất vấn đề là ntn - Thể loại (Kiểu VB) - Vấn đề ( giả thiết là) đã rõ - Dẫn chứng là chủ yếu - Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề ntn 4. Củng cố - Dặn dò: ? Hãy nêu đặc điểm của văn Nghị luận? - Học thuộc các kiến thức đã ôn tập. - Về nhà làm các đề sau: + Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” + Đề 1, 2 sgk (tr. 140) ____________________________________ Ngày giảng: 29/5/2020 (7B) Tiết 103- TLV ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN (Đề tự chọn) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Xây dựng dàn ý và viết bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Lập dàn ý cho bài văn nghị luận. - Rèn luyện cách làm bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Có ý thức lập dàn ý trước khi viết bài văn nghị luận. 4. Năng lực, phẩm chất cần đạt a. Năng lực chung: Rèn năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp, hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Rèn cho HS năng lực ngôn ngữ, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, trình bày... IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập. b. Kiểm tra bài mới: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giúp các em xây dựng dàn ý và viết bài văn nghị luận... Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc đề ? Đề bài yêu cầu làm rõ điều gì? - HĐ 6 nhóm lớn (10 p) ? Phần mở bài cần viết những gì? ? Phần thân bài cần giải 1. Đề bài: Ít lâu nay một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 2. Dàn bài: a. Mở bài - Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời mỗi con người. - Không có tri thức sẽ không làm được việc gì có ích. - Chúng ta phải hiểu rằng. Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. b. Thân bài - Giải thích học: là quá trình tiếp thu vốn tri thức vốn thích ở những khía cạnh nào? ? Phần kết bài cần nêu được nội dung gì? - GV chia các nhóm nhỏ và phân công viết các đoạn văn vào bảng phụ: phần mở bài, thân bài, kết bài (7p) - HS báo cáo, nhận xét. - GV sửa, cho điểm. có của nhân loại bằng nhiều hình thức khác nhau, tùy điều kiện của mỗi người (học ở trường, ở ngoài xã hội, tự học, học kiến thức căn bản, học hỏi kinh nghiệm...) nhằm không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết nhằm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy việc học là vô cùng quan trọng. - Giải thích vì sao nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích, vì: + Không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có kiến thức căn bản để bước vào đời. + Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém do đó lơn lên ra ngoài đời không có khả năng làm tốt công việc => không đáp ứng được yêu cầu của công việc. + Trong thời đại khoa học kĩ thuật hiện đại, kinh tế tri thức như hiện nay nếu không học sẽ lạc hậu, không đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội => sẽ bị đào thải + Lơ là học hành (ham chơi, giao du với bạn xấu, bỏ học) sẽ dễ hư hỏng, trở thành người vô dụng (mất nhân cách, không có khả năng làm việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội). - Liên hệ: + Mỗi cá nhân tự ý thức tầm quan trọng của việc học... + Vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn sẽ đạt được thành quả về: tinh thần, vật chất, làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội... c. Kết bài - Khẳng định vai trò của học tập đối với mỗi con người. - Liên hệ thực tế bản thân. 3. Viết bài: 4. Củng cố - Dặn dò: - GV khái quát lại kiến thức về văn nghị luận, cách làm bài văn lập luận chứng minh và giải thích. - Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về văn nghị luận. - Đọc tài liệu tham khảo để học tập cách làm bài văn nghị luận. - Ôn tập để chuẩn bị làm bài kiểm tra cuối HK II.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_25_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf
Giáo án liên quan